Điều gì giúp Trung Á là bên hưởng lợi lớn từ cuộc xung đột Nga – Ukraine?
Bằng cách duy trì quan hệ cân bằng giữa Nga, phương Tây và Trung Quốc, Trung Á đã thoát khỏi những hậu quả của cuộc chiến và trở thành một nhân tố quan trọng trong bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu.
Trong bối cảnh địa chính trị phức tạp, các quốc gia Trung Á đã tìm cách duy trì sự cân bằng giữa các cường quốc lớn như Mỹ, Trung Quốc và Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Xung đột ở Ukraine đã và đang gây ra những tác động tiêu cực khắp châu Âu, với sự tàn phá nghiêm trọng tại Ukraine và nền kinh tế Nga bị đình trệ. Tuy nhiên, có một khu vực đã hưởng lợi lớn từ cuộc xung đột này: Trung Á. Năm quốc gia trong khu vực – Kyrgyzstan, Uzbekistan, Kazakhstan, Tajikistan và Turkmenistan – không chỉ tránh được những hậu quả nặng nề của cuộc chiến mà còn tăng cường thương mại và đầu tư, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Kể từ khi Nga bị phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt sau cuộc xung đột ở Ukraine, các nước Trung Á đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội để lấp đầy khoảng trống trong chuỗi cung ứng. Các quốc gia như Kyrgyzstan, Uzbekistan và Kazakhstan đã trở thành trung gian cho Nga, khi các mặt hàng bị cấm nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu được chuyển hướng qua Trung Á. Điều này giúp các quốc gia này gia tăng mạnh mẽ kim ngạch thương mại với cả Nga và châu Âu.
Riêng Kyrgyzstan, quốc gia nhỏ bé này đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về doanh thu ngân sách, tăng gấp đôi trong năm qua. Số tiền thu được từ thương mại và các khoản đầu tư nước ngoài đang được tái đầu tư vào các dự án phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực thủy điện. Một ví dụ tiêu biểu là nhà máy thủy điện Kambarata-1, dự án đang được xây dựng để tăng một nửa công suất điện của nước này. Điều đó không chỉ giúp Kyrgyzstan đảm bảo năng lượng cho nền kinh tế đang bùng nổ mà còn tạo cơ hội xuất khẩu điện sang các quốc gia lân cận, vốn đang thiếu hụt năng lượng.
Ngoài Kyrgyzstan, Kazakhstan cũng là một trong những quốc gia hưởng lợi lớn từ cuộc chiến. Xuất khẩu từ EU sang Kazakhstan đã tăng mạnh, đặc biệt là các mặt hàng như máy móc và thiết bị điện tử. Ngành công nghệ của Kazakhstan đã phát triển vượt bậc, với kim ngạch xuất khẩu công nghệ sang Nga tăng gần 7 lần từ năm 2021 đến năm 2023. Điều này cho thấy sự chuyển dịch trong chuỗi cung ứng quốc tế và tạo điều kiện cho các quốc gia Trung Á mở rộng vai trò của mình trong nền kinh tế toàn cầu.
Quan hệ chiến lược và chính trị
Video đang HOT
Trong bối cảnh địa chính trị phức tạp, các quốc gia Trung Á đã tìm cách duy trì sự cân bằng giữa các cường quốc lớn như Mỹ, Trung Quốc và Nga. Nhiều nhà phân tích đã dự đoán rằng khu vực này sẽ bị buộc phải chọn phe trong cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây, nhưng các nước Trung Á đã khéo léo thực hiện một “hành động cân bằng đa chiều”. Mặc dù có những áp lực từ cả Nga và phương Tây, Kazakhstan và các quốc gia Trung Á khác đã tiếp tục duy trì hoạt động thương mại với Nga, đồng thời phát triển mối quan hệ với các đối tác phương Tây.
Hơn nữa, các quốc gia Trung Á đã liên kết với nhau để hình thành cái gọi là định dạng C5, tạo ra một khối thống nhất trong các cuộc đàm phán quốc tế. Sự hợp tác này không chỉ tăng cường vị thế của khu vực trên trường quốc tế mà còn giúp các quốc gia này tận dụng tốt hơn cơ hội từ cả “Đông và Tây”. Các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo quốc tế như Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Á trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu.
Sự phát triển nội vùng
Cuộc chiến ở Ukraine đã không chỉ làm gia tăng thương mại mà còn kích thích sự hợp tác nội vùng ở Trung Á. Trước đây, các quốc gia này thường xảy ra xung đột về lợi ích kinh tế và chính trị, nhưng hiện nay, họ đang phối hợp với nhau để giải quyết các vấn đề chung như thiếu hụt năng lượng và quản lý biên giới. Thương mại, đầu tư và du lịch giữa các nước trong khu vực đang tăng mạnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội.
Một ví dụ điển hình là ngành dệt may của Kyrgyzstan, ngành này đã tăng trưởng 42% vào năm 2022 nhờ xuất khẩu hàng dệt may sang Nga. Điều này cho thấy các quốc gia Trung Á không chỉ đang phát triển nhờ vào thương mại quốc tế mà còn tạo ra các ngành công nghiệp nội địa vững mạnh để phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước.
Ngoài ra, sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và hậu cần trong khu vực cũng đang được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư từ các đối tác quốc tế.
Các dự án đầu tư này không chỉ giúp cải thiện điều kiện vận chuyển hàng hóa mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, từ nông nghiệp đến công nghệ.
Uzbekistan tránh né lời đề nghị của Nga về việc thắt chặt quan hệ?
Dù Nga nỗ lực thuyết phục Uzbekistan gia nhập Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) và tăng cường hợp tác chiến lược, Tashkent đã khéo léo tránh né những cam kết chính trị sâu rộng.
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin (phải) thăm Công viên công nghệ Tashkent ở Uzbekistan. Ảnh: Chính phủ Uzbekistan (gov.uz)
Theo mạng tin Eurasianet.org ngày 15/9, chuyến thăm kéo dài 2 ngày của Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin tới Uzbekistan mới đây làm nổi bật giới hạn về đòn bẩy địa chính trị của Điện Kremlin ở Trung Á. Chuyến đi này là một phần trong nỗ lực của Nga nhằm kéo Uzbekistan gần hơn với quỹ đạo của mình thông qua việc gia nhập Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), nhưng kết quả lại không đạt được như kỳ vọng.
Trong bối cảnh Nga gặp phải những tổn thất to lớn từ cuộc xung đột với Ukraine, các quốc gia Trung Á, bao gồm Uzbekistan, đã tìm cách duy trì thế trung lập. Từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào năm 2022, Uzbekistan và các nước láng giềng phải thực hiện "sự cân bằng mong manh", vừa duy trì mối quan hệ với Moskva để tránh bị phản ứng từ Nga, vừa không muốn dính líu vào cuộc xung đột ở Ukraine. Bằng việc giữ một khoảng cách nhất định, Uzbekistan đã trở thành một kênh thương mại ngầm quan trọng, giúp Nga vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Ông Mishustin đã đến Uzbekistan vào tuần trước với mục đích đã tuyên bố là đảm bảo cam kết của Tashkent trở thành thành viên chính thức của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) do Moskva đứng đầu. "Sự tham gia của Uzbekistan vào quá trình hội nhập Á-Âu có thể mang lại thêm lợi thế cho doanh nghiệp Uzbekistan, chẳng hạn như mở rộng thị trường bán hàng và tạo ra sự cạnh tranh công bằng hơn", hãng thông tấn TASS trích lời Thủ tướng Mishustin phát biểu trong cuộc họp của ủy ban liên chính phủ Nga-Uzbekistan.
Nhưng các chuyên gia được hãng truyền thông Nga URA trích dẫn cho biết lý do chính khiến Nga muốn Uzbekistan gia nhập EAEU là vấn đề nhân khẩu học: Nga đang phải đối mặt với vấn đề nhân khẩu học trầm trọng hơn do tổn thất trong xung đột vốn đã lớn và liên tục gia tăng. Trong khi đó, Uzbekistan có dân số trẻ và đang tăng nhanh. Nga cần nhiều lao động hơn để đảm bảo tương lai kinh tế ổn định.
"Nga quan tâm đến việc Uzbekistan gia nhập EAEU vì đây là quốc gia có dân số 35 triệu người và theo dự báo, đến năm 2035, quốc gia này sẽ có hơn 40 triệu dân. Tổng dân số của EAEU sẽ trên 200 triệu người [nếu Uzbekistan trở thành thành viên]. Đối với Nga, đây là cơ hội để tăng cường sức mạnh tổng hợp của EAEU với vai trò là một cực quan trọng trong trật tự thế giới đa cực", URA trích lời một chuyên gia nêu rõ.
Tuy nhiên, phản ứng của Uzbekistan trước lời đề nghị của Nga lại khá hờ hững. Cụ thể, các quan chức Uzbekistan đã không đưa ra bất kỳ cam kết nào về việc gia nhập EAEU.
Tuyên bố của văn phòng Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev sau cuộc họp với Thủ tướng Mishustin chỉ dừng lại ở những ngôn từ chung chung về "quan hệ đối tác chiến lược" mà không đề cập đến EAEU hay các dự án chung cụ thể.
Một trong những dự án được Nga đề xuất trong cuộc họp là phát triển liên doanh sản xuất thiết bị bay không người lái (UAV) cho mục đích dân sự tại Uzbekistan. Điều này đã khiến một số nhà quan sát Uzbekistan ngạc nhiên, đặc biệt sau khi một công ty ở Kazakhstan bị Mỹ trừng phạt vì cung cấp linh kiện cho Nga, bao gồm cả các bộ phận UAV được sử dụng trong chiến dịch quân sự ở Ukraine. Đề xuất này càng làm tăng thêm nghi ngờ về tính khả thi của hợp tác quân sự giữa hai nước trong bối cảnh căng thẳng quốc tế gia tăng.
Mặc dù không có đột phá lớn nào trong việc thúc đẩy hợp tác chính trị, chuyến thăm của ông Mishustin đã mang lại một số kết quả nhỏ trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Các cuộc thảo luận chủ yếu xoay quanh việc thúc đẩy thương mại song phương, đầu tư, và theo dõi tiến độ của các dự án đã được thống nhất trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào năm 2023. Kết quả là 3 thỏa thuận tương đối khiêm tốn đã được ký kết, bao gồm việc tăng cường vận chuyển đường sắt cho các sản phẩm nông nghiệp, dán nhãn chuẩn hóa các sản phẩm thuốc và đào tạo nhân viên y tế.
Điểm sáng lớn nhất từ chuyến thăm của Thủ tướng Nga có lẽ là sự tiến triển trong việc triển khai dự án xây dựng 6 lò phản ứng hạt nhân công suất thấp để sản xuất điện tại Uzbekistan, một cam kết đã được Nga đưa ra vào tháng 5 năm nay. Theo thỏa thuận mới ký, Nga sẽ bắt đầu công việc xây dựng trong thời gian sắp tới, với lò phản ứng đầu tiên dự kiến sẽ hoạt động sau khoảng 5 năm.
Trong khi đó, lĩnh vực năng lượng giữa hai nước tiếp tục được củng cố và tăng cường. Nga cung cấp cho Uzbekistan khí đốt tự nhiên với mức giá rất thấp, chỉ 160 USD/1000 mét khối, thấp hơn nhiều so với giá bán cho Trung Quốc. Điều này giúp Uzbekistan, vốn giàu trữ lượng khí đốt nhưng đang trở thành nước nhập khẩu ròng, có thể cung cấp giá khí đốt được trợ cấp cao cho khách hàng trong nước.
Vũ Thanh/Báo Tin tức (Theo eurasianet.org)
Báo động tốc độ sông băng tan chảy ở Trung Á Hàng nghìn sông băng trên những đỉnh núi ở độ cao chót vót 4.000m so với mặt nước biển thuộc rặng Thiên Sơn ở khu vực Trung Á đang tan chảy với tốc độ đáng báo động, do ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Đây là dãy núi chạy qua Trung Quốc, Kazakhstan và Uzbekistan. Sông băng trên núi Tian...