Điều gì giúp chứng khoán Mỹ bật trở lại?
Chứng khoán Mỹ đã bật trở lại trong phiên giao dịch hôm qua khi thị trường lấy lại một phần điểm số mất đi, một ngày sau khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang đã dẫn đến phiên giao dịch tồi tệ nhất cho các chỉ số chính kể từ đầu tháng 1 đến nay.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 207,06 điểm, tương đương 0,8%, lên 25.532,05 điểm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất từ ngày 12/4 đến nay. Chỉ số S&P 500 tăng 22,54 điểm, tương đương 0,8%, đóng cửa tại 2.834,41 điểm và Nasdaq tăng 87,47 điểm, tương đương 1,1%, kết thúc tại 7.734,49 điểm.
Nhóm cổ phiếu có sự nhạy cảm với thương mại cũng tăng trở lại. Cổ phiếu Boeing và Caterpillar đều tăng 1,7%. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng phục hồi tích cực, với cổ phiếu Citigroup và Bank of America đều phục hồi hơn 1%, còn cổ phiếu J.P. Morgan Chase tăng 0,8%.
Cổ phiếu Apple hôm qua tăng 1,6% sau khi giảm 5,8% vào thứ 2, sau phán quyết của Tòa án tối cao rằng người tiêu dùng có thể kiện công ty vì buộc họ phải mua ứng dụng thông qua Công ty App Store.
Đầu tuần này được đánh dấu bằng sự gia tăng căng thẳng thương mại sau khi Trung Quốc đáp trả thuế quan của Hoa Kỳ, bằng cách tăng thuế lên 25% đối với 60 tỷ đô la xuất khẩu hàng năm của Hoa Kỳ vào Trung Quốc. Trước đó Hoa Kỳ đã tăng thuế đối với 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc lên 25% từ 10%, và đe dọa có thể áp thuế lên lượng hàng hóa còn lại sau khi các cuộc đàm phán kết thúc vào thứ Sáu mà không có thỏa thuận nào đạt được giữa hai nước.
Các nhà đầu tư đang lo lắng rằng một cuộc chiến leo thang giữa hai bên có thể gây tổn hại cho cả Hoa Kỳ, Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu.
Nhưng các nhà đầu tư dường như đã bình tĩnh trở lại, sau khi Tổng thống Donald Trump cuối ngày thứ 2 chia sẻ rằng mọi chuyện sẽ rõ ràng hơn trong 3 đến 4 tuần tới, nếu chuyến đi của đoàn đàm phán Mỹ đến Trung Quốc để thảo luận về thương mại thành công. Ông nói: “Tôi có một cảm giác rằng nó sẽ rất thành công”.
Chuyên gia phân tích tại Danske Bank cho biết trong một lưu ý cho khách hàng: “Điều quan trọng tiếp theo cần tìm kiếm là liệu ông Tập và Trump có nói chuyện điện thoại vào một lúc nào đó hay không, để cố gắng đưa các cuộc đàm phán trở lại đúng hướng. Tuy nhiên, chúng tôi lo ngại rằng sẽ phải có những căng thẳng trên thị trường tài chính để đủ tạo ra áp lực cần thiết buộc 2 bên ngồi lại thực hiện thỏa thuận thương mại”.
Sáng thứ 3, tổng thống tiếp tục có những chia sẻ trên mạng xã hội Twitter để bảo vệ chiến lược thương mại của mình và làm dịu những người nông dân Hoa Kỳ, những người có sản phẩm chính xuất khẩu sang Trung Quốc những đã bị thiệt hại giữa các tranh chấp thời gian qua. Ông viết: “Khi thời điểm thích hợp, chúng tôi sẽ thỏa thuận với Trung Quốc. Sự tôn trọng và tình bạn của tôi với Chủ tịch Tập là không giới hạn, nhưng như tôi đã nói với ông ấy nhiều lần trước đây, đây hẳn là một vấn đề lớn đối với Hoa Kỳ hoặc nó không có ý nghĩa gì cả”.
Ông Trum cũng cho rằng Mỹ hiện “đang ở vị thế tốt hơn nhiều so với bất kỳ thỏa thuận nào mà chúng tôi có thể thực hiện”, lưu ý rằng hàng tỷ USD đang quay trở lại Mỹ. Tổng thống cũng giữ áp lực công khai lên Cục Dự trữ Liên bang ( FED) yêu cầu giảm lãi suất như một biện pháp giúp nền kinh tế Hoa Kỳ đối phó với các tác động của hoạt động thương mại.
Video đang HOT
Ông Trump đang rất tự tin với cuộc chiến thương mại của mình
Brent Schutte, chiến lược gia đầu tư tại qũy Northwestern Mutual Wealth bình luận: “Vẫn còn niềm tin rằng một thỏa thuận thương mại sẽ được ký kết bởi vì nó có lợi cho cả hai bên. Thị trường đang có nghi ngờ theo hướng tích cực rằng FED sẽ hỗ trợ giảm lãi suất nếu tranh chấp thương mại đẩy thị trường lao dốc và ảnh hưởng đến nền kinh tế rộng lớn hơn
Chủ tịch ngân hàng dự trữ bang New York là John Williams, phát biểu tại Zurich vào đầu ngày thứ 3 rằng các chính phủ có thể đóng vai trò thay đổi môi trường hậu khủng hoảng tài chính, nơi lãi suất ngắn hạn gần như đang thấp nhất trong lịch sử.
Về dữ liệu kinh tế Mỹ, sự lạc quan của doanh nghiệp nhỏ vào tháng 4 đã tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng qua, khi tăng 1,7 điểm lên 103,5 điểm, theo chỉ số lạc quan doanh nghiệp nhỏ của NFIB được phát hành vào sáng thứ 3.
Chỉ số giá hàng nhập khẩu của Mỹ tăng 0,2% trong tháng 4, thấp hơn mức dự báo 0,7%. Trong khi đó, chỉ số giá xuất khẩu tăng 0,3% so với tháng trước.
Các thị trường châu Á hôm qua ghi nhận sụt giảm mạnh, trong khi chứng khoán châu lên cao hơn, với chỉ số Stoxx Europe 600 tăng 1%.
Theo thegioitiepthi.vn
Lạc quan thương mại đẩy S&P 500 vượt mốc 2.800 điểm
Chứng khoán Mỹ đã phục hồi trở lại trong phiên giao dịch cuối tuần, với chỉ số S&P 500 lần đầu tiên đóng cửa trên mốc 2.800 điểm kể từ ngày 8/11/2018, dựa trên tin tức rằng các cuộc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể kết thúc ngay sau hai tuần nữa. Tuy nhiên, dữ liệu mới nhất về sản xuất của Hoa Kỳ đã gây thất vọng, làm giảm sự lạc quan của các nhà đầu tư.
Lạc quan thương mại
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 110,32 điểm, tương đương 0,4%, lên 26.026,32 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 tăng 19,2 điểm, tương đương 0,7%, đóng cửa tại 2.803,69 điểm. Chỉ số Nasdaq cũng tăng 62,82 điểm, tương đương 0,8% và kết thúc tại 7.595,35 điểm.
Cổ phiếu Tesla giảm mạnh 7,8% vào hôm qua, sau khi nhà sản xuất ô tô điện thông báo vào tối thứ 5 rằng có khả năng báo cáo lỗ trong quý IV, trái với dự đoán trước đó. Tesla cũng tuyên bố rằng giá bán cho mẫu xem Model 3 là 35.000 USD, đồng thời cho biết họ sẽ sa thải nhân viên để cắt giảm chi phí.
Tính chung cả tuần, chỉ số S&P 500 tăng 0,4%, chỉ số Nasdaq tăng 0,9%, trong khi chỉ số Dow giảm nhẹ 0,1%, đứt mạch tăng 9 tuần liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 5/1995.
Hy vọng về một kết quả cuối cùng sắp đến đối với các cuộc đàm phán thương mạiTrung-Mỹ trong vài tuần tới là một trong những yếu tố thúc đẩy các nhà đầu tư mua vào.
Theo hãng tin Bloomberg, các quan chức Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại đó một thỏa thuận dài 150 trang có thể được ký kết. Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo tại Hà Nội sau khi kết thúc cuộc gặp với Triều Tiên trong tuần này, tổng thống Trump cũng có lúc nhấn mạnh ông sẵn sàng bỏ đi nếu không thể đạt được một thỏa thuận thương mại có lợi.
Đầu tuần này, trưởng đoàn đàm phán của Mỹ là Robert Lighthizer cũng cho biết mức thuế đối với 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc vốn được thiết lập sẽ tăng lên 25% từ 10% kể từ lúc 12:01 sáng ngày 2 tháng 3, sẽ không có hiệu lực.
David Madden, chuyên gia phân tích thị trường tại CMC Markets UK, thì cho rằng mức tăng đạt được trong phiên giao dịch ngày thứ 6 là do những lo ngại về thương mại đang mờ dần. Ông bình luận: "Hiệp định thương mại song phương chưa phải là một điều chắc chắn, nhưng các nhà đầu tư biết rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đang đi đúng hướng".
Tại Anh, Đảng Lao động đối lập đã xác nhận sẽ hỗ trợ một cuộc trưng cầu dân ý thứ 2 về tư cách thành viên Liên minh châu Âu của nước này, trong khi Thủ tướng Theresa May đã đồng ý cho phép Nghị viện trì hoãn Brexit, mà nhiều nhà phân tích cho rằng khả năng hạn chót Anh rút khỏi EU theo lịch vào cuối tháng 3 cũng có thể được gia hạn thêm.
Chỉ số S&P 500 có phiên đóng cửa trên 2.800 điểm lần đầu tiên trong 4 tháng qua
Vẫn lo ngại về tình hình kinh tế
Về dữ liệu kinh tế Mỹ, Viện Quản lý nguồn cung công bố chỉ số sản xuất đã giảm xuống 54,2% trong tháng 2, dưới mức kỳ vọng của các nhà kinh tế là 55,5%. Nó cũng đánh dấu tốc độ tăng trưởng chậm nhất kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Trump vào tháng 11 năm 2016
Chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) trong khu vực sản xuất do Markit khảo sát cũng gây thất vọng, khi chỉ đạt 53.0 điểm vào tháng 2, giảm từ mức 53,7 điểm trong tháng 1.
Bộ Thương mại báo cáo chỉ số lạm phát PCE đã tăng 0,1% trong tháng 12, so với mức tăng 0,4% trong tháng 11. Con số này cao hơn ước tính của các nhà kinh tế là mức giảm 0,4%. Nếu so với cùng cùng kỳ, chỉ số giá vẫn ổn định ở mức tăng 1,9%.
Niềm tin tiêu dùng do đại học Michigan khảo sát đạt 93,8 điểm trong tháng 2, thấp hơn so với mức dự báo của các nhà kinh tế là 95,6 điểm.
Trong khi đó, Chủ tịch ngân hàng dự trữ tại Atlanta là Raphael Binto hôm qua đã có bài phát biểu tại hội nghị Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia diễn ra ở Washington, D.C. Ông cho biết vẫn hy vọng ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất một lần nữa trong năm nay khi lạm phát tăng lên.
Connor Campbell, chuyên gia phân tích tài chính của SpreadEx cho biết: "Cả hai chỉ số PMI sản xuất của Hoa Kỳ đều thấp hơn kỳ vọng đáng kể. Dù vậy, những con số này vẫn tốt hơn rất nhiều so với những dữ liệu công bố của Anh, Trung Quốc và khu vực đồng euro, trong đó cả Trung Quốc và EU thậm chí còn ghi nhận sự sụt giảm trong lĩnh vực sản xuất theo số liệu công bố đầu ngày. Tuy nhiên, các dữ liệu kinh tế của Mỹ cũng đã bắt đầu gây lo ngại".
Ông chia sẻ thêm: "Chính những con số đáng thất vọng này đã gây áp lực lên giá các cổ phiếu trước đó, khi chỉ số tương lai bị xóa mất mức tăng 170 điểm ngay trước khi chỉ số PMI được phát hành".
chứng khoán châu Á cũng tăng trở lại vào hôm qua dựa trên những lạc quan về thương mại, với chỉ số Nikkei 225 của Nhật , chỉ số Hang Seng sàn Hồng Công và chỉ số Shanghai sàn Thượng Hải đều lên cao hơn.
Tại châu Âu, các chỉ số chứng khoán cũng đóng cửa trong sắc xanh với chỉ số Stoxx Europe 600 tăng 0,4%.
Theo thegioitiepthi.vn
Các nhà đầu tư không muốn đặt cược lớn cho đến khi hiểu rõ hơn Thị trường chứng khoán Mỹ đã đóng cửa cao hơn trong phiên đầu tuần, với chỉ số Nasdaq tăng mạnh nhất khi các nhà đầu tư trông chờ vào một tuần báo cáo thu nhập của các doanh nghiệp lớn nữa, cũng như diễn tiến các cuộc đàm phán thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc Lợi nhuận quý 4 nhìn chung tăng...