Điều gì gây bế tắc xử lý 12 dự án “đắp chiếu” ngành Công Thương?
Đến nay, trong tổng số 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu ngành Công Thương có 2 dự án, doanh nghiệp có lãi; 2 dự án giảm được lỗ nhưng chưa bền vững; 1 dự án dừng hoạt động đã vận hành trở lại; 7 dự án, doanh nghiệp còn thua lỗ hoặc dở dang, dừng hoạt động.
Nhà máy đạm Ninh Bình là 1 trong số những dự án thua lỗ điển hình đã được cơ cấu lại khoản nợ. Ảnh: Nguyễn Thanh
3 vướng mắc mấu chốt
Theo báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về kết quả xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương trong giai đoạn 2017-2019, đến nay số nhiệm vụ các bộ, cơ quan, doanh nghiệp đã hoàn thành đạt khoảng 75,36%.
Tuy nhiên, đáng chú ý là những vướng mắc mấu chốt nhất của các dự án, doanh nghiệp chưa được giải quyết, phần lớn tập trung ở các nhiệm vụ còn lại với 3 nhóm vấn đề: Xử lý dứt điểm tranh chấp, vướng mắc để quyết toán hợp đồng tổng thầu (EPC), quyết toán toàn bộ dự án; khó khăn về tài chính, cơ cấu lại nợ, giãn khấu hao, điều chỉnh lãi suất vay; xây dựng phương án thoái vốn.
Hiện tại, trong tổng số 12 dự án, doanh nghiệp, có 2 dự án, doanh nghiệp có lãi (trong đó 1 doanh nghiệp vẫn còn lỗ lũy kế); 2 dự án giảm được lỗ nhưng chưa bền vững; 1 dự án dừng hoạt động đã vận hành trở lại; 7 dự án, doanh nghiệp còn thua lỗ hoặc dở dang, dừng hoạt động.
5/12 dự án, doanh nghiệp có tranh chấp, vướng mắc hợp đồng EPC gồm: Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 – Lào Cai, Dự án cải tạo – mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, Dự án nhà máy đạm Ninh Bình, Dự án Xây dựng Nhà máy công nghiệp tàu thủy Dung Quất, Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên.
Video đang HOT
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nêu rõ: Dư nợ của các dự án, doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng lớn, đa số không trả được nợ đúng hạn. Hiện nay, có 17 ngân hàng thương mại và 1 công ty tài chính cấp tín dụng cho 12 dự án với tổng số dư nợ đến thời điểm 31/12/2019 là 20.938 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trung dài hạn là 17.169 tỷ đồng, dư nợ ngắn hạn là 3.769 tỷ đồng.
Việc xác định trách nhiệm, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm đã được tiến hành. Toàn bộ 12 dự án, doanh nghiệp đều đã được thanh tra, kiểm toán, điều tra ở các cấp độ khác nhau để phát hiện các sai phạm, vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
Xử lý theo nguyên tắc thị trường
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhấn mạnh, thời gian tới cần đảm bảo xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ theo nguyên tắc thị trường, quy định của pháp luật; bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.
Đồng thời, kiên quyết thực hiện phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật đối với các dự án, doanh nghiệp không có khả năng khắc phục để thu hồi tối đa vốn, tài sản của Nhà nước, hạn chế thấp nhất mất vốn nhà nước; bảo đảm quyền lợi cho người lao động, an ninh trật tự xã hội và ổn định môi trường kinh doanh.
Về nhiệm vụ cụ thể, đại diện Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty có dự án, doanh nghiệp nằm trong số 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả chịu trách nhiệm chính, căn cứ thẩm quyền và quy định của pháp luật để chủ động xử lý các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.
Cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng hướng dẫn về mặt pháp lý đối với các đề xuất, giải pháp đề ra nhằm giải quyết vưóng mắc đối với 12 dự án, đảm bảo không trái các quy định của pháp luật; phù hợp với thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan, doanh nghiệp; xác định rõ những nội dung vượt thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ (nếu có) và đề xuất biện pháp xử lý.
Với xử lý vướng mắc về tranh chấp hợp đồng EPC, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nêu rõ: Các tập đoàn, tổng công ty cần chủ động sử dụng tư vấn luật để hệ thống lại toàn bộ hợp đồng EPC đối với từng dự án, rà soát kỹ nội dung còn tranh chấp, vướng mắc.
Đánh giá các khả năng (hòa giải, xử lý khởi kiện hoặc chấm dứt hợp đồng) để lựa chọn phương án xử lý dứt điểm tối ưu. Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việc thanh, quyết toán hợp đồng EPC đối với các nội dung thuộc lĩnh vực.
Bộ Tài chính chỉ đạo và tạo điều kiện để Công ty Mua bán nợ Việt Nam tham gia tái cơ cấu các dự án, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, giảm thiểu thiệt hại tối đa cho nhà nước.
12 dự án với tổng mức đầu tư ban đầu 43.673,63 tỷ đồng, sau này phê duyệt điều chỉnh 64.610,96 tỷ đồng (tăng 45,65%). Trong đó, vốn chủ sở hữu 14.350,04 tỷ đồng (chiếm 22,56%), vốn vay 47.451,24 tỷ đồng (chiếm 74,6%), còn lại 2,84% từ các nguồn khác.
Xây dựng kế hoạch thúc đẩy tái cơ cấu ngành Công Thương
Bên cạnh việc tiếp tục xử lý các vấn đề cấp bách để vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh thì yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là cần xây dựng kế hoạch để thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực của ngành Công Thương trong tình hình mới.
Sản xuất sản phẩm dệt nhuộm tại Công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan Việt Nam (Khu công nghiệp dệt may Phố Nối B, Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên). Ảnh minh họa: Phạm Kiên/TTXVN
Ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) cho biết, nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tại Quyết định số 481/QĐ-BCT về "Kế hoạch hành động của ngành Công Thương ứng phó với tác động của dịch COVID-19" và Chỉ thị số 06/CT-BCT về "Tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của ngành Công Thương trước những diễn biến mới của dịch bệnh COVID-19", Bộ đã xây dựng các giải pháp và phân giao 127 nhiệm vụ cho các đơn vị triển khai.
Theo ông Dương Duy Hưng, các nhiệm vụ bao gồm cả các nhiệm vụ cấp bách trước mắt và các nhiệm vụ mang tính dài hạn để củng cố năng lực sản xuất kinh doanh trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh việc tiếp tục xử lý các vấn đề cấp bách để vừa phòng chống dịch, vừa tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh thì yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là cần xây dựng kế hoạch để thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực của ngành Công Thương trong tình hình mới.
Theo đó, đến thời điểm này, các đơn vị đều đang bám sát yêu cầu nội dung và tiến độ của các nhiệm vụ cấp bách trước mắt và các nhiệm vụ mang tính dài hạn để củng cố năng lực sản xuất kinh doanh trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù vậy, yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là cần xây dựng kế hoạch để thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực của ngành công thương trong tình hình mới. Do vậy, Bộ Công Thương đang xây dựng Kế hoạch hành động, tập trung vào 8 nhóm nội dung chính gồm: khẩn trương xây dựng ban hành nội dung khung hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc ngành công thương trong giai đoạn mới.
Cùng với đó, Bộ tiến hành cập nhật đánh giá các yếu tố ảnh hưởng trong tình hình mới để điều chỉnh nội dung và đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thương mại. Ngoài ra, Bộ Công Thương rà soát để điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Mặt khác, Bộ cũng tái cơ cấu thị trường, khai thác hiệu quả thị trường xuất nhập khẩu và thị trường trong nước trong tình hình mới; nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về kinh tế; bảo đảm trật tự thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp và bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.
Hơn nữa, Bộ tiếp tục rà soát để đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện Chính phủ điện tử, tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp và người dân; cập nhật và tổ chức triển khai Kế hoạch hành động của ngành công thương về nâng cao năng lực và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Cho phép đưa Nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng vào vận hành thương mại Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng đã vận hành ổn định trong suốt quá trình chạy thử nghiệm, chất lượng thi công và chất lượng lắp đặt của nhà thầu được đánh giá là đạt yêu cầu. (Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN) Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước mới...