Điều gì đang xảy ra với bóng đá Tây Ban Nha?
Trong trận đấu giữa Barca và PSG trên sân Camp Nou, một số cầu thủ đội khách cảm thấy rằng họ quá tôn trọng đối thủ. Đại diện nước Pháp tạo cho Barca bước đệm khi tỷ số là 1-1.
Đây là điều mà đội bóng xứ Catalonia sẽ không thể có nếu PSG đẩy cao đội hình và tiếp tục gây sức ép. Và đúng như vậy, Kylian Mbappe và các đồng đội dồn lên, để rồi thổi bay Barca với tỷ số 4-1 ở lượt đi vòng 16 đội Champions League.
Một số cầu thủ Chelsea cũng cảm nhận được điều tương tự sau trận thắng 1-0 trước Atletico ngay trên đất Madrid. Có lẽ tỷ số đã không cần sít sao như vậy.
La Liga thất thế
Chelsea “sửa sai” trong lần tái đấu tại Stamford Bridge rạng sáng 18/3 (giờ Hà Nội). Đoàn quân của Thomas Tuchel bóp nghẹt đội khách, không cho đối thủ chơi thứ bóng đá mình muốn.
Lúc tiếng còi mãn cuộc của trọng tài Daniele Orsato vang lên, tỷ số là 2-0 cho Chelsea. Đội bóng thành London vào tứ kết nhờ tổng tỷ số 3-0. Họ khuất phục gã khổng lồ của La Liga ở Champions League.
PSG nhấn chìm Barca. Chelsea hoàn toàn vượt trội Atletico. Những chiến thắng ấy đơn giản phản ánh một cảm giác đang được lan truyền khắp châu Âu rằng các đội bóng Tây Ban Nha giờ đây có thể là những con mồi ngon.
Vấn đề ở đây không chỉ là việc các đội bóng Tây Ban Nha đã thất bại, mà còn là cái cách mà họ để thua. Barca bị giày xéo bởi PSG, Atletico thua bạc nhược trước Chelsea.
Real là đại diện duy nhất của La Liga góp mặt tại tứ kết Champions League. Ảnh: Real Madrid.
Vào lúc này, Real trở thành niềm hy vọng cuối cùng của bóng đá Tây Ban Nha ở Champions League. “Los Blancos” đã làm được.
Họ cứu vớt danh dự cho bóng đá Tây Ban Nha ở Champions League cũng như chính mình. Chiến thắng 4-1 trước Atalanta của Real sau hai lượt cứu cho giải La Liga thoát khỏi cơn ác mộng tồi tệ.
Video đang HOT
Đặt trường hợp đại diện thành Madrid bị đá bay khỏi Champions League từ vòng knock-out đầu tiên, bóng đá Tây Ban Nha coi như sạch bóng các đại diện ở vòng tứ kết.
Lần gần nhất vòng tứ kết Champions League không còn đội bóng Tây Ban Nha nào là ở mùa 2004/05. Đó sẽ là sự tương phản lớn so với thập kỷ trước, khi bóng đá châu Âu được chứng kiến các đội bóng Tây Ban Nha giành được 6 trên 10 danh hiệu Champions League, và tương tự với Europa League (theo thống kê từ Independent ).
Thậm chí trong 7 mùa giải từ 2010/11 đến 2016/17, La Liga đã chiếm đến 50% trong số những suất tham dự vòng bán kết, với hai đội mỗi năm.
Tương lai ảm đạm
Và đó cũng chưa phải là sự tương phản duy nhất. Chỉ cần nhìn vào chất lượng trên băng ghế dự bị giữa Atletico và Chelsea, hay cảnh những ngôi sao PSG xuyên phá một đội ngũ gồm những huyền thoại đã xế chiều và những cầu thủ còn non trẻ của Barca, chúng ta sẽ thấy được sự khác biệt.
Dịch Covid-19 làm tê liệt khả năng tài chính các CLB Tây Ban Nha, khiến họ không thể mua sắm cầu thủ thoải mái. Barca – từng chi rất nhiều tiền để mua Ousmane Dembele hay Antoine Griezmann – giờ không có nổi 25 triệu euro để mua Memphis Depay.
Vào lúc này, các CLB Tây Ban Nha không thể mang về những bản hợp đồng xuất sắc. Họ cũng chẳng thể đẩy đi những cầu thủ không nằm trong kế hoạch, để rồi mắc kẹt lại với một đội hình đầy khiếm khuyết với nhiều vấn đề còn tồn đọng.
Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa lý giải hết được tốc độ tụt lùi chóng mặt của bóng đá Tây Ban Nha tại cúp châu Âu.
Xét cho cùng thì đây cũng không hẳn là hiện tượng mới. Những giải đấu lớn luôn vươn lên rồi lụi tàn theo thời gian. Và sự lụi tàn đó thường diễn ra một cách nhanh chóng.
Atletico vừa thua Chelsea 0-2 ở trận lượt về vòng 1/8 Champions League. Kết quả này khiến đại diện thành Madrid bị loại khỏi giải. Sau hai lượt, tổng tỷ số là 3-0 nghiêng về cho Chelsea. Ảnh: Getty.
Serie A đã đột ngột rơi xuống vực thẳm sau năm 2007 khi không thể thích nghi được với điều kiện kinh tế và chiến thuật thay đổi. Sự trỗi dậy của Inter (vô địch Champions League mùa 2009/2010) là chưa đủ.
Trường hợp của Liga cũng có một vài điểm tương đồng. Khả năng huấn luyện về kỹ thuật của Tây Ban Nha vẫn rất xuất sắc. Sự kế thừa của những tài năng trẻ vẫn tiếp diễn ở đây.
Thế nhưng, các tân binh này lại góp mặt ở vào giai đoạn bước ngoặt của Liga. Đây là thời điểm công tác huấn luyện chiến thuật của bóng đá Tây Ban Nha dường như đã lạc hậu so với bình diện chung châu Âu.
Những nguyên tắc pressing giúp các CLB La Liga xưng bá ở thập kỷ trước giờ đây đã được tiến hóa và nâng cấp bởi người Đức. Ngược lại, người Tây Ban Nha lại không có những cải tiến cần thiết.
Cách tiếp cận kiểm soát bóng của những đội bóng ở La Liga cảm tưởng như đã lỗi thời 5 năm, điều mà HLV ĐTQG Tây Ban Nha Luis Enrique đã lên tiếng trong suốt một thời gian.
Ông Enrique định hướng muốn bóng đá Tây Ban Nha thi đấu trực diện hơn, với một cường độ cao hơn.
Như hiện tại, triết lý của Barca cho thấy sự bế tắc và dường như đang cần hơn bao giờ hết một cuộc cải tổ như người Đức. Trong khi đó, Zinedine Zidane không thực sự có triết lý nào. Ông huấn luyện dựa vào nhân sự có trong tay.
Còn Diego Simeone là một trong số hiếm hoi những HLV hàng đầu vẫn còn đi theo một lối vận hành thụ động đã qua thời từ lâu.
Cách thi đấu quyết liệt của Atletico đem đến cho họ cơ hội trong mọi trận đấu, nhưng cũng đồng thời giới hạn cũng xuất hiện. Những trận đấu của thầy trò Simeone vô hình trung trở thành cuộc chiến của những khoảnh khắc.
Atletico hiện tại là đại diện mạnh nhất của Tây Ban Nha. Đội bóng này đang dẫn đầu La Liga.
Thế nhưng, CLB thành Madrid lại tỏ ra quá bị giới hạn. Họ không có thứ để khiến các đội bóng khác phải e sợ.
Đây là một trong những điều càng khắc sâu hơn cho cảm giác về một sự đi xuống của giải đấu.
Hào quang của những đội bóng Tây Ban Nha đã mất. Trước đây, các đối thủ sẽ phải thi đấu dè chừng hơn trước các đại diện La Liga. Vào lúc này, tất cả thấy rằng họ có thể tấn công trực diện và luôn nhận thức được rằng những CLB Tây Ban Nha luôn có điểm yếu để khai thác.
Sự đi xuống cũng sẽ dẫn đến một hiệu ứng dây chuyền. Bởi khi một trong những CLB dẫn đầu của Liga yếu đi một chút, thì các đội bóng khác của Liga sẽ không còn bị thách thức nhiều như trước nữa. Những trận đấu của giải đấu hàng đầu Tây Ban Nha diễn ra ở một đẳng cấp thấp hơn.
Và vì thế, khi phải đối mặt với một hàng công hàng đầu sẵn sàng chơi tấn công, sự khác biệt văn hóa ấy là một cú sốc cho các đội bóng La Liga. Đó là bài học có thể rút ra từ trận đấu của Barca, và rất có thể là điều Thomas Tuchel của Chelsea đã tiếp thu được.
Trong bất cứ thời điểm nào ở thập kỷ trước, bất cứ một kết quả nào ngoài một chiến thắng cho Real hay Barca sẽ được coi là một cú sốc chấn động.
Hiện tại, mọi thứ thay đổi. Các cặp đấu có sự góp mặt của những CLB Tây Ban Nha được coi gần như là cân bằng. Chính điều đó trở thành hồi chuông thức tỉnh cho La Liga.
Koeman: "Messi vĩ đại nhất, không nói nhiều!"
Ronald Koeman đã mô tả Lionel Messi là ngôi sao vĩ đại nhất trong lịch sử của Barcelona. Siêu sao người Argentina mới truyền cảm hứng để Blaugrana thắng đậm Huesca 4-1 qua đó tiến sát Atletico Madrid trên BXH La Liga 2020/21.
Xuất phát trước Huesca, Lionel Messi ghi thêm một dấu ấn nữa trong sách sử Barcelona. Đó là lần ra sân thứ 767 của El Pulga cho Barca, san bằng kỷ lục của người đồng đội cũ Xavi.
HLV Koeman cạn lời khen dành cho M10
Messi càng khiến người ta phải nhắc tới mình nhiều hơn với 2 bàn thắng ngoạn mục, góp phần vào đại thắng 4-1 của Barca tại sân Camp Nou. Nhờ vậy, đội bóng xứ Catalonia vượt mặt Real Madrid chiếm vị trí thứ 2, gây áp lực lên ngôi đầu của Atletico Madrid với chỉ 4 điểm kém hơn.
Sau khởi đầu chậm chạp mùa này, Barca đang dần cải thiện phong độ. Vùi dập Huesca, đội bóng do Ronald Koeman dẫn dắt đã nâng chuỗi trận bất bại ở La Liga lên con số 16, nhiều nhất ở 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu.
Sau trận, HLV người Hà Lan không giấu sự ngưỡng mộ với học trò Messi. Koeman nói với phóng viên: "Tôi nghĩ Messi đã cho thấy tại sao cậu ấy là người giỏi nhất thế giới. Bàn thắng đầu tiên thật tuyệt vời. Messi xứng đáng đóng vai trò số 1 ở Barcelona.
Tôi không biết phải nói gì khác về Messi. Đẳng cấp thế giới là điều cậu ấy đã sở hữu trong nhiều năm qua, được thể hiện trong rất nhiều trận đấu. Cậu ấy đã cân bằng kỷ lục của Xavi và trên lý thuyết sẽ vượt qua vào chủ nhật này.
Messi là người đàn ông vĩ đại nhất trong lịch sử của Barcelona. Thật may mắn khi chúng tôi vẫn được sát cánh cùng cậu ấy."
Đêm chủ nhật tới, Barca sẽ làm khách của Real Sociedad ở vòng 28 La Liga. Nếu không có gì quá bất ngờ, Messi sẽ trở thành người ra sân nhiều nhất mọi thời đại cho Blaugrana với con số 768.
Cuộc khủng hoảng đầu tiên của tân chủ tịch Barca Chủ tịch Joan Laporta của Barca đối mặt với áp lực lớn trong việc giữ chân Lionel Messi, khi một cộng sự được kỳ vọng của ông đột ngột rút khỏi dự án. Tuần tới, Laporta chính thức tiếp quản công việc tại Barcelona. Nhưng chỉ vài ngày trước khi Laporta ngồi vào ghế chủ tịch, cộng sự quan trọng của ông là...