Điều gì đang thu hút các công ty Đan Mạch tăng đầu tư đến Việt Nam?
Các công ty Đan Mạch đã tăng cường sự hiện diện của họ tại Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang tiến lên nấc thang giá trị gia tăng một cách nhanh chóng và trở thành trung tâm sản xuất công nghệ chính.
Số công ty Đan Mạch ở Việt Nam hiện nhiều gấp đôi so với số công ty của các nước Bắc Âu khác cộng lại. Ảnh: DW
Theo báo Deutsche Welle (Đức) mới đây, Đan Mạch đã nổi lên như một nhà đầu tư lớn tại Việt Nam trong năm nay, phần lớn nhờ vào cam kết trị giá 1 tỷ USD của Tập đoàn đồ chơi khổng lồ LEGO của Đan Mạch để xây dựng nhà máy đầu tiên tại Việt Nam – nơi được lên kế hoạch trở thành nhà máy trung tính carbon đầu tiên của công ty.
Kể từ khi Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam ( EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8/2020, thương mại và đầu tư từ châu Âu đã bùng nổ mạnh mẽ. Thương mại của EU với Việt Nam tăng 14,8% trong năm 2021 lên 63,6 tỷ USD.
Cùng với việc nhanh chóng trở thành một trung tâm quan trọng cho ngành sản xuất cao cấp – với những gã khổng lồ công nghệ như Apple và Samsung gần đây đã công bố mở rộng hoạt động của họ tại Việt Nam. Việt Nam cũng đang đầu tư đáng kể vào năng lượng tái tạo để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng “0″ vào năm 2050.
Sự đầu tư của Đan Mạch
Công ty năng lượng lớn nhất của Đan Mạch, Orsted, đã cam kết đầu tư tới 13,6 tỷ USD cho khu trang trại điện gió 3,9 gigawatt (GW) rộng lớn ở các tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận của Việt Nam. Các dự án đầu tiên liên quan đến khoản đầu tư này sẽ đi vào hoạt động vào năm 2030, một đại diện của công ty cho biết.
Video đang HOT
Tháng trước, Orsted đã ký một thỏa thuận với một công ty con của PetroVietnam để hợp tác trong một số dự án năng lượng tái tạo.
Ông Troels Jakobsen, Trưởng phòng Thương mại tại Đại sứ quán Đan Mạch ở Hà Nội nói: “Đan Mạch và Việt Nam có mối quan hệ rất chặt chẽ và năm ngoái chúng tôi đã kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, vì vậy Việt Nam luôn là điểm đến đầu tư lớn của các công ty Đan Mạch”.
Ông Jakobsen cho biết: “Số công ty Đan Mạch ở Việt Nam nhiều gấp đôi số công ty của các nước Bắc Âu khác cộng lại”, lưu ý ngày càng có nhiều công ty đang hướng tới đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ “và Việt Nam nằm hàng đầu trong danh của các công ty Đan Mạch với mong muốn mở rộng ở châu Á”.
Đầu tháng 8, Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch đã xuất bản cuốn cẩm nang bằng tiếng Việt cho các doanh nghiệp về thị trường Bắc Âu. Vài ngày sau, một phái đoàn nông sản Đan Mạch đã đến thăm Việt Nam để thúc đẩy mối quan hệ giữa hai ngành, trong khi Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Đan Mạch đã diễn ra tại Copenhagen vào ngày 5/9.
Các công ty Đan Mạch sẽ tháp tùng Thái tử Frederik trong chuyến thăm Việt Nam vào đầu tháng 11 tới để thảo luận về hợp tác thương mại. Một trong những công ty lớn nhất của Đan Mạch sắp mở rộng vào Việt Nam gần đây là LEGO, với nhà máy trị giá 1 tỷ USD tại quốc gia này, sẽ là nhà máy thứ hai ở châu Á.
Một hợp đồng đã được ký kết vào tháng trước với một nhà thầu địa phương để xây dựng mặt bằng tại khu đất rộng 160.000 mét vuông ở tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh 50 km. Lễ khởi công dự kiến diễn ra vào quý 4 năm nay.
“Chúng tôi muốn một địa điểm gần với các thị trường lớn của chúng tôi, cho phép chúng tôi hỗ trợ khách hàng và người tiêu dùng một cách nhanh chóng. Chúng tôi cũng cần một địa điểm để có thể tuyển dụng lực lượng lao động có trình độ cao để sản xuất các sản phẩm LEGO chất lượng cao mà chúng tôi sản xuất”, một người phát ngôn của công ty nói.
“Và không kém phần quan trọng, điều đặc biệt đối với chúng tôi là thành lập một nhà máy nơi chúng tôi thực sự có thể thực hiện chương trình phát triển bền vững của mình”, người phát ngôn trên nói thêm, nhấn mạnh rằng cuối tháng này công ty sẽ trồng 50.000 cây xanh gần khu vực nhà máy.
Việt Nam hiện có tốc độ tăng trưởng sản xuất năng lượng tái tạo nhanh nhất Đông Nam Á. Ảnh: DW
Sức hút của Việt Nam
Phát triển kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong những năm gần đây đã thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp châu Âu, trong đó có Đan Mạch.
Trinh Nguyen, chuyên gia kinh tế cấp cao về châu Á mới nổi tại ngân hàng đầu tư và doanh nghiệp Pháp Natixis, cho rằng sức hấp dẫn của Việt Nam với tư cách là một trung tâm sản xuất đã được cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây.
Việt Nam đang tiến lên nấc thang giá trị gia tăng và nhanh chóng trở thành trung tâm quan trọng cho sản xuất công nghệ. Tháng trước, gã khổng lồ công nghệ Mỹ Apple đã thông báo rằng họ sẽ bắt đầu sản xuất các sản phẩm Apple Watch và MacBook của mình tại Việt Nam. Nhà sản xuất điện thoại thông minh Hàn Quốc Samsung đã là nhà đầu tư và xuất khẩu nước ngoài lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm.
Việt Nam cũng tiếp tục thu hút đầu tư khi nước láng giềng Trung Quốc kiên trì với chính sách “zero- COVID” và khi các công ty quốc tế tìm cách rút khỏi Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh căng thẳng địa chính trị với phương Tây. Hơn hết, Việt Nam có vị trí thuận lợi, gần với Trung Quốc và các thị trường khác, đồng thời đang cải thiện cơ sở hạ tầng và kết nối, bà Trinh Nguyễn nói thêm.
Chìa khóa cho các nhà đầu tư châu Âu là EVFTA, cho phép cắt giảm gần như toàn bộ thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào các thị trường châu Âu.
Một điểm hấp dẫn khác đối với các doanh nghiệp Đan Mạch là Việt Nam hướng tới năng lượng tái tạo. Lina Hansen, Thứ trưởng Ngoại giao Đan Mạch về thương mại và tính bền vững toàn cầu, lưu ý rằng năng lượng là yếu tố quyết định chính cho đầu tư vào Việt Nam.
Việt Nam hiện nằm trong số 10 nhà sản xuất điện mặt trời hàng đầu thế giới, tạo ra hơn 11% nhu cầu điện từ năng lượng mặt trời. Với bờ biển dài hơn 3.200 km, nước này cũng đang đầu tư rất nhiều vào năng lượng gió. Hiện tại, Việt Nam có công suất năng lượng mặt trời và gió lần lượt vào khoảng 16,6 GW và 0,6 GW, nhưng Chính phủ Việt Nam muốn nâng công suất chung lên 20 GW vào năm 2030.
Ông Sebastian Hald Buhl, nhà quản lý của Orsted, công ty đang đầu tư hàng tỷ USD để xây dựng các cơ sở điện gió tại Việt Nam kết luận: “Việt Nam có lợi thế tự nhiên hàng đầu thế giới về gió ngoài khơi. Với hơn 3.200 km đường bờ biển và tốc độ gió ổn định cao, Việt Nam có các điều kiện tuyệt vời để phát triển các dự án gió ngoài khơi đáng tin cậy và có chi phí cạnh tranh”.
Đan Mạch tăng nguồn cung năng lượng tái tạo cho châu Âu
Ngày 29/8, Bộ Năng lượng Đan Mạch thông báo nước này sẽ nâng công suất phát điện của hòn đảo năng lượng tái tạo Bornholm tại biển Baltic để đảm bảo tăng kết nối điện tới Đức và phần còn lại của châu Âu.
Thông cáo báo chí của bộ trên nêu rõ hòn đảo năng lượng Bornholm, một trung tâm năng lượng ngoài khơi cách thủ đô Copenhagen 169 km về phía Đông Nam, dự kiến sẽ tăng công suất từ 2 lên 3 gigawatt vào năm 2030, đủ để đáp ứng nhu cầu của 3,3 triệu dân Đan Mạch hoặc 4,5 triệu hộ gia đình Đức. Cũng theo thông cáo, Đan Mạch và Đức đã đạt được thỏa thuận chính trị về xây cáp từ đảo năng lượng này tới Đức, để nguồn điện trên đảo có thể kết nối trực tiếp với lưới điện của Đức và phần còn lại của châu Âu.
Thông cáo nhấn mạnh thỏa thuận với Đức là một hình thức hợp tác mới, trong đó chi phí và lợi ích của hòn đảo cung cấp năng lượng này sẽ được chia đều giữa các bên. Bộ trưởng Các vấn đề kinh tế và hành động khí hậu Đức Robert Habeck khẳng định nguồn điện xanh từ đảo năng lượng Bornholm sẽ bổ sung cho dây chuyền sản xuất điện quốc gia và giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch. Ông cho rằng các dự án như vậy sẽ giúp các đối tác châu Âu thực hiện cùng lúc 2 mục tiêu là đảm bảo an ninh năng lượng và trung hòa khí thải của châu Âu.
Học sinh Đan Mạch tìm hiểu về lịch sử, văn hóa Việt Nam Vừa qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch đã tổ chức đón tiếp và giao lưu với đoàn 30 học sinh trường Trung học phổ thông Birkerd Gymnasium của Copenhagen. Học sinh trường Trung học phổ thông Birkerd Gymnasium tham quan không gian trưng bày ảnh. Ảnh: TTXVN phát Nhiệt liệt chào mừng các bạn học sinh đến thăm Đại sứ...