Điều gì đang diễn ra với nhóm cổ phiếu hạ tầng khu công nghiệp?
Tính tới hết phiên giao dịch 26/9, cổ phiếu IDV của hà tầng Vĩnh Phúc có thị giá 47.200đ và là cổ phiếu tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm BĐS KCN. Tương tự, các cổ phiếu như LHG cũng tăng 59%; D2D tăng 47%; KBC tăng 43%; SZL tăng 34% so với hồi đầu năm.
Cùng với các cổ phiếu vật liệu xây dựng (thép, gạch men, đá), dầu khí, mía đường…thì bất động sản khu công nghiệp (BĐS KCN) là một trong những nhóm ngành tăng trưởng tích cực nhất trong năm 2016.
Tính tới hết phiên giao dịch 26/9, cổ phiếu IDV của hà tầng Vĩnh Phúc có thị giá 47.200đ và là cổ phiếu tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm BĐS KCN. Tương tự, các cổ phiếu như LHG cũng tăng 59%; D2D tăng 47%; KBC tăng 43%; SZL tăng 34% so với hồi đầu năm (tính theo giá điều chỉnh).
Cổ phiếu TIP của KCN Tín Nghĩa mới niêm yết vào đầu tháng 6 vừa qua với giá chào sàn 15.000đ cũng có mức tăng trưởng khá ấn tượng, lên tới 22%.
(*) TIP mới niêm yết trên Hose vào 6/6/2016
Hưởng lợi từ làn sóng FDI, KQKD tăng trưởng tích cực
Sự bứt phá của nhóm cổ phiếu BĐS KCN trong năm nay có sự đóng góp quan trọng từ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong 8 tháng đầu năm, tổng giá trị các dự án FDI đã giải ngân được 9,8 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ 2015.
Việc gia nhập các hiệp định thương mại, đặc biệt TPP hay những yếu tố như lao động rẻ, nhiều ưu đãi về thuế…đã giúp Việt Nam có sức hấp dẫn đáng kể với các nhà đầu tư nước ngoài và điều này giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS KCN hưởng lợi không nhỏ.
Tiêu biểu là trường hợp Kinh Bắc khi trong 6 tháng đầu năm doanh nghiệp này đạt 420 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng mạnh 67% so với cùng kỳ năm trước. Kế hoạch kinh doanh 2016 mà Kinh Bắc đặt ra cũng khá ấn tượng với lợi nhuận sau thuế lên tới 850 tỷ đồng.
Video đang HOT
Thời gian gần đây, hàng loạt doanh nghiệp FDI đã trở thành khách hàng lớn của Kinh Bắc như tập đoàn Luxshare – ICT và tập đoàn JA Solar thuê tổng cộng 54ha đất tại KCN Quang Châu của Kinh Bắc để triển khai dự án. Trước đó, KCN Tràng Duệ của Kinh Bắc cũng đón nhận 2 dự án lớn từ tập đoàn LG.
KBC hưởng lợi lớn nhờ làn sóng FDI
Long Hậu cũng đạt kết quả khá tích cực với lợi nhuận sau thuế trong nửa đầu năm đạt 39 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ 2015 nhờ diện tích cho thuê đất KCN tăng. Long Hậu mới đây đã phê duyệt đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Long hậu 3 với quy mô diện tích gần 124 ha với tổng mức đầu tư 1.102 tỷ đồng.
Với Sonadezi Long Thành, kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm cũng khá ấn tượng nhờ bán lại 4 nhà xưởng cho khách thuê tại KCN Long Thành. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Sonadezi Long Thành đạt gần 50 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng gấp đôi cùng kỳ năm trước.
Còn với Tín Nghĩa, lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm của doanh nghiệp tăng 50% lên 33,5 tỷ đồng. Tương tự, D2D cũng đạt lợi nhuận 33,4 tỷ đồng, tăng 80%; IDV đạt 29 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 62%…
Bên cạnh yếu tố kết quả kinh doanh tích cực, việc các doanh nghiệp nhóm BĐS KCN chi trả cổ tức ổn định cũng là yếu tố thu hút giới đầu tư.
Cẩn thận kẻo “nhầm hàng”
Mặc dù nhóm ngành BĐS KCN đang được hưởng lợi lớn nhưng không phải cổ phiếu nào cũng mang lại niềm vui cho nhà đầu tư.
ITA của Tập đoàn Tân Tạo – một cổ phiếu “anh em” với KBC là ví dụ tiêu biểu khi liên tục lao dốc và thị giá hiện chỉ quanh ngưỡng 4.000đ. Một trường hợp khác là cổ phiếu CCI của CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp- thương mại Củ Chi khi thị giá hiện chỉ hơn 10.000đ, không thay đổi nhiều so với đầu năm.
ITA “lao dốc” không phanh
Kết quả tiêu cực của các cổ phiếu này đến từ KQKD có phần yếu kém. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, ITA chỉ đạt khoảng 30 tỷ đồng lợi nhuận, giảm mạnh 73% so với cùng kỳ 2015. Trong khi đó, lợi nhuận CCI đạt 12,7 tỷ đồng, không thay đổi so với năm trước.
Ngoài yếu tố về mặt KQKD, việc liên tục pha loãng cổ phiếu như trường hợp ITA cũng là nguyên nhân khiến giá cổ phiếu khó “ngóc đầu”. Tính tới thời điểm hiện tại, lương cổ phiếu lưu hành của ITA đã lên tới 940 triệu đơn vị và trong đó, lượng cổ phiếu lưu hành tự do theo ước tính vào khoảng 200 triệu đơn vị.
Hoàng Anh
Theo_NDH
Thanh tra đất đai với quy mô lớn trên cả nước
Thủ tướng Chính phủ vừa ký phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020.
Mục tiêu chung của đề án là nhằm tăng cường phát hiện và xử lý dứt điểm các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai nhằm chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai; góp phần nâng cao hiệu lực pháp luật đất đai, ngăn chặn, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trên phạm vi cả nước.
Đề án sẽ được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước, thời gian thực hiện từ tháng 1-2016 đến tháng 12-2020.
Theo đó, đối tượng thanh tra gồm:
- UBND các cấp huyện, xã trong việc quản lý đất đai; trọng tâm là việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đẩt; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân và việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử đụng đất;
- UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn trực thuộc về quản lý đất đai, tài chính, thuế, xây đựng các cấp trong việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai; việc quản lý đất trồng lúa và việc quản lý đất đai tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài khu công nghiệp;
- Các tổ chức sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế; các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài khu công nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai.
Sẽ thanh tra 30 tỉnh, thành trên cả nước về đất đai từ 2016 đến 2020.
Theo kế hoạch tại đề án, năm 2016 sẽ tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai của UBND các cấp huyện, xã trên phạm vi cả nước.
Bộ TN&MT sẽ trực tiếp chủ trì thực hiện thanh tra tại sáu tỉnh đại diện cho các vùng (gồm Phú Thọ, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Phước và An Giang, trong đó tại mỗi tỉnh sẽ thanh tra một đơn vị cấp huyện và hai đơn vị cấp xã).
Năm 2017: Tập trung thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai ở các cấp. Bộ TN&MT trực tiếp chủ trì thực hiện thanh tra tại sáu tỉnh, TP đại diện (gồm Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Gia Lai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Bến Tre).
Năm 2018: Tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế.
Bộ TN&MT trực tiếp chủ trì thực hiện thanh tra tại sáu tỉnh, TP (gồm Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bình Định, Đồng Nai, TP.HCM và Cần Thơ, trong đó tại mỗi tỉnh, TP thanh tra ba khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế có dấu hiệu vi phạm).
Năm 2019: Tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài khu công nghiệp. Thanh tra sáu tỉnh gồm Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nam, Nghệ An, Bình Dương và Tây Ninh, trong đó mỗi tỉnh thanh tra sáu cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài khu công nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai.
UBND cấp tỉnh tổ chức thanh tra 20 cơ sở sản xuất, kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai và tổng hợp, báo cáo kết quả gửi về Bộ TN&MT.
Năm 2020: Tập trung thanh việc chấp hành pháp luật đất đai trong việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa; thực hiện thanh tra tại sáu tỉnh, TP trực thuộc trung ương (gồm Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Long An và Hậu Giang).
Tổng kinh phí thực hiện đề án ước tính khoảng 49.850 triệu đồng.
Theo_Báo Đất Việt
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 4/8 Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 4/8 của các công ty chứng khoán. KBC: Khuyến nghị nắm giữ CTCK Vietcombank (VCBS) Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã KBC) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016 tăng mạnh với doanh thu đạt 1.113 tỷ...