Điều gì đang diễn ra với chứng khoán?
Trái ngược với những đỉnh cao mới của thị trường vàng, thị trường chứng khoán đang chứng kiến cảnh rung lắc. Các thông tin tiêu cực, tâm lý bất ổn của nhà đầu tư, cùng với lo lắng dịch Covid-19 quay trở lại đã khiến cho thị trường chứng khoán trong nước chao đảo.
Thị trường chứng khoán đang chứng kiến sự rung lắc mạnh.
Nhà đầu tư đứng ngoài quan sát
3 chỉ số chính sàn chứng khoán Mỹ đều tăng nhẹ có lẽ đã tác động tích cực lên chứng khoán Việt Nam đầu giờ sáng ngày 30/7. Thị trường bước vào phiên giao dịch sáng xuất hiện lực mua, nhờ vậy, chi số VN-Index được hỗ trợ nhẹ tăng hơn 10 điểm lên trên 800 điểm. Tuy nhiên thanh khoản thị trường lại chậm. Nhiều nhà đầu tư đứng ngoài quan sát và không dám xuống tiền khi các thông tin không tốt lành vẫn bủa vây. Dịch Covid-19 trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp. Bộ Tài chính công bố dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán…
Đáng chú ý trong phiên giao dịch ngày 30/7, nhóm cổ phiếu ngành dược được chú ý nhiều. TRA của Công ty cổ phần Traphaco và IMP của Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm đều tăng trên 3%, lần lượt khớp lệnh tại 56.800 đồng và 42.900 đồng. Các mã khác trong nhóm này như DHT, DVN, DMC tăng từ 0,5-2% so với tham chiếu.
Tuy nhiên nếu so với độ mất sức hôm 27/7, thì mức độ hồi phục không đáng là bao. Bởi chỉ trong ngày 27/7, dòng tháo từ nhà đầu tư trải dài từ đầu phiên đến cuối phiên. Các chỉ số chính VN-Index và HNX-Index đều để mất hơn 5%, vốn hóa toàn thị trường cũng bốc hơi 8,5 tỉ đô la – một con số đáng báo động.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 223 mã tăng và 113 mã giảm, VN-Index tăng 7,24 điểm ( 0,92%), lên 798,08 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 104 triệu đơn vị, giá trị 1.657,4 tỷ đồng, giảm 56% về giá trị và 52% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 14,19 triệu đơn vị, giá trị 340,22 tỷ đồng.
Còn sàn HNX có 49 mã tăng và 49 mã giảm, HNX-Index tăng 0,76 điểm ( 0,71%), lên 107,62 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 15,67 triệu đơn vị, giá trị 146,85 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,75 triệu đơn vị, giá trị 7,15 tỷ đồng.
Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư nhanh tay bán chốt chặn. Khối ngoại vẫn tiếp tục đẩy mạnh bán ròng, quan điểm “hồi là bán” được thể hiện rõ ràng và nhất quán ngay các phiên giao dịch gần đây và ngay trong sáng ngày 30/7. Cụ thể giá trị bán ra đã hơn khoảng 100 tỷ đồng, trong khi mua vào khoảng 85 tỷ đồng. Các cổ phiếu đang được giao dịch mạnh là HPG, VCB, VNM, HCM..
Mất điểm, hàng ngàn tỷ đồng vốn hoá bị bay trên sàn chứng khoán là những điều nhà đầu tư không mong muốn nhưng vẫn phải chứng kiến. Nhiều so sánh ví von đã được đưa ra ở thị trường này, rằng, tăng điểm thi ít mất điểm thì nhiều. Chỉ với hai phiên giao dịch ngày 27 và 28, mà thị trường đã mất 70 điểm gây ra nỗi sợ cho một số nhà đầu tư.
Diễn biến trong xu hướng thận trọng
Đó là khẳng định của nhiều chuyên gia khi nói về thị trường chứng khoán. Với triển vọng không mấy khả quan khi tình hình hoạt động của doanh nghiệp thời gian tới đã và sẽ tiếp tục còn nhiều khó khăn.
Video đang HOT
CTCK Bảo Việt (BVSC) đưa ra lời khuyên chiến lược đầu tư: Duy trì tỷ trọng danh mục ở mức dưới 25% cổ phiếu. Các nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao có thể tận dụng các nhịp tăng điểm để bán, giảm tỷ trọng danh mục về mức an toàn.
Trong khi đó theo Công ty Chứng khoán BSC, tính đến cuối tuần trước đã có khoảng 47,6% doanh nghiệp trên cả hai sàn chứng khoán, công bố kết quả kinh doanh quý 2 với tổng mức lợi nhuận sau thuế đạt 23.867 tỉ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ 2019. Trong đó có 86,4% số công ty công bố lợi nhuận quý 2 tăng trưởng dương và 49,4% số công ty lãi so với cùng kỳ. Tuy nhiên kết quả kinh doanh không đủ sức gỡ gạc lại các thông tin khác, đặc biệt là việc lo ngại tái bùng phát dịch Covid 19, khiến cho cộng đồng doanh nghiệp co cụm kinh doanh. Có thể nói tâm lý nhà đầu tư vẫn đang phụ thuộc nhiều vào mức độ không chế dịch bệnh từ các cơ quan chức năng.
Giới chuyên gia nhìn nhận, điều quan trọng hơn là thị trường đang ở thời điểm trồi sụt với biên độ cực mạnh do thông tin chi phối. Không thể dự đoán được thị trường sẽ phản ứng như thế nào vì các thông tin vẫn còn ở phía trước.
Ở một diễn biến khác, các tài sản an toàn như vàng hay trái phiếu tiếp tục duy trì đà tăng, đây vẫn là kênh hút dòng tiền đầu cơ trên toàn cầu ở thời điểm này. Do đó, rủi ro vẫn còn đó trên thị trường chứng khoán.
Ngày 30/7, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) có quyết định hủy niêm yết bắt buộc đối với hơn 227 triệu cổ phiếu HVG của CTCP Hùng Vương (HOSE: HVG) từ ngày 5/08. Nguyên nhân hủy niêm yết là HVG đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp khác mà HOSE, hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết hủy niêm yết nhằm bảo vệ nhà đầu tư. Trước đó, giữa tháng 4/2020, HOSE đã có công văn nhắc nhở HVG về việc chậm công bố BCTC riêng và hợp nhất quý 1/2020. Để đảm bảo thông tin đầy đủ đến nhà đầu tư, đến giữa tháng 5, HOSE đã có công văn nhắc lần thứ 3 và đề nghị Công ty khẩn trương công bố thông tin. Tuy nhiên, đến nay, HVG vẫn chưa công bố 2 báo cáo này.
Tay chơi ít biết trong "game" Vinaconex...
Trong những ngày cuối năm 2019, trên HNX, liên tiếp xuất hiện những giao dịch cổ phiếu VCG theo phương pháp thỏa thuận với quy mô cả triệu, thậm chí cả chục triệu đơn vị mỗi phiên.
Sau sự rút lui của cổ đông nhà nước, Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex; Mã chứng khoán: VCG) được biết đến như cuộc chơi riêng - đôi khi là cuộc chiến - giữa 2 nhóm đại gia.
Nhóm thứ nhất đại diện bởi Công ty TNHH An Quý Hưng - cổ đông lớn nhất và hiện là công ty mẹ của Vinaconex, với tỷ lệ sở hữu 57,71%. Cuối năm 2018, An Quý Hưng gây xôn xao dư luận khi đã bỏ mức giá gây sốc 7.366 tỷ đồng để tiếp quản 254,9 triệu cổ phần VCG từ SCIC.
Nhóm thứ hai là một nữ đại gia, người giàu bậc nhất Việt Nam. Nữ tỷ phú Forbes này được cho là người đứng sau hai cổ đông lớn còn lại của Vinaconex, là Công ty TNHH Đầu tư Star Invest (Star Invest) và Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ (Cường Vũ).
Trong đó, Cường Vũ là cái tên đã chi ra 2.002 tỷ đồng cho Viettel để đấu giá trọn lô 94 triệu cổ phần VCG, tương ứng với 21,28% vốn điều lệ Vinaconex vào cuối năm 2018; Còn Star Invest được cho là đã gom 33,4 triệu cổ phiếu VCG , chủ yếu từ quỹ đầu tư nước ngoài Pyn Elite Fund, cũng vào cuối năm 2018, để trở thành cổ đông lớn thứ 3 của Vinaconex, với tỷ lệ sở hữu 7,57%.
15,43% vốn điều lệ còn lại của Vinaconex đang nằm trong tay ai? (Ảnh minh họa: Internet)
Suốt từ thời điểm lộ diện (cuối năm 2018) đến nay, cả ba cổ đông lớn của Vinaconex - là An Quý Hưng, Cường Vũ, Star Invest đều chưa từng có thông báo nào về việc điều chỉnh quy mô nắm giữ cũng như tỷ lệ sở hữu.
Việc 84,57% cổ phần Vinaconex luôn nằm im trong tài khoản của 3 cổ đông lớn này, đồng nghĩa, hơn một năm nay, giao dịch cổ phiếu VCG trên sàn hoàn toàn được thực hiện bởi các cổ đông nhỏ lẻ - nhóm nắm giữ 15,43% vốn điều lệ còn lại của Vinaconex.
Bối cảnh thiếu thống nhất giữa hai nhóm cổ đông chi phối Vinaconex sẽ cho cả hai nhóm này động lực để gom tối đa cổ phần VCG trôi nổi. Nhóm An Quý Hưng - với lợi thế sẵn có nhờ tỷ lệ sở hữu quá bán, sẽ có quyền quyết đáp gần như mọi chuyện ở Vinaconex, nếu tiếp tục nâng được tỷ lệ sở hữu lên chạm ngưỡng 65% vốn điều lệ.
Lưu ý rằng, An Quý Hưng, về hình thức, là một công ty gia đình, nhưng không có nghĩa, 254,9 triệu cổ phần VCG mà nó đứng tên là của riêng nhà ông Nguyễn Xuân Đông - chủ An Quý Hưng. Quy mô thương vụ (7.366 tỷ đồng) và tầm vóc Vinaconex, thực tế, là quá sức so với thực lực của vị đại gia xây dựng gốc Hà Tây.
Đích thân Chủ tịch Vinaconex Đào Ngọc Thanh, người được xem như đồng minh của Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Đông ở Vinaconex, từng thừa nhận có một liên minh 5 -6 nhà đầu tư đằng sau An Quý Hưng. "Đây là cuộc chơi lớn nên phải tập hợp đông anh em, chủ yếu làm trong lĩnh vực xây dựng và có nhiều kinh nghiệm", một tờ báo dẫn lời ông Thanh vào cuối năm 2018.
Có nhiều đồn đoán về danh tính các đại gia đồng hành cùng ông Thanh và ông Đông đằng sau An Quý Hưng, tuy nhiên, đến nay đó vẫn là một bí ẩn lớn với thị trường.
Một đại gia trong nhóm "G7 Hà Nội" - có thâm niên làm ăn với ông Nguyễn Xuân Đông - cũng được đồn là một trong các tay chơi giấu mặt, bên cạnh các cái tên như ông Hùng "Hùng Túy", Chu Đức Lượng "Phú Mỹ",... Tuy vậy, trao đổi với VietTimes, vị này khẳng định không phải. "Hồi trước tôi cũng tính chung một ít nhưng sau kẹt tiền nên thôi. Hơi tiếc", ông nói.
Showroom Hùng Túy cũng là trụ sở của Công ty TNHH Hoàng tử và Tập đoàn Picenza. (Ảnh: X.T)
Tại một bài viết cũ , VietTimes từng đề cập về đại gia nội thất, vật liệu xây dựng Hùng Túy có thể là một trong những nhà đầu tư giấu mặt đã liên minh cùng ông Đông "An Quý Hưng" trong thương vụ Vinaconex. Không chỉ bởi mối quen biết gắn bó giữa 2 bên, mà còn từ một tín hiệu đáng chú ý, là sự xuất hiên của một "người của Hùng Túy" trong cơ cấu lãnh đạo VCG.
Theo đó, ngay tại phiên đại hội đầu tiên của Vinaconex hậu đấu giá (ĐHĐCĐ bất thường ngày 11/01/2019), ông Trần Trung Dũng (Trưởng bộ phận kế toán xây dựng cơ bản của Công ty cổ phần Tập đoàn Picenza Việt Nam) - đã bất ngờ được đề cử vào Ban Kiểm soát Vinaconex. Với sự ủng hộ từ 360 triệu phiếu bầu (bầu dồn phiếu), Trưởng bộ phận kế toán xây dựng cơ bản của Công ty cổ phần Tập đoàn Picenza Việt Nam đã tham gia Ban Kiểm soát Vinaconex và giữ chức vụ đó cho đến hiện nay.
"Nhóm Hùng Túy chắc có góp vốn nên mới cử người vào như vậy để giám sát", một thành viên thị trường đặt vấn đề.
Tuy nhiên, nhóm Hùng Túy có nhiều cách để tham gia "game" Vinaconex, nếu muốn. Bên cạnh việc xuất hiện trong liên minh đứng sau An Quý Hưng thì nhóm Hùng Túy cũng có thể đứng riêng (một phần hoặc toàn bộ). Bởi như đã phân tích, ngoài 84,57% cổ phần đứng tên 3 cổ đông lớn thì 15,43% cổ phần còn lại của VCG thuộc diện trôi nổi và khó xác định danh tính.
Một nguồn tin nói rằng, nhóm Hùng Túy - thông qua Công ty cổ phần Tập đoàn Picenza Việt Nam và một lãnh đạo công ty này (ông Nguyễn Văn Hùng) - đã gom vào lượng cổ phiếu VCG lớn, tương đương với 7,8% vốn điều lệ Vinaconex.
Tuy nhiên, thông tin này có lẽ cần kiểm chứng thêm. Bởi lẽ, Tập đoàn Picenza Việt Nam thuộc diện "người có liên quan của người nội bộ" Vinaconex (Thành viên Ban Kiểm soát Vinaconex Trần Trung Dũng là nhân sự của Picenza Việt Nam), thì trước giao dịch, nhà đầu tư sẽ phải thực hiện đăng ký.
Chưa kể, với quy mô nắm giữ trên 5% thì Tập đoàn Picenza Việt Nam và lãnh đạo của nó (cùng nhóm cổ đông) cũng sẽ phải thực hiện công bố thông tin.
Liên tiếp những lệnh thỏa thuận "khủng" cổ phiếu VCG những ngày cuối năm 2019.
Trong những ngày cuối năm 2019, trên HNX, liên tiếp xuất hiện những giao dịch cổ phiếu VCG theo phương pháp thỏa thuận với quy mô cả triệu, thậm chí cả chục triệu đơn vị mỗi phiên.
Điều này cho thấy đang tồn tại không ít những cổ đông "gần lớn" ở Vinaconex./.
Ninh Giang
Theo Viettimes
Chứng khoán ngóng các gói kích cầu Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam từ đầu năm 2020 tới nay có nhiều biến động đáng kể. Trên cả hai sàn, các chỉ số đều tăng trước kỳ nghỉ Tết Canh Tý 2020, sau đó lại giảm mạnh khi dịch Covid - 19 bùng phát. Dịch Covid - 19 đã khiến TTCK thế giới trải qua chuỗi ngày u ám nhất...