Điều gì đang ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán?
Thị trường chứng khoán toàn cầu đang có những ngày đầu năm mới thật sự khó khăn, sắc đỏ chiếm ngự từ châu Á sang châu Âu, trong khi thị trường Mỹ dù ngược dòng nhưng cũng không tránh khỏi những thời điểm bán tháo hoảng loạn. Điều gì đang ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư trong những ngày này?
Từ hoạt động kinh tế suy yếu
Các nhà đầu tư đã khởi đầu năm mới với nhiều lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc, châm ngòi cho tâm lý tránh né các tài sản rủi ro ngay những ngày đầu năm nay.
Dữ liệu công bố mới nhất của Bắc Kinh về hoạt động sản xuất trong tháng 12, phát hành hôm qua, cho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng hơn so với con số trước đó, phản ánh sự sụt giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2016. Đây là thông tin rất tiêu cực khi mà gần đây chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố sẽ ra tay can thiệp và hỗ trợ các hoạt động trong nền kinh tế, nhưng dường như vẫn chưa mang lại hiệu quả nào.
Cụ thể chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) đã rớt xuống 49,7 điểm trong tháng 12. Việc rớt xuống dưới mốc 50 điểm là dấu hiệu cho thấy các hoạt động trong nền kinh tế đã co lại lần đầu tiên sau 2 năm rưỡi qua.
Trong khi đó, tăng trưởng trong khu vực sản xuất của Đức cũng đã chậm lại. Theo chỉ số PMI của Đức do Markit khảo sát đã giảm xuống mức thấp nhất trong 33 tháng là 51,5 điểm, làm tăng thêm mối lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu mà các nhà đầu tư lo ngại có thể tràn vào Hoa Kỳ.
Thực tế thì chỉ số PMI của Hoa Kỳ trong tháng 12 nằm ở mức 53,8 điểm, không cách biệt quá lớn so với mức kỳ vọng là 53,9 điểm, tuy nhiên đang nằm ở mức đáy trong 15 tháng qua. Dữ liệu kinh tế thấp hơn dự báo được đưa ra sau một cuộc khảo sát về sản lượng nhà máy, qua đó làm tăng lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế trong năm nay.
Art Cashin, Giám đốc điều hành sàn tại UBS, chia sẻ: “Mọi người đang lo ngại rằng đây là dấu hiệu của sự suy thoái toàn cầu. Chỉ mới 8 tháng trước, chúng ta còn đang nói về tăng trưởng đồng bộ và tất cả những điều đó đang sụp đổ”.
Sự bi quan về kinh tế diễn ra trong lúc các nhà đầu tư vẫn lo lắng về tranh chấp thuế quan kéo dài giữa Bắc Kinh và Washington, mà các nhà phân tích cho rằng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trì hoãn ở cả hai nền kinh tế.
Đến các yếu tố chính trị
Video đang HOT
Những người tham gia thị trường cũng đang chứng kiến chính phủ Hoa Kỳ bước vào tuần thứ 2 vẫn đang đóng cửa một phần, trong khi Tổng thống Donald Trump đang cùng với các nhà lập pháp hàng đầu thảo luận về việc mở lại chính phủ bằng cách giải quyết những tranh cãi xung quanh việc mở rộng bức tường biên giới Hoa Kỳ-Mexico.
Chính phủ Mỹ vẫn đang đóng cửa 1 phần
Sam Stovall, chiến lược gia đầu tư cổ phiếu Hoa Kỳ tại CFRA Research bình luận: “Trong quá khứ, việc chính phủ đóng cửa không thực sự ảnh hưởng đến thị trường. Tuy nhiên, nếu Quốc hội và Nhà Trắng có thể đi đến thỏa thuận sớm chấm dứt việc đóng cửa một phần, điều đó sẽ phần nào hỗ trợ cho thị trường”.
Ông nói thêm: “Tuy nhiên, việc bán tháo trên thị trường trong ngày đầu năm có thể được quy cho tình hình chia rẽ ở Washington, khi việc đóng cửa chính phủ báo hiệu một năm không chắc chắn của chính sách, bao gồm các câu hỏi xung quanh chính sách thương mại của Hoa Kỳ”.
Joel Kulina, chuyên gia phân tích tại Wedbush Securities, chia sẻ: “Sự tan băng của thị trường sau lễ giáng sinh dường như đang trải qua những ngày khó khăn trở lại. Đó là hệ quả từ những lo ngại về tăng rưởng toàn cầu và sự không chắc chắn kéo dài từ cuộc chiến tranh thương mại/ thuế quan. Do đó, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục tiếp cận thị trường theo hướng thận trọng hơn nữa trong năm 2019, để chắc chắn xác định được thời điểm nào thị trường mới tìm thấy đáy”.
Ở một diễn biến khác, gần đây Đài Loan đã từ chối lời kêu gọi “Một quốc gia hai chế độ” từ chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, điều mà Hồng Công và Ma Cao đã chấp nhận. Phía Trung Quốc cũng cho biết không loại trừ có thể sử dụng vũ lực để đạt mục tiêu, và “chống lại các thế lực bên ngoài hòng can thiệp vào quá trình thống nhất hòa bình cũng như các hoạt động thúc đẩy độc lập của Đài Loan”. Diễn biến này khiến giới đầu tư lo ngại quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc có thể trở nên căng thẳng trở lại, trong bối cảnh mà các cuộc đàm phán về thương mại sắp sửa diễn ra.
ĐỒNG AN
Theo thegioitiepthi.vn
Giá vàng hôm nay 3/1: Đầu năm leo lên đỉnh mới
Giá vàng hôm nay 3/1 trên thị trường thế giới leo lên đỉnh cao mới trong hơn 6 tháng qua bất chấp đồng USD tăng giá.
Tới đầu giờ sáng 3/1 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.285 USD/ounce.
Giá vàng giao tháng 2 năm 2019 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.288 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay thấp hơn 1,3% (17,5 USD/ounce) so với đầu năm 2018. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 35,6 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 1 triệu đồng/lượng so với vàng trong nước.
Giá vàng thế giới leo lên đỉnh cao mới trong hơn 6 tháng qua bất chấp đồng USD tăng giá. Những lo ngại bất ổn trên các thị trường chứng khoán cũng như triển vọng kém tươi sáng của kinh tế toàn cầu là nguyên nhân chính khiến giá vàng giảm.
Vàng tiếp tục đà đi lên ghi nhận từ cuối năm 2018 trong bối cảnh đồng USD suy yếu và một thế giới với nhiều bất ổn, đang phản ánh trực tiếp trên các thị trường tài chính và chứng khoán toàn cầu.
Hàng loạt các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm sau khi Trung Quốc công bố các số liệu kinh tế thất vọng, trong khi thị trường chứng khoán Mỹ cũng phát đi những tín hiệu xấu, với chỉ số Dow Jones giảm thêm vài trăm điểm.
Theo SCMP, chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) của Trung Quốc tháng 12/2018 giảm xuống 49,4 điểm, đánh dấu sự suy giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm đầu tiên trong hơn một năm rưỡi qua. Chỉ số PMI dưới 50 cho thấy nền kinh tế của Trung Quốc đang co lại trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa họ và Mỹ vẫn chưa hề kết thúc.
Giá vàng hôm nay: tiếp tục tăng.
Vàng tăng giá còn do căng thẳng giữa Mỹ và Trung gia tăng liên quan tới vấn đề Đài Loan.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 31/12/2018 đã chính thức ký phê chuẩn đạo luật Sáng kiến Tái bảo đảm Châu Á nhằm tái xác lập vị thế của Mỹ trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và hỗ trợ Đài Loan phòng thủ trước Trung Quốc.
Đây là một đạo luật có lợi cho Đài Loan, thách thức Trung Quốc, thể hiện cam kết của Mỹ với một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở cửa và tự do. Bên cạnh đó, đạo luật còn thể hiện sự "ủng hộ việc bán vũ khí thường xuyên cho Đài Loan".
Trong khi đó, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để ngỏ khả năng sử dụng vũ lực để đảm bảo rằng Đài Loan sẽ về với đại lục.
Vàng tăng bất chấp đồng USD hồi phục ngay đầu năm mới. Tuy nhiên, đồng USD được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn khi mà triển vọng kinh tế Mỹ không còn tươi sáng và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang cân nhắc về kế hoạch tăng lãi suất.
Như vậy, về dài hạn đồng USD không còn nhiều lực để tiếp tục đi lên như năm 2018. Điều đó cũng có nghĩa vàng sẽ được hưởng lợi trong năm 2019.
Hiện tại, giới đầu tư đang chờ đợi đánh giá của chủ tịch Fed Jerome Powell về triển vọng kinh tế Mỹ và kế hoạch tăng lãi suất trong năm 2019 trong cuộc thảo luận với những người tiền nhiệm vào cuối tuần này.
Trên thị trường vàng trong nước chốt 2/1 đa số các cửa hàng vàng tăng giá vàng 9999 trong nước 100-110 ngàn đồng so với phiên cuối năm trước.
Tính tới cuối phiên giao dịch 2/1, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 36,56 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,66 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 36,49 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,69 triệu đồng/lượng (bán ra).
Theo Doji, thị trường ghi nhận không khí giao dịch khá trầm lắng với lượng khách tham gia theo nhu cầu mua bán nhỏ lẻ. Số lượng khách bán vàng ra chiếm 60% trên tổng số lượng giao dịch tại Doji.
V. Minh
Theo vietnamnet.vn
Dấu hiệu lạ từ thị trường tài chính Mỹ Trong một thông điệp trên Twitter ngày Giáng sinh, Tổng thống Donald Trump cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) là vấn đề duy nhất của kinh tế Mỹ. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Chỉ trích trên được đưa ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán nước này đang chứng kiến đợt lao dốc chưa có dấu hiệu dừng sau...