Điều gì chờ đợi bạn tại thành phố Thâm Quyến
Sát cạnh ngay Hong Kong, thành phố Thâm Quyến và người anh em này đã cùng bắt tay nhau, trở thành hai đô thị lớn trên thế giới.
Thành phố Thâm Quyến đúng chuẩn một thành thị hiện đại, nơi nhịp sống là một bản giao hưởng nhanh sôi động. Nơi du khách chìm trong ánh đèn lung linh và những công trình hoành tráng đến bất ngờ.
Tham quan Hong Kong hết gần hai ngày trời. Theo đúng lịch trình thì vẫn dư tận ba hôm nữa, vậy là cả nhóm trả phòng, kéo nhau đi thành phố Thâm Quyến. Ban đầu, mình còn ngơ ngác hỏi đi hỏi lại, giờ phải từ Hongkong bay về Trung Quốc ạ. Lát sau mới biết thành phố Thâm Quyến cách Hongkong… chỉ một cây cầu.
Thành phố Thâm Quyến hiện đại trẻ trung
Thành phố Thâm Quyến trực thuộc tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc. Thâm Quyến nghĩa là “con lạch sâu” nhưng tên địa danh này trong tiếng Việt thường bị phiên âm sai thành Thẩm Quyến. Hiện nay còn có sông Thâm Quyến là ranh giới giữa thành phố Thâm Quyến và Hồng Kông.
Từ trên cầu nhìn sang thành phố Thâm Quyến như một khu rừng bê tông rực rỡ sắc màu. Tại sao tôi gọi Thâm Quyến là con lạch sâu vươn lên đại đô thị, vì chính nhờ vào địa thế thuận lợi, khiến cảng Thâm Quyến trở thành một trong những cảng tấp nập nhất Trung Quốc, chỉ sau Thượng Hải.
Một Thâm Quyến lung linh khi đêm về
Trong 30 năm qua, thành phố Thâm Quyến đã thu hút trên 30 tỷ USD vốn đầu tư từ nước ngoài và doanh nghiệp. Thành phố Thâm Quyến là một hình mẫu thành công của Trung Quốc trong việc thu hút đầu tư và nhân lực từ trong nước lẫn ngoài nước, tạo ra hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc.
Vậy nên dù đã từng vác ba lô qua rất nhiều mega city từ Âu sang Á, tôi vẫn thấy choáng ngợp trước một thành phố Thâm Quyến khổng lồ.
Một góc công viên Cửa sổ thế giới
Video đang HOT
Nghỉ một đêm, sáng mai cả nhóm quyết định ghé công viên Cửa sổ thế giới – Window Of the World. Đây là điểm tham quan hàng đầu tới thành phố Thẩm Quyến. Phải đi cho biết, chứ không về người ta hỏi tới Thẩm Quyến có đi leo Cửa sổ không, mình còn biết đường trả lời.
Công viên Cửa sổ Thế giới nằm ở phía tây của thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Công viên có khoảng 130 công trình thu nhỏ của các kiến trúc du lịch nổi tiếng nhất trên thế giới, với diện tích 48 ha. Bạn sẽ nhìn thấy một tháp Eiffel cao 108 m. Từ đó có thể bao quát toàn cảnh công viên, và các công trình đặc trưng khác như Kim tự tháp và đền Taj Mahal.
Cổng vào hoành tráng của OCT East
Nếu muốn nhìn thấy những công trình hùng vĩ khác, thì bạn không nên bỏ qua điểm đến tiếp theo đó là OCT East. Khu phức hợp giải trí và nghỉ dưỡng này nằm ở Yantian, thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc. Với chi phí xây dựng vào khoảng 3,5 tỷ nhân dân tệ, và rộng 9km2.
Khu vực Knight Valley bên trong OCT East
OCT East được xây dựng bắt đầu vào năm 2004 và được mở cửa vào năm 2007. Nó được chia thành 3 công viên chủ đề, đó là Knight Valley, Tea Stream Resort Valley và Wind Valley. Ngoài ra tại đây còn có 8 khách sạn và một ngôi chùa Phật giáo. Bước vào đây bạn sẽ cách biệt hoàn toàn với thành phố Thẩm Quyến ồn ã.
Có một OCT East thanh bình
Tôi ngồi một mình ở Tea Stream, uống trà và nhìn về phía ngôi chùa ở xa xa. Cảm giác bình yên thoát tục hẳn. Chỉ một lát nữa thôi cả nhóm sẽ kéo về từ Knight Valley. Tôi thường tranh thủ những phút được một mình như thế, để cảm nhận cho rõ hơn về vùng đất mà mình ghé qua. Có một Thẩm Quyến trầm lắng nhẹ nhàng đến nao lòng.
Theo Trí thức trẻ
Những người bán mạng cho phép màu kinh tế ở Trung Quốc
Những người khoan đá cho các công trình xây dựng ở Thâm Quyến mắc bệnh phổi nặng, khiến họ yêu cầu thành phố này bồi thường.
Công nhân khoan đá tại một công trình ở Trung Quốc. Ảnh: Alamy.
Chỉ cần đi 4-5 bước, Wang Zhaogang, 52 tuổi, quê ở Hồ Nam, lại phải dừng để hít thở. Ông thở khò khè đầy khó nhọc, theo SCMP.
Wang chỉ nặng 40kg, sụt 15 kg so với năm trước. Trong năm nay, ông đã 5 lần đi từ quê ở huyện Tang Thực - một trong 10 huyện nghèo nhất ở Trung Quốc - đến thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông để đề nghị chính quyền thành phố giúp đỡ những công nhân xây dựng như ông.
Nhìn lên những tòa nhà chọc trời của thành phố, nơi ông đã làm công nhân xây dựng từ năm 2004 và phải đánh đổi bằng sức khỏe của mình, Wang nói: "Chúng tôi được đối xử như lũ kiến chứ không phải con người. Tôi đã bán mạng cho Thâm Quyến. Nếu tôi biết sự nguy hiểm của việc dùng búa khoan đá, tôi sẽ không bao giờ làm việc đó dù nghèo đến mức nào".
Tháng 8 năm ngoái, Wang biết rằng mình chẳng còn sống được bao lâu khi ông nhiễm bệnh bụi phổi silic giai đoạn ba vì nhiều năm tiếp xúc với bụi silic trong công việc. Thay vì lặng lẽ chấp nhận số phận, ông đã kiến nghị để đòi chính quyền Thâm Quyến bồi thường.
Ông là một trong số hơn 600 công nhân từ Hồ Nam muốn được nhận tiền điều trị y tế và hỗ trợ gia đình, phản ánh cái giá mà người lao động phải trả cho phép màu kinh tế biến Thâm Quyến từ một làng chài im lìm thành thành phố với GDP 338 tỷ USD vào năm 2017.
Trong khi Thâm Quyến kỷ niệm 40 năm kể từ khi chính sách mở cửa của Trung Quốc giúp thành phố này trỗi dậy, hoàn cảnh bi đát của những công nhân từng xây dựng các tuyến tàu điện ngầm và tòa nhà nổi bật của thành phố cho thấy rằng bảo vệ người lao động vẫn là vấn đề, một thập niên sau khi Trung Quốc ra luật vào năm 2008 yêu cầu chủ lao động ký hợp đồng với nhân công.
Gu Fuxiang, 51 tuổi, mắc bệnh bụi phổi silic giai đoạn hai, nói rằng Thâm Quyến không thể đạt được thành công "mà không có sự đóng góp của những bệnh nhân như chúng tôi. Tôi đã phải trả giá bằng mạng sống của mình để đóng góp cho thành tựu của Thâm Quyến".
"Tôi rất cần tiền", Gu nói thêm. "Tôi cần tiền để phụng dưỡng bố mẹ, đóng học phí cho con và trả hết nợ. Tôi không còn nhiều thời gian nữa. Tôi còn phải lo chuyện hậu sự của chính mình".
Bụi phổi Silic là bệnh viêm phổi không chữa được do hít phải bụi silic trong không khí kéo dài khi các công nhân dùng búa khoan để khoan đá granite cứng ở lòng đất Thâm Quyến nhằm xây móng cho các tòa nhà. Họ kiếm được 200-300 NDT (29-44 USD) một ngày, cao hơn ba lần so với các loại công việc xây dựng khác tại thời điểm đó.
Kể từ những năm 1990, người lao động từ Hồ Nam đổ xô đến các thành phố như Thâm Quyến, nhận khoan đá để nhanh chóng kiếm tiền. Nhưng vào những năm 2000, nhiều người bắt đầu ngã bệnh và qua đời.
"Nhiều người bị bệnh viêm phổi do họ hít bụi mỗi ngày mà không có công cụ bảo hộ lao động", Geoffrey Crothall, phát ngôn viên của China Labor Bulletin, tổ chức bảo vệ quyền cho người lao động có trụ sở tại Hong Kong, cho biết.
Các kiến nghị của người lao động chỉ giúp họ nhận được những khoản từ thiện nhỏ, một phần vì hầu hết người lao động thiếu tài liệu chứng minh họ đã làm việc tại các công trình trước khi mắc bệnh.
Hơn 200 công nhân đã đến Thâm Quyến lần thứ sáu để gây sức ép với chính quyền thành phố vào tháng 9. Họ lên kế hoạch đi thêm chuyến nữa trong tháng này, sau khi các quan chức chưa giữ lời hứa giúp đỡ họ.
Biên bản từ các cuộc họp cho thấy giới chức cam kết đẩy nhanh tiến độ xử lý yêu cầu bồi thường của 227 công nhân có thể xuất trình hồ sơ làm việc. Giới chức cũng hứa hẹn rằng sẽ điều phòng khám di động đến Hồ Nam để kiểm tra các công nhân khác. Lãnh đạo thành phố Thâm Quyến đồng ý đến thăm những công nhân ốm yếu.
Crothall cho rằng mặc dù có những biện pháp pháp lý mà người lao động có thể thực hiện, chúng tốn nhiều thời gian và công sức. "Rất nhiều người không có tài liệu chứng minh việc làm", ông nói. "Một số có thẻ làm việc từ những năm 1990, nhưng với bệnh nguy hiểm do nghề nghiệp, bạn phải nộp đơn yêu cầu bồi thường trong một năm sau khi mắc bệnh".
"Vì vậy, các thủ tục pháp lý thực sự không khả dụng với họ. Lựa chọn duy nhất là kiến nghị với thành phố Thâm Quyền giàu có và phát triển với hy vọng họ làm điều đúng đắn", Crothall bình luận.
"Giờ là năm 2018 rồi nhưng các công việc nguy hiểm vẫn tồn tại", Wang nói. "Không có sự cải thiện. Nhiều người lao động tiếp tục bị viêm phổi. Chính quyền tiếp tục phớt lờ chúng tôi".
"Nhưng chúng tôi rất quyết tâm. Nếu kiến nghị ở đây không được thì chúng tôi muốn kiến nghị lên chính quyền tỉnh Quảng Đông. Nếu Quảng Đông cũng không được thì chúng tôi có thể đến Bắc Kinh".
Gia đình các công nhân xây dựng giơ dòng chữ "Thâm Quyến, hãy đền bù cho lá phổi của chồng chúng tôi". Ảnh: SCMP.
Tuy nhiên, thời gian cũng là trở ngại. Nhiều người từng làm việc cùng Wang đã chết, những người còn sống đang vật lộn với các hóa đơn bệnh viện.
Zhong cho biết công nhân cảm thấy bị bỏ rơi dù đã đóng góp cho sự phát triển của Thâm Quyến. "Chúng tôi bị bệnh và sắp chết; chính phủ ít nhất nên trả các hóa đơn y tế cho chúng tôi", ông nói. "Họ không thể chỉ ngồi đó và nhìn chúng tôi chết. Không có gì buồn hơn là nhìn các anh em của mình chết một cách chậm chạp và đau đớn, để lại vợ con. Chẳng bao lâu nữa cũng đến lượt chúng tôi".
Crothall đồng ý rằng việc giải quyết các kiến nghị diễn ra quá lâu dù chính quyền Thâm Quyến đã đồng ý lắng nghe ý kiến của người lao động.
"Nhiều người sẽ sớm ra đi", Crothall nói. "Thật đáng buồn rằng nhiều chính quyền địa phương nghèo hơn đang chờ họ chết và hy vọng vấn đề sẽ được giải quyết theo cách đó".
Theo Phương Vũ (VNE)
Hiệu trưởng mất việc vì cho trẻ xem múa cột trong ngày khai giảng Giới chức quận Bảo An thuộc thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc) vừa sa thải hiệu trưởng một trường mầm non sau khi trường này tổ chức tiết mục múa cột trước mặt các trẻ trong ngày khai giảng 3.9. Trường mầm non Tân Sa Oái ở Thâm Quyến cho các trẻ xem múa cột trong ngày khai giảng - CHỤP TỪ CLIP...