Điều dưỡng viên không thể cười vì… quá tải
&’Một đêm trực 2 điều dưỡng phải chăm sóc 80 bệnh nhân. Người kêu đau, người kêu sốt, người khác thì nhăn nhó, điều dưỡng chạy chỗ này chạy chỗ kia, đố ai có thể cười được?’, tiến sĩ Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, chia sẻ tại hội nghị khoa học điều dưỡng với chủ đề An toàn người bệnh tổ chức ngày 2.12.
Sự tận tụy của điều dưỡng góp phần cho ca bệnh thành công – Ảnh: Thúy Anh
“Trước ca trực, các điều dưỡng đã có 8 giờ làm việc hết công suất. Đến đêm trực với khối lượng lớn công việc, điều dưỡng không thể cười được thì lại bị đánh giá về ‘tinh thần, thái độ’. Làm việc vất vả như vậy nhưng lương ngân sách chỉ có 3 triệu đồng, mà lại còn nợ lương nữa”, ông Quyết nói.
Chia sẻ với vất vả trong công việc của điều dưỡng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, khẳng định thành công trong điều trị có đóng góp của những người làm công tác điều dưỡng, đặc biệt là hệ ngoại khoa, vai trò của điều dưỡng rất quan trọng.
Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng lưu ý: Ở nước ngoài một điều dưỡng hoạt động không đúng chức năng, không đảm bảo đúng kỹ thuật thì Hội điều dưỡng có thể rút giấy phép hoạt động và những người điều dưỡng muốn tham gia hoạt động chuyên môn thì hội sẽ xem xét.
“Rủi ro” trong bệnh viện
Theo tiến sĩ Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội điều dưỡng Việt Nam, vẫn còn tỷ lệ điều dưỡng chưa tuân thủ các quy định về an toàn trong công tác chuyên môn, ảnh hưởng đến an toàn của người bệnh.
Video đang HOT
Kết quả nghiên cứu ở một số bệnh viện được công bố tại hội nghị cho thấy: chưa đến 3% điều dưỡng thực hiện đúng an toàn tiêm tĩnh mạch (18/18 bước); 17-50% điều dưỡng không đạt yêu cầu về an toàn mũi tiêm (12/12 bước); vẫn còn tỷ lệ nhỏ (1%) người bệnh bị chuyển nhầm khi phẫu thuật; 6,7% bệnh nhân sau mổ không được bàn giao theo dõi hô hấp, tuần hoàn khi chuyển từ phòng mổ về buồng bệnh.
Theo TNO
Vì quá nghèo, hai mẹ con uống thuốc diệt cỏ, mẹ chết, con 1 tuổi đang nguy kịch
Hoàn cảnh túng quẫn, trong một phút thiếu suy nghĩ, người mẹ trẻ đã tìm đến cái chết như một sự giải thoát. Hành động dại dột của chị đã khiến gia cảnh gia đình càng thêm bi đát, khi bản thân chị thì chết, còn đứa con mới bước qua 1 năm tuổi đang hết sức nguy kịch.
Ngôi nhà nơi xảy ra vụ việc đau lòng
Hại đời con vì mẹ dại dột
Sự việc đau lòng xảy ra ngày 12-11, tại gia đình anh Nguyễn Văn Nam (24 tuổi), trú tại xã Bộc Nhiêu (Định Hóa, Thái Nguyên). Nạn nhân là chị Lộc Thị Hồng (SN 1993, vợ của anh Nam) đã tử vong và cháu Nguyễn Thị Hải (1 tuổi, con gái đầu lòng của anh Nam, chị Hồng) đang trong cơn nguy kịch. Theo lời anh Nam thì sáng hôm xảy ra sự việc, chị Hồng vẫn dậy nấu mì cho chồng ăn. Ăn xong, do mệt nên anh sang nhà mẹ đẻ ngay sát vách để nằm nghỉ. Đang xem ti vi thì anh nghe thấy tiếng vợ gọi thất thanh "Anh Nam ơi! Nhanh về cứu con", rồi nghe thấy tiếng con khóc thét, anh và hàng xóm vội chạy về. Về đến nhà thì trông thấy cảnh vợ và con mồm miệng xanh lét, sùi bọt mép. Trong cơn hoảng loạn, anh nghe chị Hồng nói "Em xin lỗi anh, em cho con uống thuốc sâu rồi". Lúc này, anh vội cùng mẹ đẻ và hàng xóm đưa hai mẹ con đi trạm xá. Cả hai được gây nôn rồi chuyển lên bệnh viện huyện, tại đây chị Hồng đã chết còn cháu Hải tiếp tục được chuyển lên Bệnh viện A Thái Nguyên, ra Bệnh viện Bạch Mai và chuyển sang BV Nhi Trung ương.
TS.BS Tạ Anh Tuấn, Phó Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, cháu Hải nhập viện trong tình trạng bị suy gan, suy thận, suy hô hấp (có biến chứng tràn khí màng phổi), rối loạn đông máu... do ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat. Đặc biệt, cháu bé được chuyển đến viện khá muộn (36 giờ kể từ thời điểm uống thuốc) nên việc cứu chữa khó khăn hơn nhiều so với những trường hợp đến sớm. "Ở giờ thứ 36, khi định lượng các nồng độ chất độc trong nước tiểu thấy rất cao với liều gây chết, khoảng 5mcg/ml. Bình thường ngoài 24 giờ mà nồng đồ còn trên 2mcg/ml thì đứa trẻ gần như là chắc chắn chết rồi. Chứng tỏ bệnh nhân uống liều rất lớn, khả năng tử vong cao" - BS Tuấn cho biết. Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sỹ đã hội chẩn và quyết định tiến hành lọc hấp phụ bằng than hoạt và các biện pháp điều trị cần thiết khác. Tính đến thời điểm này, sau hơn nửa tháng được điều trị tích cực, một số tạng đã phục hồi nhưng phổi thì vẫn tiến triển nặng thêm, xuất hiện tràn khí màng phổi, phải thở máy và nguy cơ xơ phổi là rất lớn.
Bà nội cháu Nguyễn Thị Hải
Tự tử vì quá nghèo?
Sự việc chị Hồng tự tử và cho con uống thuốc diệt cỏ khiến tất cả mọi người đều bàng hoàng đau xót, chỉ vì một phút nghĩ quẩn mà chị để lại nỗi đau cho cả gia đình, nhất là đứa con không biết tương lai sẽ ra sao. Mẹ anh Nam, bà Nguyễn Thị Lý cho biết, hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn, phải chạy ăn từng bữa. Anh Nam và chị Hồng lấy nhau được một thời gian thì ra ở riêng, nhưng anh Nam sau một tai nạn khi lao động, sức khỏe giảm nhiều nên công việc bấp bênh, còn chị Hồng thì ở nhà trông con nên không có thu nhập. "Mới đầu vợ chồng nó ăn riêng, tôi cứ vay được gạo thì lại chia cho chúng nó chứ nó cũng chẳng vay được ai. Sau tôi bảo nó thôi lên đây mẹ con ăn chung. Thi thoảng kiếm được mươi, mười lăm nghìn, nó ra chợ mua cân mỡ về nấu canh chứ cũng chẳng có thức ăn gì. Được cái mẹ nó tốt sữa, cháu Hải sinh ra 3 kg, 1 tuổi đã 14kg mà chẳng bao giờ có thịt cá hay ngụm sữa ngoài nào". Nhắc đến cháu mình, bà Lý nước mắt lưng tròng: "Nó ngoan lắm, hôm nào mẹ đi làm thì ở nhà với bà cả ngày. Thương cháu nên lúc nào có tiền tôi mua cục xương về ninh, lấy nước đấy pha cho cháu gói cháo Gấu đỏ, nó ăn một tí là hết. Thế mà nó làm con nó ra thế này".
Còn về chị Hồng, bà Lý cho biết, chị là người hiền lành, ít nói, chịu khó chịu khổ nhưng do phải ở nhà trông con nên cũng không có thu nhập gì. "Ngày nó chết, mẹ đẻ nó mang gạo rải đầy áo quan, bảo lúc trước nó gọi điện xin gạo, tôi chưa kịp cho thì nó đã chết rồi". Về việc liệu vợ chồng anh Nam - chị Hồng có mâu thuẫn gì lớn không, bà Lý cho biết không nghe thấy hai người cãi nhau gì lớn. "Thằng Nam mới đi làm khoan cắt bê tông ở Hà Nội. Hôm nó về cũng tội, vợ trông ngóng hàng tháng trời mà về người ta trả cho có 200.000 đồng, chỉ đủ tiền đi lại. Tôi cũng thấy vợ nó than là anh Nam chẳng chịu tu chí làm ăn gì, còn thằng Nam thì bảo người ta không trả tiền chứ không phải anh chơi bời gì. Sau này khi cháu bị thế này thì họ mới đến tận đây trả cho 2 triệu đồng tiền công".
Vào cái ngày định mệnh ấy là ngay sau ngày sinh nhật cháu Hải. Bà kể: "Hôm ấy là ngày 10-10 Âm lịch - Tết cơm mới, cũng là ngày sinh nhật cháu. Thằng Nam đi vay gạo rồi bắt con gà chừng 5 lạng thịt ra thắp hương cả nhà ăn với nhau chứ cũng chẳng mời ai. Thế mà hôm sau nó nghĩ sao lại uống thuốc sâu tự tử".
"Bằng mọi giá cứu con"
Hôm chúng tôi đến viện, anh Nam đang phải về Thái Nguyên để vay tiền tiếp tục chạy chữa cho con. Bà Lý cho biết, từ hôm ở viện, ông bà phải bán con trâu là tài sản lớn nhất của gia đình để lo thuốc thang, sữa bỉm cho cháu, còn lại anh Nam phải vay mượn bạn bè. "Cháu phải dùng cái loại thuốc gì mà nghe nói cứ 10 lọ là mất 7 triệu, hàng ngày sang Bệnh viện Bạch Mai lọc máu mất 250.000 đồng chưa kể tiền đi lại. Đến hôm nay thì cũng hết sạch tiền, bố nó phải về quê vay mượn tiếp. Bố nó bảo bằng mọi giá bố nó phải lo để cứu con, nhưng cũng chưa biết trông vào đâu" - bà kể. Bà cũng cho biết, từ hôm xuống viện, may có những xuất cơm từ thiện của bệnh viện chứ nếu không thì cũng không biết xoay xở ra sao.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, với tình trạng ngộ độc của cháu Nguyễn Thị Hải, thời gian điều trị sẽ còn dài. "Lẽ ra trong những trường hợp ngộ độc thuốc diệt cỏ do tự tử thì bảo hiểm sẽ không chi trả, nhưng chúng tôi cũng đã đề xuất với bên bảo hiểm về hoàn cảnh gia đình đáng thương của cháu và họ đồng ý thanh toán. Tuy nhiên, gia đình vẫn phải mua một số loại thuốc khá đắt tiền nằm ngoài danh mục bảo hiểm y tế chi trả và tiền ăn ở, sữa bỉm cho bé, vì vậy sẽ rất khó khăn" - bác sĩ Tạ Anh Tuấn cho biết.
Chúng tôi không khỏi nhói lòng khi nhìn người đàn bà lam lũ khổ sở ấy. Bà đau lòng vì cô con dâu xấu số chưa nguôi thì lại thắt ruột vì cháu đang phải giành giật sự sống từng ngày tại bệnh viện. Hàng ngày, bà loanh quanh ở trước khoa Hồi sức cấp cứu, chỉ mong được bác sĩ cho vào thăm cháu ở trong phòng cách ly. Bà bảo từ hôm ấy được vào thăm cháu 1 lần, vào thì nó thấy bà nó khóc, thương lắm. Trao đổi với chúng tôi, các điều dưỡng khoa Điều trị tích cực cho biết, cháu Hải tuy đau và mệt nhưng rất ngoan, khi tỉnh rất hay cười với các cô, các chú. Các điều dưỡng ở đây thấy hoàn cảnh cháu đáng thương, cũng thay nhau chăm sóc mỗi lúc cháu thức giấc để cháu bớt nhớ mẹ.
Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ:
Các nhà hảo tâm giúp đỡ cháu Nguyễn Thị Hải thông qua khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi TƯ, ĐT: 04.62738576, hoặc thông qua Báo An ninh Thủ đô, số 82 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, ĐT: 04.39396836. Bạn đọc cũng có thể liên hệ với bố cháu Hải là anh Nguyễn Văn Nam: ĐT: 0943.452.377.
Linh Nhật
Theo ANTD
Một điều dưỡng chết bất thường trước ngày tòa án triệu tập Sáng ngày 25/11, Cơ quan CSĐT công an tỉnh Đắk Lắk đã hoàn thành việc khám nghiệm pháp y để điều tra nguyên nhân cái chết của một điều dưỡng viên công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk. ảnh minh họa Nạn nhân là anh Hoàng Văn T., SN 1976, ở Nguyễn Trải, TP Buôn Ma Thuột. Anh T. là...