Điêu đứng vì “cò” xuất khẩu lao động
hời gian gần đây, “cò” xuất khẩu lao động (XKLĐ) len lỏi vào các xã vùng quê thuộc tỉnh Tây Ninh để chiêu dụ lao động (LĐ) đi nước ngoài bằng những lời hứa có cánh.
Chị V. (phải) về tới sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) – Ảnh: Do nhân vật cung cấp
Nhiều gia đình đã lâm vào cảnh khốn đốn, cuộc sống đảo lộn bởi những giấc mộng xuất ngoại đổi đời không thành hiện thực.
Đủ trò chiêu dụ
Ông D. (xã Ninh Điền, H.Châu Thành) là một trong số hơn chục LĐ từng có chuyến xuất ngoại sang Malaysia gần 1 năm. Mọi chuyện bắt đầu từ một người bạn (là hàng xóm) của ông D. cho hay có mối quen biết đi làm việc ở Malaysia nên rủ thêm nhiều LĐ sang đó làm. Người này hứa: “Qua đó được lựa chọn công việc phù hợp, ngày làm 8 tiếng, lương 400.000 – 500.000 đồng/ngày”.
Để có tiền làm thủ tục và “lệ phí” cho “cò”, mỗi LĐ không ngần ngại đi vay ngân hàng 30 triệu đồng (trong đó “cò” lấy 18 triệu đồng đặt vé, lo thủ tục; sau này ông D. mới biết giá vé thời điểm đó chỉ có 1,8 triệu đồng/vé). Thế nhưng, khi qua tới sân bay ở Malaysia, ông D. được người này giao lại cho một người khác rồi họ đưa ông vào làm tại một xưởng gỗ. Ông D. cùng các bạn từ VN sang làm 8 -10 tiếng/ngày nhưng mức lương không tới 200.000 đồng/ngày và chỉ được cho ăn trưa. Ông D. nghẹn ngào: “Với mức lương này mà còn phải ăn uống tự túc thì làm sao mà sống nổi ở nước ngoài huống chi là gửi về cho gia đình? Có lần tôi bị bệnh mà không đủ tiền mua nổi viên thuốc”.
Tương tự, tại xã Thành Long, H.Châu Thành (Tây Ninh), do là xã nằm gần sát biên giới Campuchia và thuận tiện sang Lào nên thời gian gần đây xuất hiện nhiều người LĐ được rủ vượt biên đi làm nông. Nhiều LĐ tại đây nghe nói có thể làm với mức lương gần 400.000 đồng/ngày công nên hăm hở đi. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, nhiều LĐ đã tự động kéo về bởi không có được những gì như “cò” hứa.
Video đang HOT
Mất tiền đi, lại mất thêm tiền về
Mất 15 triệu đồng/người để lo thủ tục xuất cảnh, 4 tháng làm việc quần quật như khổ sai nhưng không được trả một đồng lương. Để được về nhà, mỗi LĐ lại phải nộp thêm tiền chuộc từ 22 – 35 triệu đồng/người… Đó là trường hợp của 15 LĐ bị lừa đi Trung Quốc tại H.Gò Dầu vừa qua (Báo Thanh Niên ngày 7.3 đã thông tin). Trong chuyến xuất ngoại này, gia đình bà Kim có 5 người gồm bà và 4 người con. Chuyến đi và về này gia đình bà bị mất trắng tổng cộng 152 triệu (đi 60 triệu, về 92 triệu).
Trong một lần tiếp xúc ngắn ngủi với chúng tôi, chị V. (ngụ xã Hòa Hội, H.Châu Thành, Tây Ninh), nghẹn ngào kể về hành trình đi XKLĐ lắm nỗi ê chề của mình. Chị được giới thiệu đi Maylaysia làm phục vụ cho một nhà hàng, thế nhưng khi đến đó chị mới biết mình được đưa đi bằng visa du lịch và công việc chính là nghề mát xa tại khách sạn.
Theo nhận định của một cán bộ Công an H.Gò Dầu (Tây Ninh), đằng sau vụ các LĐ bị lừa này là cả một đường dây “cò” được tổ chức chặt chẽ để chiêu dụ rồi đưa các LĐ đi làm việc.
Ông Nguyễn Văn Chủng, Chủ tịch UBND xã Thành Long, H.Châu Thành, Tây Ninh cho biết: “Trong xã có một vài trường hợp đi LĐ nước ngoài về trắng tay. Những trường này chủ yếu là đi LĐ chui hoặc bị “cò” lừa đảo. Nhiều trường hợp đi LĐ hợp pháp mới có tiền của gửi về cho gia đình”.
Đi chính thức ít, đi “chui” thì nhiều Theo bà Nguyễn Thị Hiếu, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Tây Ninh, số lượng người XKLĐ sinh sống trên địa bàn tỉnh Tây Ninh muốn đi nước ngoài làm việc đều phải thông qua Sở; tuy nhiên, số lượng này hằng năm rất ít. Theo nguồn số liệu thống kê chưa chính thức của Sở thì tính đầu năm 2012 đến nay, con số này chỉ dừng lại ở mức gần 50 lượt người đăng ký đi lao động nước ngoài, trong khi đó số LĐ đi nước ngoài “chui” cao hơn gấp nhiều lần.
Theo Thanh Niên
Những băng nhóm chiêu dụ con bạc Việt : Vươn vòi về thành phố
Trong số hàng trăm khách qua cửa khẩu ở Tây Ninh sang Campuchia đánh bạc mỗi ngày, lượng khách từ TP.HCM chiếm đáng kể.
Vì vậy, đã hình thành những đường dây quy mô đưa khách từ TP.HCM đi đánh bạc.
Một trong những đường dây chuyên phục vụ đón rước các con bạc lên cửa khẩu do một người tên H. ở Q.5 (TP.HCM) cầm đầu. Cách đây 10 năm, H. cũng là một con bạc chuyên nghiệp của một số casino bên kia Mộc Bài. Sau 2 năm qua lại các casino, thấy nghề đưa rước con bạc ngon ăn nên H. vay mượn tiền mua xe tự lái đưa các con bạc đến cửa khẩu. Hiện đường dây của H. có khoảng 20 xe đời mới chuyên đưa các con bạc từ TP.HCM qua casino, trong đó xe H. sở hữu riêng là 6 chiếc loại 4 và 7 chỗ ngồi.
Mỗi khi xe đến, các cò bu lại mời chào sang casino đánh bạc - Ảnh: Hoài Nam
Đưa, đón miễn phí
Mỗi khi khách có nhu cầu, H. cho xe đón tận nhà. Khi tới Gò Dầu, nếu khách không có hộ chiếu, tài xế điện thoại báo trước để xe tới cửa khẩu thì xe ôm đón sẵn và đưa thẳng qua casino. Khách của H. không tốn một đồng nào. Một tài xế của H. cho biết mỗi tài xế được H. trả 4 triệu đồng/tháng, ngoài ra còn được thêm 800 ngàn đồng tiền ăn trưa và tiền điện thoại. Nếu tài xế tự bắt khách sẽ được H. thưởng thêm. Mỗi ngày, bình quân tài xế của H. chạy 2 tua đưa khách từ TP đến cửa khẩu. Do đi theo đường dây của H. được rước tận nhà và đón về tận nơi, lại không tốn tiền "cò" (500 ngàn đồng), nên lượng khách của H. rất đông. Khách đi về giới thiệu người khác, thành ra 6 chiếc xe quá tải. H. phải huy động xe của anh em, bạn bè gia nhập vào đường dây...
Trong vai một con bạc, đầu tháng 8, PV Thanh Niên điện thoại cho tài xế của H. "Anh cho giờ đi và địa chỉ, mai đúng giờ em đón", tài xế hồ hởi. Đúng 10 giờ trưa, tôi được tài xế tên D. tới tận nhà ở Q.10 đón. Lòng vòng thêm mấy khúc cua, tài xế đón thêm một người ăn mặc rất trí thức. Đón khách xong, D. cho xe chạy thẳng hướng cửa khẩu, chỉ hơn một tiếng đã tới Gò Dầu. "Báo cáo anh có hai khách không hộ chiếu", tài xế nói trong điện thoại, sau đó "dạ" một tiếng rồi đạp ga cho xe lao vun vút. Đến khu vực biên giới, D. đánh xe vào gần cổng bến xe buýt, đã thấy hai xe ôm chờ sẵn. "Các anh xuống xe ôm chở qua casino, em về TP đón tiếp lượt khách nữa", vừa nói dứt lời, D. đánh xe quay ngược về TP.
Xe ôm chở hai chúng tôi qua những con đường mòn ngoằn ngoèo đầy cỏ dại và những bờ ruộng của người dân. Mỗi lần đi đến trạm canh gác, tôi thấy tay xe ôm nói với vào "người của anh Tràm, anh Công..." là được cho qua. Sau hơn nửa tiếng, chúng tôi tới khu ăn chơi, cờ bạc của TP Bavet. Lang thang qua nhiều casino, đi đến đâu cũng thấy cảnh con bạc Việt vây kín các bàn chơi. Cho đến 6 giờ chiều, chúng tôi gọi điện cho H. "Hết tiền, muốn về". Khoảng 15 phút sau, hai xe ôm khác đến tận cửa casino đón chúng tôi về VN bằng con đường cũ. Ở gần bến xe buýt, một xe du lịch 4 chỗ chờ sẵn đón chúng tôi về TP.HCM...
Nhộn nhịp "cò" nơi cửa khẩu
Tiếp sức cho các đường dây đưa đón khách từ tỉnh, thành khác đi đánh bạc là đội ngũ "cò" đội lốt xe ôm nơi cửa khẩu. Đội ngũ này, khi không có khách của các đường dây thì quay qua kiếm khách "mồ côi" để ăn tiền "cò". Thời gian này là cao điểm cơ quan chức năng trấn áp tệ nạn qua casino đánh bạc, nhưng vùng giáp biên các "cò" hoạt động vẫn nhộn nhịp như thường. Để kiểm chứng, đầu tháng 8, PV Thanh Niên đón xe lên cửa khẩu Mộc Bài - nơi có ngày cả ngàn người qua casino. Theo danh sách mà Cục CSHS nắm được, hiện ở cửa khẩu Mộc Bài có tới 182 xe ôm hành nghề đưa khách qua casino, tất cả đều thường trú ở H.Bến Cầu, Tây Ninh.
Vừa xuống xe, cánh xe ôm bu lại mời chào đi casino. Dù chúng tôi lắc đầu, cò Thới vẫn lẽo đẽo theo tung chiêu ngon ngọt: "Đi qua tới đây mà chưa vào casino lần nào thì uổng lắm. Qua bên đó không chơi cũng được, xem cho biết rồi về. Còn muốn có nhà nghỉ miễn phí, ăn uống thoải mái thì một trong hai đại ca chơi cho vui thôi, chỉ vài chục đô bỏ ra chơi là được ăn nghỉ thoải mái...".
Theo tìm hiểu của PV, mỗi ngày hàng trăm xe ôm ở đây tụ tập sát cửa vào của bến xe buýt (nằm sát với siêu thị miễn thuế) mời chào, dụ dỗ khách đi casino. Phương thức hoạt động là mỗi khi có xe buýt chở khách vào bến, các cò bu lại mời chào bằng đủ các ngón nghề chiêu dụ khách qua casino. "Anh có hộ chiếu thì đi đường chính thống, em chỉ lấy 50 ngàn đồng, còn đi đường tắt giá đúng 500 ngàn đồng/người cả đi và về. Đây là "quy định", không bớt. Nếu anh đưa được nhiều khách tụi em bớt mỗi khách 100 ngàn...", Thới nói giá.
Trong khi đó, tại cửa khẩu Phước Tân (H.Châu Thành, Tây Ninh), các "cò" trong vai xe ôm ra giá "bao không bị bắt, cả đi và về chỉ 200 ngàn đồng". Có điều, các "cò" nói đã là người ở ngoài tỉnh mà đi qua cửa khẩu này thì dứt khoát phải đi đường "tắt". "Cứ từ 10 giờ đến 2 giờ chiều, cò chở khách qua casino nhộn nhịp lắm, nhất là các ngày thứ ba, năm, bảy vì 3 ngày đó là trường gà hoạt động...", một chị bán nước gần cửa khẩu cho biết.
theo Thanh Niên
Những băng nhóm chiêu dụ con bạc Việt: "Luật kìm chân" con bạc Theo báo cáo của Cục CSHS, mỗi ngày có khoảng 3 ngàn người Việt qua Campuchia đánh bạc. Mỗi con bạc đi qua đều được các băng chuyên nghiệp của các casino đưa đón. Ở cửa khẩu Lệ Thanh (Gia Lai) - ảnh: Hoài Nam Như bài trước chúng tôi đã thông tin, chỉ tính riêng ở cửa khẩu Mộc Bài có tới...