Điều động, bổ nhiệm nhân sự Liên minh HTX Việt Nam
Ngày 5/3, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức công bố các quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ.
Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trao quyết định điều động, bổ nhiệm 3 cán bộ.
Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm đồng chí Phạm Thị Tố Oanh, Tổng giám đốc Trung tâm các Chương trình Kinh tế – Xã hội giữ chức vụ Trưởng Ban Chính sách và phát triển Hợp tác xã.
Điều động và bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Đình Long, Phó trưởng Ban, Phụ trách Ban Chính sách và phát triển Hợp tác xã giữ chức vụ Tổng giám đốc Trung tâm các Chương trình Kinh tế – Xã hội.
Đồng thời, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cũng trao quyết định giao đồng chí Nguyễn Duy Việt, Chuyên viên Ban Kinh tế và Đầu tư kiêm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc phụ trách Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ và xuất nhập khẩu.
Thay mặt Đảng đoàn, Thường trực Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo chúc mừng các đồng chí được điều động, bổ nhiệm và mong rằng các đồng chí sẽ tiếp tục phát huy tinh thần, trách nhiệm trong công việc, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao/.
Video đang HOT
Theo Chinhphu.vn
Chủ tịch Hội NDVN: Nhanh chóng diệt "giặc mối" cứu chè cổ trăm tuổi
Đến thăm, khảo sát chè cổ đặc sản trên đỉnh Suối Giàng (Yên Bái) ngày 27.2, đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam cho rằng:
Chè Suối Giàng không chỉ là nông sản đặc sản hiếm có mà còn là văn hóa, bản sắc của đồng bào ở đây nên ngoài việc sản xuất, xây dựng thiệu hiệu, đầu tư vào chế biến sản phẩm, địa phương cần phải nhanh chóng mời các chuyên gia, nhà khoa học giỏi lên để diệt "giặc mối" bằng mọi giá để giữ và bảo tồn loại đặc sản này.
Theo ông Sổng A Nủ - Chủ tịch UBND xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái), tổng diện tích chè của xã Suối Giàng hiện nay là 540ha, trong đó có 140ha mới trồng. Sản lượng bình quân mỗi năm 500 tấn chè búp tươi, giá chè búp tươi trung bình hiện nay là 18.000- 20.000đ/kg.
Ngày 27.2, đoàn công tác liên ngành của Thường trực T.Ư Hội ND Việt Nam và lãnh đạo Tập đoàn nông nghiệp Vạn Thạnh Phát, Công ty CP đầu tư và phát triển Sunny World do đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm, khảo sát vùng sản xuất chè Suối Giàng ở huyện Văn Chấn (Yên Bái).
Hiện, vùng chè Suối Giàng có 3 doanh nghiệp thu mua chế biến chè, các doanh nghiệp này đều được cấp nhãn hiệu chè Suối Giàng. Ngoài ra, còn có 11 cơ sở chế biến chè gia đình, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 120-150 tấn chè hàng hóa. Nhờ thế mà đời sống của người dân xã Suối Giàng ngày càng được nâng cao từ cây chè.
Tuy nhiên theo ông Nủ, điều vô cùng lo ngại hiện nay là rừng chè cổ thụ Suối Giàng bị "giặc mối" tấn công dữ dội, đang làm suy kiệt và hủy hoại rừng chè cổ thụ từng ngày từng giờ. Theo thống kê của xã thì có tới 28% cây chè cổ thụ bị mối tấn công, nhiều cây đã chết và nhiều cây đang chết dần chết mòn.
Tổng diện tích chè của xã Suối Giàng hiện nay là 540ha, trong đó có 140ha mới trồng, trong đó có hơn 400 cây chè cổ được công nhận cây Di sản.
"Năm 2011 chúng tôi dự Lễ cúng cây chè tổ tại thôn Giàng B. Cây chè tổ mọc ở vị trí cao nhất, cây to hơn một người ôm, cành lá xùm xòa phủ kín diện tích gần 20m2. Vào chính vụ, mỗi lần thu hái cây chè này cho từ 20-25kg, có 5-6 người trèo lên hái mới xuể. Cây chè tổ đã bị mối tấn công chết cách nay vài năm, người dân đang tìm một cây trong số 400 cây chè di sản để "phong" làm cây chè tổ cho người dân thực hiện những nghi lễ tín ngưỡng truyền thống.
Dù chúng tôi đã mời chuyên gia của Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình lên khảo sát để đưa ra cách trị mối cứu rừng chè cổ thụ, các chuyên gia đã đưa ra một số phương án nhưng không thành công và lắc đầu vì quá phức tạp", ông Nủ khẳng định.
Các cây Di sản này đã có tuổi đời hàng trăm năm.
Trước thực trạng này, các cán bộ của đoàn công tác và lãnh đạo của Tập đoàn nông nghiệp Vạn Thịnh Phát, Công ty CP đầu tư và phát triển Sunny World tỏ ra rất bất ngờ và lo ngại, với tình trạng mối tấn công nhiều như thời điểm hiện tại nếu không có biện pháp ngăn chặn sớm thì rất có thể các cây chè cổ ở đây sẽ mất dần đi trong thời gian không xa. "Qua khảo sát, thăm quan vùng chè cho thấy địa phương vẫn lơ là, chủ quan trong việc xủ lý mối và sâu bệnh hại chè nên làm cho số lượng chè cổ bị hại ngày càng gia tăng", đồng chí Thào Xuân Sùng nói.
Các cây chè cổ có gốc, thân, cành rất già, cổ thụ nhưng vẫn cho thu hoạch với sản lượng rất tốt.
Theo đồng chí Thào Xuân Sùng, để xử lý được "giặc mối" chúng ta phải có biện pháp đồng bộ, từ việc mời các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành lên phối hợp xử lý, chúng ta cũng phải tuyên truyền, vận động bà con vệ sinh đồng ruộng, chăm sóc cây tốt hơn để chè cổ phát triển tốt và khỏe hơn.
Các cán bộ của đoàn công tác bên cây chè di sản ở Suối Giàng.
Theo đồng chí Thào Xuân Sùng, với tiềm năng, thuận lợi của mình về khí hậu, thổ nhưỡng, Suối Giàng nên chủ trọng vào phát triển du lịch sinh thái cây chè nhằm giúp tăng giá trị cho sản phẩm và tăng thụ nhập cho người dân.
Theo Danviet
Đang đêm chen chân soi đèn leo cây hái chè "nghìn đô" ở cổng trời Dù đến vùng chè thuộc xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên (Sơn La) khá muộn (khoảng gần 19h tối ngày 25.2) nhưng các lãnh đạo của Tập đoàn nông nghiệp Vạn Thịnh Phát và Công ty CP đầu tư và phát triển Sunny World vẫn quyết định soi đèn trèo lên các cây chè cổ thụ ở đây để khám phá và trải...