Điều đáng lo ngại nhất khi virus xâm nhập ‘thành trì cuối cùng’
Việt Nam đã có những mất mát trong đợt bùng phát dịch lần 2 tại Đà Nẵng khi dịch Covid-19 xâm nhập bệnh viện.
Lần đầu tiên, Việt Nam rơi vào trạng thái dịch Covid-19 xâm nhập cùng lúc với nhiều ổ dịch, nguồn lây nhiễm và biến chủng.
Zing đã có cuộc trao đổi với Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khóa 14, về các vấn đề liên quan tới tình hình dịch Covid-19 hiện nay và biện pháp để bảo vệ “thành trì chống dịch Covid-19″ của Việt Nam.
Thành trì cuối cùng bị xâm phạm
- Ông đánh giá như thế nào về tình hình dịch Covid-19 hiện tại?
- Trước tiên, phải nói rằng đợt bùng phát dịch lần này rất nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn là dịch lây lan đến nhiều cơ sở y tế.
Chúng ta biết rằng trong đợt bùng phát tại Đà Nẵng, các ca nhiễm xảy ra ở một số bệnh viện khiến cả thành phố lao đao và có 35 người tử vong. Còn đợt dịch này, chúng ta ghi nhận nhiều ổ dịch, nhiều nguồn lây nhiễm, đa chủng và tấn công vào vị trí trọng yếu.
- Hiện tại, dịch Covid-19 lan đến 8 bệnh viện, điều gì khiến ông lo lắng nhất trong tình huống này?
- Phong tỏa các bệnh viện như vậy sẽ rất ảnh hưởng tới công tác phòng, chống dịch. Trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh, bệnh viện là thành trì cuối cùng. Thành trì bị xâm phạm sẽ kéo theo nhiều hậu lụy.
Trong tình hình hiện tại, vấn đề đáng lo ngại nhất là SARS-CoV-2 lây lan đến các khoa, phòng hồi sức tích cực (đơn vị ICU). Người mắc Covid-19 có thể sẽ rơi vào tình trạng nặng hơn, lúc này, nguy cơ tử vong cũng cao hơn. Đây là điều đáng sợ nhất khi virus xâm nhập vào bệnh viện.
Vấn đề thứ 2 là bệnh viện có nhiều người đến. Số lượng ra vào rất đông. Do đó, việc kiểm soát lây nhiễm chéo và công tác truy vết khó khăn.
Video đang HOT
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) phong tỏa trong chiều 5/5 sau khi ghi nhận 14 ca dương tính với SARS-CoV-2. Ảnh: Việt Linh.
- Trong bối cảnh các bệnh viện lớn tại Hà Nội đối mặt nguy cơ lây nhiễm cao, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội dự trù tình huống này như thế nào?
- Trước đợt bùng phát dịch này, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã áp dụng quy trình phòng, chống dịch nghiêm ngặt, tăng cường sàng lọc, xét nghiệm SARS-CoV-2 định kỳ cho nhân viên y tế. Tất cả bệnh nhân chuyển đến đều được lấy mẫu xét nghiệm.
Dù có cẩn thận đến mức độ nào, tôi cũng rất lo lắng rằng một ngày virus xâm nhập bệnh viện. Bởi SARS-CoV-2 đang lây lan trong cộng đồng. Nếu chưa giãn cách xã hội, chỉ cần một nhân viên vệ sinh hay bảo vệ bị lây trong cộng đồng, bệnh viện rất khó được bảo vệ.
3 biện pháp bảo vệ các cơ sở y tế
- Một ngày sau khi ông chia sẻ trên mạng xã hội về việc bảo vệ “thành trì chống dịch”, Bệnh Bệnh Nhiệt đới Trung ương công bố 14 ca dương tính đầu tiên. Cảm xúc đầu tiên của ông khi đó là gì?
- Tôi rất buồn, rất tiếc là không viết sớm hơn để nhắc nhở đồng nghiệp, anh chị em cẩn thận trong việc bảo vệ bệnh viện. Cơ sở y tế là thành trì trong chống dịch. Khi dịch bệnh lây lan trong bệnh viện, nguy cơ lây nhiễm chéo rất cao do người nhà ra vào, bệnh nhân được luân chuyển nhiều. Điều đó khiến việc lây nhiễm lan rộng giữa các bệnh viện với nhau, điển hình là Bệnh viện K có ca dương tính liên quan Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Biện pháp để bảo vệ thành trì của chúng ta hiện tại là gì?
- Thứ nhất, về sức mạnh, chúng ta phải giãn cách xã hội để lực lượng chức năng y tế phục hồi sức lực. Những ngày qua, lực lượng CDC đã tích cực truy vết, lần theo dấu vết của virus.
Thứ 2 là ban hành quy trình cụ thể cho các bệnh nhân nhập viện. Họ cần được xét nghiệm SARS-CoV-2 và bảo hiểm y tế thanh toán để các bệnh viện yên tâm tăng cường xét nghiệm sàng lọc, có quy trình cụ thể trong việc vận chuyển các bệnh nhân giữa các cơ sở y tế với nhau.
Thứ 3 là cố gắng tiêm vaccine đợt 2 cho các cán bộ, nhân viên y tế để lực lượng tuyến đầu yên tâm chống dịch. Hiện tại, đa số nhân viên y tế được tiêm mũi 1. Chúng ta cần nhanh chóng nhập thêm vaccine để tiêm ngay mũi 2 khi đủ thời gian.
Ngoài ra, Bộ Y tế cần tăng cường nhập vaccine bằng mọi hình thức, mọi con đường, làm sao để số lượng vaccine về Việt Nam càng nhiều càng tốt. Vaccine giúp chúng ta chống dịch lâu dài. Đấy là những việc tôi nghĩ cần làm ngay lập tức.
Phó giáo sư Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khóa 14. Ảnh: Quốc hội.
- Ông từng nhắc nhiều về thảm kịch do Covid-19 gây ra ở Ấn Độ. Điểm mấu chốt nào giúp Việt Nam không đi vào vết xe đổ như Ấn Độ?
- Con số tử vong của Ấn Độ có thời điểm lên đến hơn 4.000 người/ngày. Đây là điều đáng tiếc nhưng viễn cảnh này có thể xảy ra ở bất cứ đâu. Theo tôi, 3 điểm mấu chốt chúng ta cần rút ra bài học tại quốc gia này.
Thứ nhất là không được chủ quan. Nhiều dịp sang Ấn Độ, tôi thấy người dân có sự chủ quan rất lớn, nhất là trong dịp lễ hội với dòng người chen chúc hơn 2 km. Đây là điều rất đáng ngại trong thời điểm đại dịch toàn cầu.
Thứ 2, hạ tầng, cơ sở y tế của họ còn yếu kém và thiếu sự chuẩn bị phương tiện hồi sức cấp cứu khi dịch xuất hiện. Khi số lượng bệnh nhân tử vong tăng nhanh, khả năng chiến đấu của bác sĩ, điều dưỡng sẽ giảm. Họ không đủ sức mạnh để chữa cho bệnh nhân khác.
Covid-19 sẽ tấn công vào 2 mặt: Làm nặng thêm tình trạng bệnh của bệnh nhân và chính bệnh Covid-19 cũng diễn biến nặng hơn. Do vừa chống đỡ virus tấn công bệnh nhân, vừa phòng hộ bị nhiễm bệnh, sức chiến đấu của bác sĩ, điều dưỡng sẽ giảm đi.
Chính vì vậy, khi SARS-CoV-2 tấn công ồ ạt vào cơ sở y tế, hệ thống điều trị sẽ bị tổn thương, từ đó gây ra những tổn thất to lớn. Chúng ta đã chứng kiến những mất mát đau thương trong đợt bùng phát dịch lần 2 tại Đà Nẵng khi dịch vào bệnh viện, nhất là khoa, phòng bệnh nặng. Nhiều người mắc Covid-19 đã không qua khỏi.
Cân nhắc giãn cách xã hội ngắn ngày
- Ông nói nên chấp nhận hy sinh giãn cách xã hội ngắn ngày để kiểm soát dịch?
- Hiện tại, việc sàng lọc ở bệnh viện cho thấy số lượng F2, F3 rất nhiều. Tôi hy vọng giãn cách vật lý ngắn thôi, 3-5 ngày để Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC), lực lượng chức năng có thời gian truy vết khoanh vùng dịch tễ rõ ràng. Khi đã khoanh được vùng dịch tễ thì có thể sớm bỏ giãn cách để trở lại trạng thái bình thường mới.
PGS Nguyễn Lân Hiếu đề xuất giãn cách xã hội ngắn ngày để lực lượng truy vết, lấy mẫu và nâng cao ý thức cảnh giác của người dân. Ảnh minh họa: Hoàng Giám.
Tuy nhiên, chúng ta cần đề ra kế hoạch rõ ràng là khi nào cần giãn cách xã hội. Đó là khi Covid-19 xâm nhập vào vị trí trọng điểm, nhiều bệnh viện, số ca mắc tăng cấp số nhân trong một ngày.
Chúng ta cần có tiêu chuẩn chung rõ ràng khi nào cần giãn cách xã hội dựa trên các bằng chứng khoa học, không nên giao cho địa phương hoàn toàn quyết định. Nhiều địa phương thực hiện rất căng và kiên quyết nhưng cũng có địa phương không làm như vậy. Điều này gây bất an cho người dân.
Thứ 2, chúng ta cũng cần có tiêu chuẩn ngưng giãn cách xã hội rõ ràng. Chẳng hạn khi nhiều ngày số ca nhiễm không tăng, ổ dịch được khống chế, các bệnh viện an toàn và có thể đủ sức chiến đấu, chúng ta dừng giãn cách.
Trong thời gian này, tất cả lực lượng cùng chung tay thực hiện. Công an, bộ đội hỗ trợ truy vết, nhân viên y tế tập trung lấy mẫu, xét nghiệm. Khi vùng dịch ổn định và được công bố bằng số liệu khoa học, các lãnh đạo chính quyền lắng nghe ý kiến của cơ quan chuyên môn để ra quyết định đúng đắn nhất.
Chúng ta thực hiện giãn cách xã hội ngắn ngày nhưng phải thật quyết liệt. Việc giãn cách để chặn dịch, người dân dù khó khăn, vất vả trong giai đoạn ngắn nhưng cũng sẽ thông cảm.
- Ông đánh giá ra sao về vai trò của vaccine trong việc giải quyết đại dịch?
- Tôi đã tiêm vaccine Covid-19. Sau tiêm, tôi bị sốt trong vòng 24 giờ và uống thuốc hạ sốt. Tôi không có biểu hiện gì đáng kể. Dù có những thông tin bất lợi, chúng ta nên nhìn nhận vào các lợi ích của vaccine. Vaccine Covid-19 chắc chắn là chìa khoá cuối cùng của bất cứ đại dịch nào trên thế giới.
Sáng 28/4, Việt Nam không có ca COVID-19
Sáng 28/4, theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam không ghi nhận ca COVID-19 mới, số người được tiêm vaccine phòng bệnh tại nước ta đang là 318.792.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hiện Việt Nam chữa khỏi cho 2.516 ca bệnh.
Số liệu thống kê của Bộ Y tế.
Trong số những trường hợp mắc bệnh đang điều trị tại nước ta, 13 người có kết quả âm tính lần 1. Ngoài ra, 15 người âm tính lần 2 và 20 bệnh nhân âm tính lần 3 với SARS-CoV-2. Số ca tử vong vì COVID-19 ở nước ta đến nay là 35, gồm 31 người tại Đà Nẵng, 3 người ở Quảng Nam và 1 người ở Quảng Trị.
Theo Bộ Y tế, trong ngày 27/4, Việt Nam có thêm 59.056 người được tiêm chủng vaccine COVID-19. Như vậy, hiện tại nước ta tiêm vaccine COVID-19 cho tổng cộng 318.792 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.
Tối 25/4, Việt Nam thêm 10 ca mắc Covid-19 Bộ Y tế thông tin 10 bệnh nhân mới này đều là các ca nhập cảnh, trong đó có đến 9 người từ Nhật về nước. Tính từ 6h đến 18h ngày 25/4, nước ta có 10 ca mắc mới Covid-19 (BN2384-2843) được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Khánh Hòa (6), Đà Nẵng (3). Cụ thể: -...