Điều đặc biệt về cây mạch môn cho hoa quả tuyệt đẹp ở Việt Nam
Cây mạch môn là một loại cây thân thảo có nguồn gốc từ Nhật Bản. Quả của cây mạch môn có màu xanh lam rất đẹp và đặc biệt của của nó còn được sử dụng để làm thuốc.
Cây mạch môn còn có tên gọi khác là lan tiên, cỏ lan, mạch đông, tóc tiên, mạch môn đông. Tên khoa học của nó là Ophiopogon japonicus hay Convallaria japonica Linnaeus f.
Cây mạch môn cao từ 10 – 40cm, thân thảo, thường xanh và sống lâu năm. Ảnh: hederadota.
Lá thẳng, có màu xanh lục, hoa có màu sắc biến đổi từ trắng đến tím hoa cà nhạt. Ảnh: dongtayy.
Mạch môn cho quả mọng, có màu xanh lam, có đường kính khoảng 5mm – 6mm. Phần rễ của mạch môn phát triển thành củ, được sử dụng để làm thuốc.
Cây mạch môn có nguồn gốc từ Nhật Bản. Hiện nay, mạch môn được trồng làm cây cảnh ở nhiều nơi và được trồng để làm dược liệu.
Tại Việt Nam, cây mạch môn mọc hoang và được trồng ở nhiều vùng phía Bắc như Hà Nam, Bắc Giang, Nghệ An, Hưng Yên,…
Củ của cây mạch môn là một vị thuốc rất phổ biến trong đông y, thường dùng chữa ho, long đờm, ho lao, sốt phiền khát, thổ huyết, chảy máu cam.
Những vùng đất tuyệt đẹp có nguy cơ bị "bốc hơi" trong 100 năm tới
Theo các chuyên gia, do biến đổi khí hậu khiến mực biển tăng thêm mỗi năm nên một số hòn đảo có nguy cơ 'bốc hơi' khỏi Trái đất trong 100 năm tới. Vì vậy, con người sẽ không ghé thăm những nơi này nữa.
Trong những thập kỷ gần đây, biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của nhà kính đã khiến băng tan, mực nước biển dâng cao khiến hòn đảo thiên đường Maldives có nguy cơ biến mất khỏi bản đồ thế giới. Theo các chuyên gia, đây là một trong số những hòn đảo có nguy cơ "bốc hơi" khỏi Trái đất trong 100 năm tới.
Nơi cao nhất ở Maldives cách mặt nước biển 2,5 m. Vào thế kỷ 20, mực nước biển tăng thêm khoảng 20 cm đe dọa cuộc sống của khoảng 380.000 người dân.
Theo dự đoán của các chuyên gia, từ năm 2030 đến cuối thế kỷ 21, toàn bộ Maldives sẽ bị đại dương "nuốt chửng" và con người sẽ không còn cơ hội tới đây nghỉ dưỡng.
Quần đảo Solomon gồm 1.000 hòn đảo và đảo san hô lớn nhỏ nằm ở Nam Thái Bình Dương đang đối mặt với nguy cơ biến đất trong 1 thế kỷ tới.
Nguyên do là bởi mực nước biển xung quanh quần đảo Solomon tăng thêm 8 mm mỗi năm kể từ năm 1993.
Việc mực nước biển tăng với tốc quá nhanh này đã khiến 5 đảo san hô thuộc quần đảo Solomon biến mất. Hiện chỉ có một số hòn đảo được phép hoạt động du lịch.
Nằm ở Nam Thái Bình Dương, quốc đảo Palau có mực nước biển tăng thêm gần 9 mm mỗi năm kể từ năm 1993.
Mức tăng này cao gấp 3 lần so với mức trung bình toàn cầu. Các chuyên gia dự kiến mực nước biển tiếp tục tăng thêm gần 610 mm nữa vào năm 2090.
Giới khoa học cũng cho hay người dân ở quốc đảo Palau đang đối mặt với những trận ngập lụt do thủy triều dâng cao.
Vì vậy, một số người dân đang xem xét chuyển đến một vùng đất mới để sinh sống.
Mời độc giả xem video: Bí mật hòn đảo dành riêng cho người ngoại tình. Nguồn: VTC14.
Ngắm sóng phát quang - màn trình diễn ánh sáng kỳ ảo trên bờ biển nước Mỹ Giữa đại dịch Covid-19, những ngọn sóng phát sáng màu xanh lam đã xuất hiện ngoài khơi bờ biển phía Tây nước Mỹ như một món quà của thiên nhiên ban tặng cho nơi đây. Những con sóng phát sáng màu xanh cuộn lên bãi biển La Jolla Shores, gần San Diego, Mỹ. (Nguồn: The Guardian) Nguyên nhân của hiện tượng sóng phát...