Điều đặc biệt gì thu hút nhiều nhà leo núi lựa chọn chinh phục K2 thay vì đỉnh Everest?
Với chiều cao kém đỉnh Everest vài trăm mét nhưng nhiều thách thức hơn về mặt kỹ thuật, đỉnh núi K2 cao thứ hai thế giới đang trở thành nơi thu hút nhiều nhà leo núi tới chinh phục.
Ngọn núi cao thứ hai thế giới K2 ở Pakistan vừa có mùa leo núi bận rộn nhất từ trước đến nay. K2, có độ cao 8.611 mét so với mực nước biển, được nhiều người leo núi coi là thách thức về mặt kỹ thuật hơn đỉnh núi Everest cao 8.848 mét.
Điều đặc biệt gì thu hút nhiều nhà leo núi lựa chọn chinh phục K2 thay vì đỉnh Everest?
K2 được coi là một trong những ngọn núi cao nhất và nguy hiểm nhất thế giới. Người ta ước tính rằng cứ 4 người cố gắng lên đến đỉnh sẽ có 1 người gặp tai nạn hoặc mất mạng. Ngọn núi hoang dã có số người chết cao thứ hai sau núi Annapurna. Với sự nguy hiểm của K2, chưa bao giờ nhà quản lý mở cửa cho những người leo núi vào mùa đông.
Thời tiết ôn hòa trong tháng 7 là thời điểm tốt nhất trong năm để leo lên đỉnh núi K2. Ngọn núi cao thứ hai thế giới K2 ở Pakistan thu hút nhiều nhà leo núi đến chinh phục đỉnh cao trong năm nay, trong bối cảnh mở cửa sau đại dịch.
Sajjid Hussain, quan chức du lịch ở khu vực Gilgit Baltistan có dãy núi Karakoram cho biết có khoảng 207 giấy phép đã được cấp cho du khách leo lên đỉnh núi K2.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, việc dễ dàng đi lại hơn so với những năm trước do đại dịch và tình hình ổn định trong nước đã góp phần thu hút thêm nhiều nhà leo núi đến Pakistan để chinh phục ngọn núi cao hơn 8.600 mét.
Thời tiết tốt trên đỉnh Everest chỉ xuất hiện vài ngày trong tháng 5 thuận lợi để những người leo núi chinh phục đỉnh cao nhất thế giới. Giấy phép để leo lên ngọn núi cao nhất thế giới Everest là 11.000 USD/người, người leo núi sẽ phải tính toán chi phí đi và đến Nepal, quần áo, thiết bị, thực phẩm, thuê hướng dẫn viên và người dẫn đường Sherpa.
Trong khi đó, khách du lịch muốn leo lên đỉnh núi K2 thường mất chi phí khoảng 7.200 USD cho nhóm 7 người.
Năm nay, khách du lịch đến K2 nhiều nhưng chưa phải kỷ lục nhất trong những năm qua. Mirza Ali, người sáng lập công ty leo núi Karakorum Expeditions có trụ sở tại Pakistan cho biết có khoảng 20 người phụ nữ tham gia leo K2 trong mùa hè này, đây là con số kỷ lục nhiều phụ nữ tham gia nhất từ trước đến nay.
Trong đó, Samina Baig là người phụ nữ Pakistan đầu tiên chinh phục thành công đỉnh K2 và Jenn Drummond là người phụ nữ Mỹ đầu tiên chinh phục tất cả 7 đỉnh núi cao nhất thế giới.
Mạo hiểm nhảy dù từ núi Everest, người đàn ông đi vào lịch sử thế giới
Pierre Carter đến từ Nam Phi trở thành người đầu tiên nhảy dù hợp pháp trên núi Everest, Nepal. Thành tích của Pierre Carter mở ra cơ hội cho những người ưa mạo hiểm thực hiện hành trình bay trên đỉnh núi cao nhất thế giới trong tương lai.
Người đàn ông nhảy dù từ núi Everest đi vào lịch sử
Người đàn ông đến từ Nam Phi khiến nhiều người ngưỡng mộ khi hoàn thành lần nhảy dù từ độ cao gần 8.000 mét để ngắm nhìn dãy núi Himalaya hùng vĩ.
Nhiều người từng chinh phục Everest nói rằng leo xuống núi mới thực sự là khoảng thời gian khó khăn, khó hơn nhiều so với lúc lên. Và Pierre Carter, một người đam mê thể thao mạo hiểm, chinh phục Everest nhiều lần, đã nghĩ ra một cách giải quyết ngoạn mục.
Người đàn ông đến từ Nam Phi lựa chọn nhảy dù từ trên cao xuống, vừa có thể xuống núi nhanh nhất vừa có thể chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời.
Ý tưởng của Pierre Carter đã nhiều lần vấp phải sự phản đối, tuy nhiên, mới đây, anh đã chính thức được chính phủ Nepal cấp phép để thực hiện việc nhảy dù từ Everest. Anh đi vào lịch sử, trở thành người đầu tiên được chính phủ Nepal cấp phép.
Với tốc độ chao lượn 80 km/giờ, Pierre Carter chỉ mất 20 phút để chạm đất tại một ngôi làng nhỏ Gorak Shep, cách trại căn cứ khoảng 7 km, ở độ cao 5.164m so với mực nước biển.
Hành trình nhảy dù trên Everest của Pierre Carter là một chặng đường dài. Là một người đam mê leo núi và thích chơi dù lượn từ lâu nhưng Pierre Carter phải chờ đến thời điểm thiết bị nhảy dù ngày càng được cải tiến, nhẹ hơn thì anh mới quyết định thực hiện ý tưởng táo bạo đưa dù lên nhảy từ núi Everest.
Để thực hiện hóa ý tưởng lớn, Pierre Carter đã kết hợp với một công ty chuyên cung cấp các hoạt động trên đỉnh núi có kinh nghiệm 40 năm.
Dawa Steven, giám đốc điều hành công ty, đồng thời là người Nepal bản địa và là một Sherpa nhiều kinh nghiệm leo Everest cho biết: "Tôi từng nói với Pierre Carter rằng chuyện đó sẽ không bao giờ thành hiện thực nhưng thật may mắn khi anh ấy làm được. Tôi không chắc chính xác điều gì nhưng có gì đó hoàn toàn mới đã đến. Anh ấy đã được cấp giấy phép hợp pháp".
Tuy nhiên, điều kiện mà Pierre Carter phải chấp hành đó là không được nhảy từ đỉnh núi Everest. Anh chỉ có thể khởi hành từ độ cao không quá 8.000 mét.
Ban đầu, Pierre Carter dự định sẽ leo lên đỉnh Everest, sau đó quay lại điểm South Col và nhảy dù từ đó, độ cao gần 8.000 mét. Nhưng trên đường lên núi, anh bị mệt, thời tiết không thuận lợi và kế hoạch phải thay đổi. Một là đi lên đỉnh núi, hai là dừng lại ở điểm đã định trước và thực hiện nhảy dù.
Pierre Carter giải thích rằng: "Khi thực hiện cú nhảy từ độ cao đó, bạn phải tính toán được thời tiết nơi bạn đang đứng, thời tiết ở lưng chừng núi và thời tiết ở nơi bạn hạ cánh. Tất cả phải thật tỉ mỉ và cẩn thận".
Cuối cùng, Pierre Carter đã thành công. Tổng cộng, anh mấy hơn 7 tuần để đến Nepal và leo lên đỉnh núi cao nhất thế giới nhưng chỉ mất khoảng 20 phút để xuống núi.
Trong kế hoạch ban đầu, Pierre Carter và Sherpa của anh dự định sẽ dừng chân nghỉ ở Everest Base Camp, độ cao khoảng hơn 5.000 mét nhưng sau đó anh từ bỏ vì nếu gió quá mạnh, Pierre Carter có thể bị gãy chân khi hạ cánh tại đây.
Pierre Carter hạ cánh ở một ngôi làng gần trại căn cứ và anh phải thay đôi ủng tuyết đang đi bằng một đôi giày thông thường để đi bộ về căn cứ.
Mục tiêu tiếp theo của Pierre Carter là leo lên đỉnh và nhảy dù xuống tất cả 7 ngọn núi cao nhất thế giới.
Cô bé 10 tuổi chinh phục trại căn cứ Everest 5.364 mét Cô bé 10 tuổi khiến nhiều người nể phục khi quyết tâm chinh phục trại căn cứ Everest ở độ cao 5.364 mét. Trại căn cứ Everest có độ cao 5.364 mét ở phía nam Nepal là một trong trại căn cứ mà những người leo núi dừng nghỉ trước khi lên đỉnh cao hơn 8.000 mét. Cô bé 10 tuổi chinh phục...