Điều chưa biết về “thần sấm” F-105 trong CT Việt Nam (1)
Tiêm kích bom F-105 là một trong những máy bay chiến đấu mà Mỹ dùng rộng rãi trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Tiêm kích bom F-105 là một trong những máy bay chiến đấu mà Mỹ dùng rộng rãi trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
“Thug” – biệt danh thân mật dùng để gọi những máy bay tiêm kích bom F-105Thunderchief ( thần sấm) của Không quân Mỹ hoạt động trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn gốc của từ “Thug” do các phi công F-4 Phantom đặt để miêu tả tiếng của F-105 Thunderchief khi rơi xuống đất. Ngoài ra còn có các biệt danh khác như “Lead Sled”, “Ultra Hog”, “Squash Bomber” và “Drop Forged by Republic Aviation”.
Clip F-105 chuẩn bị thực hiện các cuộc không kích tàn bạo vào miền bắc Việt Nam:
Sự ra đời của AP-63-FBX
Republic F-105 Thunderchief bắt đầu như một máy bay tiếp nối đơn giản từ dòng máy bay tiêm kích bom F-84F Thunderstreak được sử dụng bởi không quân Mỹ từ giữa những năm 1950. Ý tưởng thiết kế ban đầu, được gọi là Dự án thử nghiệm máy bay tiêm kích bom tiên tiến số 63 của Republic (Republic Advanced Project number 63 Fighter Bomber Experimental) hay gọi tắt là “AP-63-FBX”. Dự án này được tài trợ tài chính từ quỹ phát triển máy bay F-84F của công ty.
Máy bay tiêm kích bom F-84F Thunderstreak.
Dự án AP-63-FBX sẽ sử dụng động cơ Allison J71 mới, có khoang vũ khí bên trong thân chứa được hai quả bom nặng 453kg hoặc chứa một quả bom hạt nhân nặng 1,5 tấn. Ngoài ra nó có thể mang 6 quả bom nặng 453kg ở các giá treo dưới cánh chính. AP-63-FBX còn có vũ khí tự vệ đó là 4 khẩu súng máy T-130 60 caliber lắp trong gốc cánh.
Động cơ phản lực Allison J71-A-7 có lực đẩy tối đa là 6,5 tấn khi tái khai hỏa. Với trọng lượng khi chiến đấu là 22.5 tấn, AP-63-FBX có tốc độ tối đa là 1481km/h ở độ cao 10km, ngang ngửa với thiết kế Sabre 45 (F-100 Super Sabre) của North American.
Bản vẽ của AP-63-FBX đầu tiên, ở bản vẽ này, AP-63-FBX dài hơn RF-84F một chút và có khoang vũ khí bên trong thân.
Nhưng trước khi bản đề xuất AP-63-FBX được gửi cho Không quân Mỹ đã trải qua 108 thay đổi chính, trong đó có thay đổi là sử dụng hai động cơ J71 để giúp máy bay đạt được tốc độ tối đa là Mach 1,5. Vào thời điểm Republic gửi bản để xuất cho, máy bay trong bản đề xuất đã dài thêm 3m và dự kiến sẽ sử dụng động cơ Pratt & Whitney J75 mới nhất.
Vào tháng 5/1952, Republic gửi bản đề xuất cho Lầu Năm Góc với bản thiết kế mới. Bản thiết kế này sẽ sử dụng động cơ YJ75-P-3 có lực đẩy là 10,4 tấn và hệ thống điều khiển hỏa lực MA-8.
Mẫu đề xuất AP-63-FBX mới này dài 18,8m, dài thêm chính xác 3m so với bản đề xuất cũ. Sải cánh được rút ngăn lại từ 11,1m xuống còn 10,6m, góc quét khoảng 45 độ. Cánh chính mỏng hơn so với cánh chính sử dụng trên F-84F.
Video đang HOT
Khoang vũ khí bên trong thân có thể tích lớn hơn so với ban đầu, có thể mang theo một quả bom thông thường nặng 907kg hoặc một quả bom hạt nhân nặng 1,5 tấn hoặc 1.324 lít nhiên liệu. Ngoài ra còn có 5 giá treo bên ngoài, 4 dưới cánh chính và một dưới thân, có thể mang theo bom và thùng nhiên liệu phụ. Vũ khí tự vệ của máy bay ban đầu là 4 khẩu súng máy T-130 nhưng đã được thay bằng khẩu pháo 6 nòng 20mm T-171D, hay còn gọi là pháo Gatling. Pháo T-171D có tốc độ bắn là 3.000 phát/phút. Cơ số đạn mang theo là 1.068 viên đạn chứa trong hộp tiếp đạn dạng trống.
AP-63-FBX được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới MA-8 của General Electric. MA-8 sử dụng kính ngắm K-19, kết nối với radar đo xa AN/APG-31. Các thành phần khác bao gồm máy tính ném bom E-30 và hệ thống thả vũ khí đặc biệt T-145.
YF-105A ra đời
Không quân Mỹ rất nhiệt tình ủng hộ mẫu đề xuất máy bay tiêm kích bom mới này, vì nó có thể thực hiện nhiệm vụ ném bom thông thường và tấn công hạt nhân, có khả năng bay tốc độ siêu âm. Họ đã nói rằng sẽ đặt mua 199 chiếc máy bay. Mẫu máy bay mới sẽ được đặt tên là F-105 vào tháng 9/1952.
Tuy nhiên máy bay đầu tiên sẽ không ra khỏi nhà máy sớm hơn vào năm 1955. Vì vậy họ đã giảm xuống đặt mua trước 46 chiếc máy bay với 37 chiếc tiêm kích bom và 9 chiếc trinh sát hình ảnh (RF-105). Vào mùa thu năm 1953, mô hình kích thước thật của tiêm kích bom F-105 được kiểm tra và phê duyệt.
Vào tháng 2/1954, việc sản xuất ban đầu giảm xuống còn 15 máy bay, 7 tháng sau còn 3 máy bay. Nhưng phía Không quân Mỹ đã phục hồi thứ tự sản xuất ban đầu của 15 chiếc máy bay vào tháng 2/1955 với 2 chiếc YF-105A, 4 chiếc YF-105B, 6 chiếc F-105B và 3 YRF-105A. Sau đó được sử đổi lại thành 2 chiếc YF-105A, 10 chiếc F-105B và 3 chiếc RF-105.
RF-105 sẽ có 5 camera được lắp trong mũi của một chiếc F-105A, thay thế hệ thống điều khiển hỏa lực MA-8 và pháo T-171D. Vũ khí phòng vệ sẽ là pháo nòng đôi 20mm M39 20mm có vỏ bọc đã lắp vào thân máy bay phía trước. Mặc dù Republic đã chế tạo 3 máy bay RF-105 với các camera lắp bên mũi, nhưng 3 chiếc này đã bị hủy bỏ ngay sau khi hoàn thành. Tất cả 3 khung máy bay RF-105 đã được tái thiết kế như JF-105, và được sử dụng như máy bay kiểm tra và đánh giá trong suốt quãng đời của nó.
Vấn đề với sự phát triển của động cơ Pratt & Whitney YJ-75 đã dẫn tới một quyết định của Republic và ủy quyền của Không quân Mỹ để hoàn thành cả 2 nguyên mẫu YF-105A (c/n 54-0098 và 54-0099) với động cơ Pratt & Whitney J57-P-25, mặc dù nó chỉ có lực đẩy 6,8 tấn. Đó là động cơ tương tự cung cấp cho máy bay F-100A Super Sabre của North American.
Vào ngày 22/10/1955, trưởng phi công thử nghiệm của Republic “Rusty” Roth đã điều khiển nguyên mẫu YF-105A (c/n 54-0098) đầu tiên ra khỏi đường băng tại trung tâm bay thử nghiệm Edwards. Ông đã hạ cánh trở lại tại Edwards 45 phút sau khi dễ dàng phá vỡ Mach 1 trên chuyến bay đầu tiên này.
Chiếc YF-105A đầu tiên (c/n 54-0098) chuẩn bị cất cánh lần đầu tiên vào ngày 22/10/1955. Cửa hút khí và kính buồng lái phía sau được lấy ra từ chương trình AP-63-FBX. Cánh đuôi đứng của YF-105A ngắn hơn so với các máy bay sản xuất.
Hai tháng sau chuyến bay đầu tiên của YF-105A, tai nạn lần đầu tiên đã xảy ra. Trong một trong những chuyến bay thử nghiệm, càng đáp chính bên phải bật ra trong một động tác rẽ 5.5G tại tốc độ hơn 1.018km/h. Càng đáp đã bị xé khỏi máy bay và phi công phải hạ cánh gấp trên đáy hồ khô gần sân bay Edwards.
Chiếc YF-105A thứ 2 (c/n 54-0099) chuẩn bị cất cánh lần đầu tiên vào ngày 28/1/1956
Những chuyến bay thử nghiệm của YF-105A tiết lộ rằng chiếc máy bay, ngay cả với động cơ J75 mạnh hơn rất nhiều, cũng không giúp YF-105A có khả năng đáp ứng các thông số kỹ thuật trong Bản yêu cầu hoạt động chung của không quân (Air Force General Operating Requirement).
Một điều gì đó đang hãm chiếc máy bay lại? Câu trả lời nằm trong thiết kế thân máy bay và cửa hút khí cho động cơ. Ngày 28/1/1956, nguyên mẫu YF-105A thứ 2 (c/n 54-0099) cất cánh lần đầu tiên. Trước khi máy bay thứ 3, YF-105B ra khỏi dây chuyền lắp ráp, toàn bộ máy bay gần như hoàn toàn thiết kế lại.
Tri Năng
Theo_Kiến Thức
Cái kết đắng máy bay ném bom B-57 trong CT Việt Nam
Cùng họ hàng với B-52, máy bay ném bom B-57 cũng hứng chịu cái kết đắng ngắt trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, thậm chí là thảm hơn.
Ngoài "pháo đài bay" B-52, ít ai biết rằng trong Chiến tranh Việt Nam, Không quân Mỹ còn triển khai một vài "anh em" máy bay ném bom Boeing B-52. Điển hình trong số được triển khai rộng rãi là máy bay ném bom B-57 Canberra. Khoảng 403 chiếc đã được Mỹ sản xuất từ giữa những năm 1950 và chủ yếu phục vụ trong Không quân Mỹ và 2-3 nước đồng minh.
Những chiếc B-57 đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam từ rất sớm - năm 1963, nhưng có điều đặc biệt là chúng tới với nhiệm vụ trinh sát chứ không phải chiến đấu. Trong ảnh là một chiếc RB-57E (phiên bản trinh sát) tại căn cứ liên hợp Đà Nẵng, tháng 1/1964. Toàn bộ số RB-57 hoạt động tới giai đoạn 1965-1966 và rút về Mỹ với không một kết quả nào, nếu không muốn nói là sự thất bại.
Tháng 8/1964, những chiếc máy bay ném bom B-57B dùng cho chiến đấu mới được Mỹ triển khai ở căn cứ Biên Hòa. Tuy nhiên, tháng 11 cùng năm đó, "pháo đài con" B-57B đã hứng chịu thất bại đầu tiên ngay trên mặt đất, pháo cối của quân giải phóng miền Nam "rót" vào sân bay đã phá hủy 20 chiếc (trong đó có 5 chiếc bị phá hỏng hoàn toàn).
Là một máy bay ném bom có kích cỡ tương đối lớn, trọng lượng cất cánh đến 24,3 tấn, nhưng B-57 được thiết kế buồng lái như một máy bay tiêm kích với hai người điều khiển (phi công và hoa tiêu).
B-57 sở hữu cặp cánh rất lớn, dài đến 19,5m, phần thân dài 20m, cao 4,52m, trọng lượng rỗng 12,2 tấn, trọng lượng tối đa là 24,36 tấn.
Nó được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực J65-W-5 cho tốc độ bay tối đa chỉ 960km/h, bán kính chiến đấu 1.530km, vận tốc leo cao 31,4m/s, trần bay 13,74km.
Máy bay ném bom B-57 được thiết kế khoang bom trong thân như máy bay ném bom hạng nặng cỡ B-52, ngoài ra có thể treo thêm bom trên cánh.
Khoang bom trong thân máy bay B-57 có khả năng mang đến 2 tấn bom, gồm cả bom hạt nhân, còn 4 giá treo ngoài mang được 1,3 tấn bom gồm cà đạn rocket không điều khiển. Ngoài ra, nó còn được vũ trang 4 khẩu pháo 20mm M39 với 290 viên đạn/khẩu.
B-57 được hỗ trang bị hệ thống radar dẫn đường phục vụ ném bom APW-11, hệ thống ném bom SHORAN để hỗ trợ xác định tọa độ ném bom. Ngoài ra, còn có radar báo động sớm APS-54.
Chính người Mỹ trong các tài liệu phải thừa nhận rằng máy bay ném bom B-57 là nỗi thất bại ở Việt Nam. Trong suốt thời gian tham chiến, B-57 "chết" nhiều lần ngay trên mặt đất, chưa nói tới tổn hại khi bay lên trời. Đến năm 1969, Không quân Mỹ ở Việt Nam chỉ còn có 9 chiếc B-57 có thể hoạt động được. Mỹ thừa nhận họ mất tổng cộng 58 chiếc B-57 ở Việt Nam gồm: 31 chiếc bị pháo binh quân giải phóng miền Nam tiêu diệt ngay trên mặt đất; 18 chiếc mất vì nhiề nguyên nhân; 10 chiếc mất vì tai nạn nổ bom ngay trên đường băng.
Mùa thu năm 1970, Mỹ triển khai thêm các biến thể B-57G (trang bị camera hồng ngoại FLIR) nhằm phục vụ các chiến dịch ngăn chặn tuyến đường vận tải của QĐND Việt Nam trên dãy Trường Sơn. Tuy nhiên, khi đưa vào hoạt động, người Mỹ phải thừa nhận rằng B-57 chẳng đem lại kết quả nào khả quan.
Sứ mệnh của máy bay ném bom B-57 chính thức kết thúc vào tháng 5/1972 khi các chiếc B-57G được rút khỏi căn cứ tại Thái Lan.
Theo_Kiến Thức
Infographic: Sự lợi hại của xe tăng M48 trong Chiến tranh Việt Nam So với T-54 của QDDNDVN, M48 Patton được Quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thua kém về hỏa lực. So với T-54 của QDDNDVN, M48 Patton được Quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thua kém về hỏa lực. Mời độc giả xem Infographic: Tuy nhiên, nhờ kiến trúc thân...