Điều chưa biết về quần áo của phi công tiêm kích Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Bộ quần áo bay của phi công Không quân Việt Nam được thiết kế “tinh vi” như máy bay chiến đấu.

Quân trang nghiệp vụ bay là quân trang đặc thù được bảo đảm cho phi công và các thành viên tổ bay trong khi làm nhiệm vụ bay huấn luyện, chiến đấu và được trang bị từ đầu xuống chân bao gồm mũ, quần áo, găng tay, giầy.

Ấn tượng và dễ nhận ra nhất có lẽ là bộ quần áo bay. Thay vì màu cát cháy, vài năm gần đây, quần áo phi công đã được chuyển sang màu ghi sáng, đậm chất “lính canh trời”. Thượng tá Trần Trung – Phó trưởng Phòng Quân nhu (Cục Hậu cần) cho biết, dựa trên những nghiên cứu về mẫu vải của Nhật, Đức và khối Nato, vải dệt dobby hiện đang được sử dụng để may quần áo bay cho phi công quân sự. Vải được cài sợi các bon, có khả năng chống tĩnh điện, xử lí chống cháy, chống tia UV, thấm mồ hôi, chống nhàu và siêu bền. Thêm vào đó, một đặc tính vượt trội của loại vải này là rất nhẹ. Có thời kỳ quần áo phi công nặng tới 3 kg/bộ, nếu mặc đi trực chiến dài ngày, phi công thường rất khó chịu. Thứ nữa, khi nhảy dù, nếu tiếp đất ở vị trí các ao, hồ, do quần áo giữ nước, trọng lượng trên người lúc đó tăng thêm đến hàng chục ki lô gam.

Điều chưa biết về quần áo của phi công tiêm kích Việt Nam - Hình 1

Phi công Trung đoàn 925 (Sư đoàn 372) trong trang phục bay

khi làm nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu.

Về kiểu dáng, để tiện lợi, trang phục bay mùa hè được thiết kế áo rời quần; để tăng độ ấm, trang phục bay Đông được thiết kế áo liền quần, bằng chất vải dày hơn; cả hai đều có các lỗ thoáng. Trang phục bay của phi công, học viên bay và lực lượng dù có nhiều điểm được thiết kế khác biệt với trang phục của các lực lượng khác. Quần áo bay có tới 7 loại túi chuyên dụng cả ở áo và quần: túi đựng bản đồ, sổ tay phi công, túi để súng ngắn, túi để băng tiếp đạn, túi đựng dao cắt dù. Hệ thống khuy trên quần áo đã được hạn chế tối đa, thay vào đó là các khóa nhựa cao cấp, dễ sử dụng.

Trung tá Đinh Văn Yên – Trợ lí Quân trang, Phòng Quân nhu cho biết, để có được trang phục bay khá phù hợp như hiện tại, Phòng Quân nhu đã phối hợp với Viện nghiên cứu ứng dụng, Cục Quân nhu đến các đơn vị bay lấy ý kiến phi công và đề nghị trên phê duyệt. Còn đồng chí Đào Xuân Thu – Quyền phụ trách Phân xưởng May đặc chủng, Trung tâm Đo lường miền Bắc, để có được những bộ quần áo phi công, cán bộ, nhân viên Phân xưởng phải cơ động đến các đơn vị trực tiếp đo số đo của từng phi công; kế đó, phải chọn những thợ may có kỹ thuật, tay nghề cao thực hiện việc may đo. Sản phẩm hoàn thiện trước hết phải đáp ứng được tính năng trong huấn luyện, SSCĐ; đảm bảo tiện ích khi phi công ngồi trong buồng lái hoặc khi nhảy dù và phải đảm bảo tính thẩm mĩ, nghĩa là quần áo phải vừa với “phom” người, không quá chật hoặc quá rộng.

Trao đổi với Trung tá Nguyễn Trường Nam – Chính trị viên Phi đội 1, Trung đoàn 927 (Sư đoàn 371), được biết trong trang phục bay của phi công còn có cả quần áo kháng áp và quần áo cao không. Quần áo kháng áp tạo ra áp suất lên cơ thể phi công tùy theo cường độ, hướng tác động của gia tốc nhằm hạn chế tác động của quá tải. Còn quần áo cao không làm tăng hiệu quả của việc thở ô xy dưới áp lực cao, do đó nâng được trần bay của phi công. Khi hoạt động ở độ cao từ 10km, phi công bắt buộc phải sử dụng quần áo cao không và đội mũ kín. Cả mũ và quần áo cao không đều được bơm ôxy, làm ấm cơ thể và giúp lưu thông máu. Các loại quân trang này đều được nhập khẩu.

Bên cạnh quần áo, trong trang phục nghiệp vụ bay còn có mũ lót, găng tay và giày. Mũ lót bay được may bằng vải cotton, thấm mồ hôi, thoáng. Mũ lót có tác dụng cố định, giữ ổn định mũ bay; đồng thời tạo cảm giác êm và thấm mồ hôi. Găng tay với chất vải sợi, không chỉ giúp thấm mồ hôi mà còn phòng điện giật khi phi công sử dụng các nút ấn, công tắc trong buồng lái. Giày của phi công cũng có những đặc thù riêng. Phi công phản lực khi bay sử dụng giày da bay cao cổ; phi công trực thăng, vận tải sử dụng dày da thấp cổ. Ngoài ra còn có giầy da nhảy dù cao cổ cho lực lượng dù. Giày bay thường rất êm, ôm chân song cũng rất dễ cởi (giúp phi công dễ dàng giải phóng đôi chân khỏi giày khi gặp sự cố). Đế giày có lớp cao su non, mềm, xốp, dẻo, có độ ma sát nhưng không dính cát để đảm bảo không có vật ngoại lai theo đế dày lên buồng lái.

Phi công, xưa nay thường được biết đến là những người có “phom” chuẩn, dáng đẹp. Vẻ đẹp hình thể ấy một phần được tôn lên bởi những trang phục bay. Đó là nhận xét và đánh giá từ những người ngoài cuộc. Còn với phi công, bên cạnh yêu cầu thẩm mĩ thì sự tiện ích là yếu tố phải bảo đảm trước tiên khi sử dụng quân trang nghiệp vụ bay.

(Theo Kiến Thức)

Phi công chiến đấu "nghề bảo vệ Tổ quốc" (Kỳ 1)

Từ trước đến nay, khi nói đến những phi công lái máy bay tiêm kích thường được gắn với rất nhiều huyền thoại về trí thông minh, lòng dũng cảm và vô vàn những câu chuyện kỳ lạ xảy ra trên bầu trời. Nhưng đằng sau những cánh bay ngang dọc trên trời, lại là cuộc sống rất đặc biệt và đó là một nghề cực kỳ nghiệt ngã.

Trung tướng Nguyễn Đức Soát, phi công lái máy bay tiêm kích MiG-21, Anh hùng Lực lượng Vũ trang đã có những phút trải lòng với phóng viên về nghề và những năm tháng oanh liệt của ông.

Nhảy dù là... nhảy thế nào?

Tôi biết anh Soát từ rất lâu, bởi là đồng hương cùng tỉnh nhưng khác huyện. Anh quê ở Phú Xuyên, còn tôi ở huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (cũ). Ngày anh đi bộ đội, tôi mới chỉ là chú bé học lớp 5. Sau này, cũng chỉ được biết tên tuổi anh qua sách báo. Và rồi được gặp anh trong những kỳ họp mặt đồng hương, hay những lần đi đám hiếu, đám hỷ.

Video đang HOT

Phi công chiến đấu - nghề bảo vệ Tổ quốc (Kỳ 1) - Hình 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Đoàn Không quân Sao Đỏ, tết năm 1967 (Ảnh tư liệu)

Anh cao lừng lững. Nhìn vóc dáng anh, tôi không thể hiểu nổi khi ngồi vào buồng lái MiG-21 thì tay chân anh sẽ để đi đâu. Nguyễn Đức Soát có nụ cười rất hiền và giọng nói rất dịu dàng. Nhưng khi nói chuyện tiếu lâm, thì anh cũng không phải là "người thường".

Duy có một lần tôi được đi cùng anh trong một chuyến bay, ấy là vào năm 2000. Khi đó, anh là Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân. Một cơn bão lớn đổ bộ vào vùng biển phía Nam. Anh bay trên chiếc trực thăng Mi-8 ra biển, để kiểm tra xem bà con ngư dân đã về bờ chưa. Chuyến đi ấy để lại trong tôi hình ảnh một phi công anh hùng, một vị tướng quân đội nhưng rất đỗi giản dị và giàu tình cảm.

Phi công chiến đấu - nghề bảo vệ Tổ quốc (Kỳ 1) - Hình 2

Lớp phi công đầu tiên học lái máy bay Su-27 năm 1995. Phó Tư lệnh Quân chủng PK - KQ Nguyễn Đức Soát (thứ 3 từ trái sang), Trung đoàn phó Trung đoàn Không quân 937 Võ Văn Tuấn (ngoài cùng bên phải) nay là Thượng tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam

Đã rất nhiều lần tôi nằn nì xin anh cho viết về cuộc đời phi công tiêm kích của anh, nhưng anh đều từ chối khéo.

Đến lần này, trước sự hy sinh của người phi công Su-30 Trần Quang Khải và toàn bộ phi hành đoàn trên chiếc CASA-212, tôi lại đến gặp anh... và tôi đã thắng. Anh kể cho tôi nghe một chút về quãng đời phi công tiêm kích của mình và những "bí mật" của nghề...

Chuyện anh là phi công, bắn rơi tới 6 máy bay Mỹ, chưa phải một lần nhảy dù, chưa một lần bị thương; là người được phi công Mỹ cực kỳ kính nể, đó là điều không phải phi công nào cũng có. Nhưng điều làm tôi kinh ngạc hơn tất cả là anh viết chữ rất đẹp - mềm mại nhưng ngay ngắn; bay bướm mà vẫn sang trọng - và văn phạm thì không sai một dấu chấm, dấu phẩy.

Sở dĩ tôi dám nói điều này là vì tôi được đọc cuốn nhật ký của anh từ năm 1968 đến cuối năm 1972. Trong hoàn cảnh chiến tranh như thế, đánh giặc căng thẳng như thế, anh phải viết nhật ký dưới ánh đèn pin, đèn dầu và có lúc lấy cánh liệng máy bay, hay lấy thùng gỗ... làm bàn, nhưng chữ đều tăm tắp và quả thật đọc cuốn nhật ký của anh tôi không tìm thấy một lỗi chính tả.

Phi công chiến đấu - nghề bảo vệ Tổ quốc (Kỳ 1) - Hình 3

Trung tướng Nguyễn Đức Soát

Đọc cuốn nhật ký đó, mới thấy ngày xưa học sinh được rèn kỹ đến thế nào.

Tôi khẳng định cuốn nhật ký của anh là một trong những cuốn nhật ký rất có giá trị về nhiều mặt của người lính.

Ở trong đó, hàng trăm trang nhật ký chỉ chứa đựng một tình yêu Tổ quốc, lòng trung thành với Đảng, với Quân đội nhân dân, khát khao được chiến đấu để chiến thắng kẻ thù; và có cả những trang đẫm nước mắt khi đồng đội hy sinh; những trang lãng mạn của một anh lính trẻ đang khao khát được yêu.

Tôi hy vọng, có dịp cuốn nhật ký đấy sẽ đến tay bạn đọc cả nước.

Thuở còn đi học, Nguyễn Đức Soát học giỏi toàn diện và anh đã thi đỗ Đại học Bách khoa, được đi học ở Cộng hòa dân chủ Đức.

Nhưng cuộc đời anh lại rẽ sang ngả khác.

Anh Soát đi học lái máy bay tiêm kích khi mới 19 tuổi. Chuyện anh đi bộ đội và vào không quân cũng đáng được đưa vào huyền thoại.

Anh trai Nguyễn Đức Soát là Nguyễn Quang Kiểm, sĩ quan pháo cao xạ và hy sinh ở chiến trường Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng bên Lào năm 1964, khi đó Soát mới 18 tuổi. Nhận tin anh trai hy sinh, Soát càng nung nấu lòng quyết tâm đi bộ đội để trả thù cho anh. Anh làm hết lá đơn này đến lá đơn khác để xung phong đi bộ đội, nhưng lần nào khám, sức khỏe cũng chỉ là loại B2 - nghĩa là rất yếu, không đủ tiêu chuẩn nhập ngũ.

Lúc đấy anh bực lắm, bởi là học sinh lớp 10, anh cao lớn và rất khỏe mà khám lại cứ bị B2, trong khi rất nhiều bạn bè cùng lứa thấp bé nhẹ cân mà vẫn trúng tuyển. Thậm chí có anh, để được đi bộ đội, đã uống nước kễnh bụng, rồi tìm cách nhét gạch vào túi áo, túi quần để tăng cân.

Khám trượt bộ đội, Nguyễn Đức Soát buồn lắm, đành phải "khăn gói quả mướp" chuẩn bị đi học ở Cộng hòa dân chủ Đức. Nhưng đúng lúc ấy thì bộ đội không quân về tuyển người đi học lái máy bay. Anh Soát đi khám và bác sĩ hết sức ngạc nhiên khi thấy sức khỏe của anh thuộc loại hoàn hảo không chê trách được điều gì. Anh thắc mắc với cán bộ huyện đội là tại sao khi khám sức khỏe đi bộ binh thì sức khỏe B2 mà khám sức khỏe đi học lái máy bay thì sức khỏe loại A. Lúc đó họ mới giải thích rằng, vì anh trai mới hy sinh, nên trên huyện đội đã không cho anh nhập ngũ. Nhưng để "hợp lý hóa" họ nại ra lý do là sức khỏe yếu.

Thế là, ngày 5 tháng 7 năm 1965, Nguyễn Đức Soát nhập ngũ vào Binh chủng Không quân và được đưa sang Liên Xô học lái máy bay tiêm kích. Anh nhập ngũ khi chỉ còn 1 ngày nữa là đi sang Đức.

Đoàn của anh đi lần ấy có 120 người học lái máy bay và 300 người học kỹ thuật. Chặng đường đi bằng tàu hỏa băng qua Trung Quốc, qua khu Nội Mông, rồi xuyên qua các nước Trung Á của Liên Xô cũ, đằng đẵng nửa tháng trời mới tới Mátxcơva.

Các học viên được đưa về Trường Không quân Krasnodar.

Do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nên Đảng, Chính phủ Việt Nam yêu cầu đào tạo lớp phi công này rất gấp, các anh chỉ có ba tháng học tiếng Nga, trong khi sinh viên các trường đại học khác được một năm. Vì thế, các anh phải học ngày học đêm, mỗi lớp chỉ có 10 người. Những người có trình độ văn hóa cao hồi ấy là tốt nghiệp lớp 10, hoặc một số sinh viên đại học năm thứ hai, thứ ba thì học tiếng Nga còn đỡ vất vả, nhưng có học viên mới học đến lớp 7 thì quả thật họ phải đánh vật khi học.

Sau ba tháng học tiếng Nga, các học viên bắt đầu được học lý thuyết về máy bay. Nào là từ cấu tạo máy bay, rồi tính năng khí động học, đến hệ thống vũ khí, rồi học về thời tiết, khí hậu, nói nôm na là học lý thuyết bay.

Mất bốn tháng học lý thuyết thì các học viên bắt đầu được tập bay trên máy bay huấn luyện L-29. Đây là loại máy bay đào tạo phi công do Tiệp Khắc ngày đó chế tạo. Máy bay có hai chỗ ngồi: giáo viên ngồi phía sau, học viên ngồi phía trước.

Phi công chiến đấu - nghề bảo vệ Tổ quốc (Kỳ 1) - Hình 4

Trung tướng phi công Nguyễn Đức Soát và phi công Nguyễn Văn Bảy, hai huyền thoại của không quân Việt Nam

Anh Soát kể rằng, lần đầu tiên trong đời anh được ngồi vào máy bay cất cánh lên trời là ngày 1 tháng 4 năm 1966. Lúc đấy một cảm giác vừa tự hào, xen lẫn hồi hộp và cả chút sợ hãi.

Bay lên được độ cao 200m, phi công giáo viên cho nghiêng máy bay và hỏi anh "sân bay ở hướng nào". Lúc máy bay nghiêng, anh sợ vô cùng và cứ tưởng sẽ lao xuống đất. Thế là mặt thì ngoảnh lên trời, nhưng lại chỉ hướng sân bay dưới đất... Người phi công giáo viên nhìn qua gương và phát hiện thấy Soát nói sai liền bật cười. Nhưng cảm giác sợ hãi ban đầu đấy chỉ tồn tại trong anh vài ba chuyến bay. Còn sau đó, mỗi khi lên máy bay là anh đã cảm thấy chiếc máy bay và anh như gắn làm một. Sau khi bay được 30 chuyến, Soát được bay đơn một mình, nghĩa là bay không có giáo viên kèm, mà họ chỉ theo dõi từ dưới mặt đất.

Học bay hết năm thứ nhất trên L-29, có 40 người bị loại vì yếu sức khỏe hoặc không có khả năng bay; 36 học viên bay vững hơn được chuyển sang học lái MiG-21; và 44 học viên chuyển học lái MiG-17.

Sau khi bay thêm khoảng 40 giờ trên máy bay L-29, anh bắt đầu học lái máy bay MiG-21. Đầu tiên cũng là máy bay huấn luyện U-MiG, loại máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi. Sau khi học bay được chừng 45 giờ, các anh đã hoàn thành khóa đào tạo phi công trên MiG-21.

Thời điểm này Không quân Việt Nam, chủ yếu chỉ có MiG-17 và hầu hết do Trung Quốc sản xuất theo mẫu của Liên Xô và một số lượng nhỏ MiG-21. Máy bay MiG-17 nhỏ như một con én, hỏa lực yếu; tốc độ thấp nhưng ở độ cao thấp, MiG-17 lại có một ưu thế đặc biệt, đó là tính cơ động cao mà các loại máy bay tốc độ lớn không có được. Chính vì vậy, các phi công MiG-17 đã lập được các chiến công xuất sắc, bắn rơi máy bay Mỹ ở vùng trời Thanh Hóa. Còn MiG-21 là máy bay hiện đại bậc nhất bấy giờ của Không quân Việt Nam, có tốc độ hơn 2 lần tốc độ âm thanh; có thể bay cao tới 18km, mang theo 2 tên lửa không đối không, một loại có điều khiển và một loại có đầu tự dẫn hồng ngoại. Huấn luyện trên MiG-21 từ tháng 7 năm 1967 đến tháng 10 năm ấy thì thi tốt nghiệp. Đợt thi tốt nghiệp được tiến hành đúng dịp kỷ niệm 50 Cách mạng Tháng Mười (tháng 11 năm 1967).

Phi công chiến đấu - nghề bảo vệ Tổ quốc (Kỳ 1) - Hình 5

Các phi công MiG-17, Trung đoàn 923

Ban đầu các anh phải thi lý thuyết. Sau đó là thực hành bay. Cuối cùng là thi bắn tên lửa vào các loại mục tiêu... Chuyến đầu thi phóng tên lửa có điều khiển tiêu diệt máy bay không người lái. Tiếp theo là dùng tên lửa tầm nhiệt tiêu diệt mục tiêu trên không. Để thực hiện bài tập này, người ta dùng một chiếc máy bay ném bom tầm trung IL-28 bay lên độ cao 10km, thả xuống một quả cầu và đó là quả cầu lửa. Người phi công lái MiG-21 phải từ xa lao đến và phóng tên lửa vào quả cầu đó. Nguyễn Đức Soát đã hoàn thành bài thi của mình một cách xuất sắc. Tháng 4 năm 1968 anh chia tay những người thầy giáo Liên Xô trở về Tổ quốc.

Lần trở về ấy, từ Liên Xô, có 33 phi công MiG-21; 41 phi công MiG-17. Số phi công này cộng với 40 phi công MiG-19 từ Trung Quốc và thêm 25 phi công MiG-17 đào tạo trong nước đã bổ sung một lực lượng phi công hùng hậu cho Không quân Việt Nam.

Vào thời điểm này, cuộc chiến tranh phá hoại của Không quân Mỹ đang cực kỳ khốc liệt. Lực lượng máy bay tiêm kích của ta cũng bị giảm sút nhanh. Có đại đội chỉ còn 4-5 phi công và vài chiếc máy bay.

Nhưng từ giữa năm 1968, cuộc Hội đàm Paris bắt đầu. Quân Mỹ ngừng ném bom miền Bắc, chỉ tập trung đánh phá tuyến vận chuyển trên đường Hồ Chí Minh và từ Nghệ An trở vào. Vì vậy, suốt hơn ba năm, anh Soát cùng đồng đội chủ yếu bay huấn luyện, bay phục kích đánh trinh sát không người lái và bay xua đuổi B52 ở chiến trường nam Khu 4 (cũ).

Đầu năm 1966, máy bay MiG-21 đánh chưa thực sự hiệu quả bởi do ta vẫn áp dụng cách đánh theo bài bản của Liên Xô, hoặc cách đánh của MiG-17 không chiến với Mỹ.

Sự giúp đỡ của Không quân Liên Xô đối với Không quân nhân dân Việt Nam trong chiến tranh trên không ở Việt Nam

Theo thỏa thuận giữa hai nhà nước, trong thời gian từ giữa những năm 50 của thế kỷ trước, Liên Xô đã nhận đào tạo giúp cho Việt Nam một số lượng lớn các phi công, thợ kỹ thuật và giai đoạn sau là các kỹ sư, cán bộ chỉ huy - tham mưu cho Không quân nhân dân Việt Nam.

Theo số liệu thống kê, cho đến thời điểm năm 1970, đã có gần 30 đoàn học viên bay, thợ kỹ thuật và cán bộ tham mưu, chỉ huy, với số lượng hàng ngàn học viên không quân đã theo học tại các trường đào tạo nổi tiếng của Liên Xô (theo số liệu của tác giả N.Koleshnhil có hơn 10.000 học viên quân sự Việt Nam học tập tại Liên Xô). Trong số các cơ sở đào tạo đó, trường đào tạo phi công tại thành phố (tỉnh) Krasnodar là cơ sở đào tạo với số lượng lớn nhất và chất lượng tốt nhất. Giai đoạn cao điểm, tại trường này có hơn 300 học viên kỹ thuật và hơn 200 học viên phi công học tập.

Các cán bộ, phi công, thợ kỹ thuật tốt nghiệp từ các trường đào tạo ở Liên Xô về nước đã nhanh chóng làm chủ khoa học kỹ thuật, tổ chức chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Hàng trăm phi công MiG-17 và MiG-21 đã xuất kích chiến đấu và bắn rơi máy bay Mỹ, hàng chục phi công ưu tú, bắn rơi nhiều máy bay Mỹ đã được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nhiều người trưởng thành, trở thành các cán bộ chỉ huy cấp chiến lược, chiến dịch, các chính khách và tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Theo cuốn "Chiến tranh Việt Nam đã xảy ra như thế", Thượng tướng Anatoli Ivanovitch Khiupenen đã đưa ra con số có 6.500 sĩ quan tướng lĩnh và 4.500 binh sĩ, hạ sĩ quan Liên Xô đã sang Việt Nam từ năm 1965-1975. Riêng trong lĩnh vực không quân, ngoài công tác đào tạo và viện trợ giúp máy bay, khí tài, suốt trong quá trình chiến đấu, các cán bộ và phi công Liên Xô liên tục sang Việt Nam để nắm bắt tình hình, cải tiến vũ khí, đồng thời trực tiếp giúp đỡ trong công tác huấn luyện, bay thử, lắp ráp máy bay mới, nhiều chuyên gia Liên Xô tuy không trực tiếp tham chiến nhưng đã sẵn sàng cất cánh ngay trong thời chiến, giúp công tác bay hồi phục và huấn luyện. Một số phi công Liên Xô đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ huấn luyện tại Việt Nam.

Về vũ khí, trang thiết bị quân sự, trong những năm chiến tranh, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam rất nhiều chủng loại cho cả lục quân, hải quân và không quân. Riêng đối với Quân chủng Phòng không - Không quân, ngay từ năm 1965, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam các tên lửa phòng không SAM-2, sau đó là tên lửa vác vai Strela-2. Đến cuối năm 1972 là các tên lửa SAM-3 "Neva" (NATO gọi là SA-3 GOA). Về máy bay, Liên Xô đã kịp thời viện trợ cho Không quân Việt Nam các máy bay MiG-17 từ khi Trung đoàn 921 được thành lập, sau đó trong suốt những năm chiến tranh đã nhiều lần bổ sung về số lượng và các phiên bản mới của MiG-17 và MiG-21 cũng như các loại máy bay vận tải, trực thăng khác. Các máy bay MiG và vũ khí, khí tài tốt là một trong những nhân tố rất quan trọng, đặc biệt là khi được bộ đội Không quân Việt Nam sử dụng rất thành thục và sáng tạo, làm nên những chiến công to lớn. Trong quá trình giúp đỡ các phi công Việt Nam, các cán bộ nghiên cứu và phi công đã viết nhiều sách và các bài nghiên cứu về không chiến tại Việt Nam, một số tài liệu đã được đưa vào giảng dạy tại các học viện không quân.

Theo Petrotimes

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sẽ làm gì ngay ngày đầu trở lại Nhà Trắng?
12:33:58 07/11/2024
"Quý bà băng giá" được xem là vũ khí bí mật giúp ông Trump đắc cử
15:41:40 07/11/2024
Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump
20:24:49 08/11/2024
Chiến thắng của ông Trump giúp tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD
07:47:04 08/11/2024
Công ty TikTok bị cấm hoạt động tại Canada
14:41:33 07/11/2024
Ván bài thắng đậm của tỷ phú Elon Musk trong chiến dịch ủng hộ ông Trump
20:08:20 08/11/2024
Cái kết buồn của người đàn ông đoàn tụ gia đình sau 34 năm bị bắt cóc
16:50:54 07/11/2024
Hai ông Biden, Obama nói gì khi chúc mừng ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ?
07:48:19 08/11/2024

Tin đang nóng

Loạt sao từng đòi rời khỏi Mỹ nếu Donald Trump đắc cử tổng thống
21:14:30 08/11/2024
Mối quan hệ giữa Quang Minh và con riêng của bạn gái ra sao?
22:49:03 08/11/2024
Trấn Thành nhắc đàn em: "Chúng ta là nghệ sĩ, không nên chợ búa"
22:53:45 08/11/2024
Sống trong căn hộ 9m2, người đàn ông phải nằm chéo mới ngủ được
20:50:10 08/11/2024
Sao nữ hạng A phát ngôn nông cạn gây phẫn nộ nhắm đến những người bầu cho ông Trump
22:51:48 08/11/2024
Giúp việc đến làm ngày đầu tiên, chủ nhà mở camera giám sát lên và chứng kiến hành vi lạ
19:54:55 08/11/2024
Ảnh hưởng của ông Trump lớn chưa từng thấy, một nước Mỹ mới đang định hình?
22:15:13 08/11/2024
Mỹ nhân "Cơn lốc tình yêu" hôn nhân trắc trở, phát hiện ung thư ở tuổi U50
21:25:25 08/11/2024

Tin mới nhất

Cầu nối giúp tăng cường tình hữu nghị giữa hai dân tộc Đức - Việt

05:11:40 09/11/2024
Ngoài vai trò của Hội Đức - Việt là cầu nối giữa nhân dân hai nước, Đại sứ Vũ Quang Minh đánh giá cao nỗ lực của Hội trong 33 năm qua vào việc duy trì và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.

Căng thẳng tại Trung Đông: Báo động số lượng phụ nữ và trẻ em thiệt mạng tại Gaza

05:09:13 09/11/2024
Nhìn chung, trẻ em chiếm 44% số nạn nhân, trong đó trẻ em từ 5 đến 9 tuổi chiếm nhóm tuổi lớn nhất, tiếp theo là trẻ em từ 10 đến 14 tuổi, và sau đó là trẻ em từ 4 tuổi trở xuống.

Italy xúc tiến kế hoạch chuyển người di cư đến Albania

05:03:41 09/11/2024
Các trung tâm này ở Shengjin và Gjader có bố trí các nhân viên người Italy. Theo thỏa thuận với Tirana, số người di cư có mặt vào cùng một thời điểm tại Albania không thể vượt quá 3.000 người.

Mỹ mở rộng xét nghiệm cúm gia cầm

04:53:26 09/11/2024
Điều này cho thấy sự lo ngại của cả 2 cơ quan trên về sự lây lan của virus cúm gia cầm trong các trang trại chăn nuôi gia cầm và các trang trại sản xuất sữa.

Chuyên gia đánh giá về tính khả thi của 'kế hoạch hòa bình' do ông Trump đề xuất

04:50:47 09/11/2024
Chuyên gia quân sự này nhấn mạnh bất kể thỏa thuận nào cuối cùng đạt được, việc thực hiện thỏa thuận đó trong dài hạn sẽ luôn phụ thuộc trước hết và quan trọng nhất vào sức mạnh quân sự, kinh tế và chính trị của Nga.

Trung Quốc sắp trình làng chiến đấu cơ tàng hình mới

22:12:39 08/11/2024
Cuộc Triển lãm Vũ trụ và Hàng không Quốc tế Trung Quốc kéo dài 6 ngày sẽ bắt đầu vào ngày 12.11 tại thành phố Chu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông, theo Reuters hôm nay 8.11.

Mẹ tỉ phú Musk bị cáo buộc phân biệt chủng tộc với phóng viên Mỹ gốc Việt

22:08:51 08/11/2024
Bà Maye Musk, người mẫu và là mẹ tỉ phú Elon Musk, đã bị cáo buộc phân biệt chủng tộc vì chỉ trích một phóng viên người Mỹ gốc Việt.

Nga ký nhiều thỏa thuận với Venezuela, ra cam kết về 'vũ khí tinh vi nhất'

22:04:47 08/11/2024
Nga và Venezuela ngày 7.11 đã ký nhiều thỏa thuận trong chuyến thăm Caracas của một quan chức cấp cao từ Điện Kremlin.

Chìm tàu gần đảo Jeju Hàn Quốc: 2 người thiệt mạng, 12 người mất tích

22:01:56 08/11/2024
Ít nhất 2 người thiệt mạng và 12 người khác còn mất tích sau khi tàu cá chở 27 người bị chìm gần đảo Jeju của Hàn Quốc rạng sáng 8.11.

Israel mở rộng tấn công tại Gaza, Li Băng

21:59:18 08/11/2024
Israel mở rộng tấn công Hamas và Hezbollah, trong khi thảo luận với ông Donald Trump - tổng thống đắc cử của Mỹ, về mối đe dọa từ Iran.

Úc đề xuất cấm người dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội

21:55:59 08/11/2024
Thủ tướng Úc Anthony Albanese ngày 7.11 cam kết sẽ cấm người dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội, cho rằng ảnh hưởng lan rộng của các nền tảng như Facebook và TikTok đang thực sự gây hại cho các trẻ em của chúng ta , theo AFP.

Đường về Nhà Trắng của ông Donald Trump

21:53:50 08/11/2024
Chiến thắng của ông Donald Trump trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ khép lại giai đoạn tranh cử đầy những biến động của ứng viên đảng Cộng hòa.

Có thể bạn quan tâm

Van Nistelrooy ca ngợi ngôi sao tạo ra sự khác biệt, sắc sảo nhất MU

Sao thể thao

23:56:42 08/11/2024
Paul Scholes khẳng định Amad Diallo xứng đáng có suất đá chính ở Manchester United sau cú đúp tại Europa League, trong khi HLV tạm quyền Ruud van Nistelrooy ca ngợi quá trình tập luyện

Phim Hàn chưa chiếu đã bị tẩy chay vì coi thường phụ nữ, cảnh 1 nữ giáo viên bị tát gây sốc

Hậu trường phim

22:59:14 08/11/2024
Mới đây, bộ truyện tranh trực tuyến Get Schooled từng thu hút hơn 99 triệu lượt xem khi đăng tải trên Naver đang trở thành tâm điểm của sự chỉ trích.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Mai Davika

Phim châu á

22:56:13 08/11/2024
Mới đây, tập thứ 5 của siêu phẩm cổ trang Nữ Hoàng Ayodhaya (Mae Yuhua) đã chính thức lên sóng và ngay lập tức thu hút sự chú ý đông đảo của khán giả.

Đỗ Nhật Hoàng: 'Ngày xưa có một chuyện tình' khiến tôi trưởng thành, chín chắn hơn!

Sao việt

22:37:23 08/11/2024
Chàng diễn viên trẻ Đỗ Nhật Hoàng đã đánh dấu một bước ngoặt đáng nhớ trên con đường nghệ thuật với vai diễn Phúc đuôi tôm trong bộ phim điện ảnh Ngày xưa có một chuyện tình

Muôn vàn cảm xúc trong teaser poster và trailer 'Nhà gia tiên' từ Huỳnh Lập, Phương Mỹ Chi

Phim việt

21:50:01 08/11/2024
Ngày 6/11, Huỳnh Lập đã chính thức công bố teaser poster của phim điện ảnh Nhà gia tiên, dự kiến khởi chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc vào ngày 21/2/2025.

Nga kêu gọi chấp nhận thực tế tại Ukraine

21:48:19 08/11/2024
Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu cho rằng tình hình vùng chiến sự tại Ukraine đang không có lợi cho Kyiv và phương Tây nên chấp nhận thực tế này để đàm phán chấm dứt xung đột.

Lý do bất ngờ khiến bé trai 4 tuổi bị chảy máu cam kéo dài

Sức khỏe

21:31:17 08/11/2024
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang vừa điều trị cho bé trai (4 tuổi, Yên Dũng, Bắc Giang) với chiếc răng mọc lạc chỗ ở sàn mũi phải. Theo y văn, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Dàn sao Hàn bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng: GD, Jennie...

Sao châu á

21:30:55 08/11/2024
Nhiều sao Hàn như G-Dragon, Jennie... bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng, gây ra tranh cãi lớn trên cộng đồng mạng.

Hồng Vân thích thú trước chuyện tình của cặp đôi quen nhau từ ứng dụng hẹn hò

Tv show

21:10:46 08/11/2024
Trò chuyện với MC Hồng Vân - Quốc Thuận tại chương trình Vợ chồng son, cặp vợ chồng cho rằng duyên số đưa họ đến với nhau.

Chị em xa cách gần 40 năm, vỡ òa cảm xúc ngày tìm thấy nhau

Netizen

20:53:46 08/11/2024
Darragh Hannan (39 tuổi) và Ha Jee Won (38 tuổi), vừa có cuộc đoàn tụ đầy xúc động. Họ được sinh ra cách nhau 14 tháng tại Hàn Quốc nhưng lớn lên trong những môi trường hoàn toàn khác nhau.

Xã hội đen bất ngờ chỉ thẳng mặt mẹ Diddy, tố cáo mối liên quan đến tội ác của ông trùm

Sao âu mỹ

20:51:58 08/11/2024
Vào ngày 7/11, Deon D1 Best tố cáo Diddy sử dụng tên mẹ mình để thành lập công ty nhằm che giấu tiền bạc và các hợp đồng phạm pháp khác.