Điều chưa biết về pháo hạm Mỹ trên tàu chiến Việt Nam
Ít ai biết rằng, Hải quân Việt Nam vẫn duy trì pháo hạm nòng đôi cỡ nòng 40mm của Mỹ trang bị trên tàu đổ bộ tăng LST cỡ 4.000 tấn.
Ít ai biết rằng, trên các tàu chiến Việt Nam hiện nay vẫn duy trì hoạt động tốt những pháo hạm hải quân có nguồn gốc của Mỹ sản xuất. Không những thế nền công nghiệp quốc phòng trong nước còn nghiên cứu và sản xuất thành công loại đạn dùng cho pháo hạm này. Ảnh: Kíp pháo thủ pháo hạm 40mm trên tàu đổ tăng HQ-501 huấn luyện chiến đấu.
Những pháo hạm gốc Mỹ này khá hiếm hoi trong biên chế của Hải quân Việt Nam, bởi lẽ hầu hết kho vũ khí của nước ta đều có nguồn gốc từ Liên Xô trước đây và Nga ngày nay. Việc duy trì hoạt động những khẩu pháo hạm cùng chiến hạm đổ bộ gốc Mỹ được coi là thành công của công việc duy tu và khai thác nơi những người lính Việt Nam.
Những pháo hạm này hiện nay chỉ được trang bị trên tàu đổ bộ HQ-501. Cho đến thời điểm hiện tại, HQ-501 vẫn là tàu chiến có trọng tải lớn nhất Hải quân Nhân dân Việt Nam khi lên tới hơn 4.000 tấn.
Video đang HOT
Loại pháo nòng kép trên HQ-501 thuộc thiết kế pháo hạm Bofors 40mm hai nòng. Đây thực chất là phiên bản hải quân của pháo phòng không Bofors 40mm L60 nổi tiếng trong thế chiến thứ hai.
Được thiết kế bởi Thụy Điển vào năm 1930 và đưa vào trang bị từ năm 1934 tới nay. Chúng góp mặt trong mười hai cuộc chiến tranh lớn nhỏ trong đó có chiến tranh Việt Nam.
Khối lượng pháo vào khoảng từ 2 đến 5 tấn tùy theo phiên bản. Những phiên bản cỡ nòng 40mm L/70 vẫn còn đang phục vụ tích cực cho đến ngày nay.
Với góc nâng từ -5 độ cho đến 90 độ, chúng có thể xoay 180 độ quanh trục pháo. Tốc độ bắn từ 120 đến 330 phát/ phút. Sử dụng cỡ đạn 40 x 364mmR, tầm bắn hiệu quả từ 7 đến 12 km.
Hải quân Mỹ đã sử dụng khoảng 60.000 khẩu pháo Bofors và trang bị rộng rãi cho cả các đồng minh thân cận của mình. Đây là vũ khí tiêu chuẩn trên các tàu chiến của Mỹ trong suốt thế chiến thứ hai cũng như những năm liền sau đó trước khi bị loại bỏ hoàn toàn vào thập niên 80.
Với tầm bắn xa, uy lực mạnh, chúng được đánh giá là vượt trội so với pháo hạm nòng đôi V11 cỡ nòng 37mm của Liên Xô cùng thời với nó.
Với việc tiếp tục duy trì sự hoạt động của những vũ khí tuy hiệu quả nhưng đã có tuổi đời phục vụ lâu, đó là thành công của nền công nghiệp quốc phòng trong nước. Hiện với việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ, hy vọng nhiều vũ khí có nguồn gốc từ Mỹ sẽ sớm được đưa trở lại hoạt động trong biên chế của quân đội Việt Nam.
Theo Kiến Thức
"Sát thủ tàu ngầm" một thời của Không quân Hải quân Việt Nam
Trong quá khứ, Không quân Hải quân Việt Nam đã từng được trang bị những chiếc thủy phi cơ săn ngầm chuyên nghiệp Be-12.
"Sát thủ tàu ngầm" một thời của Không quân Hải quân Việt Nam
Theo sách Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam, ngày 16/4/1980, Bộ Tư lệnh Quân chủng Không quân quyết định chuyển toàn bộ phi đội tiêm kích MiG-19 (J-6) thuộc Trung đoàn 925 đang làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia về nước.
Các phi công của Trung đoàn 925 sau đó được phân công đi học chuyển loại tiêm kích MiG-21, trực thăng săn ngầm Kamov Ka-25 và thủy phi cơ săn ngầm Beriev Be-12.
Cuối năm 1980, Tư lệnh Quân chủng Không quân ra quyết định thành lập các phi đội máy bay săn ngầm Be-12 và Ka-25 thuộc Trung đoàn Không quân 933 (Sư đoàn 372).
Sang đầu năm 1981, 4 thủy phi cơ săn ngầm Be-12 đã được Liên Xô chuyển giao cho phía Việt Nam.
Đến tháng 4/1982, chấp hành quyết định của trên, Quân chủng Không quân đã bàn giao toàn bộ phi đội săn ngầm gồm thủy phi cơ Be-12 và trực thăng Ka-25 sang cho Quân chủng Hải quân tiếp quản.
Sau 2 năm trở thành bộ phận Không quân thuộc Hải quân Nhân dân Việt Nam, đến ngày 25/6/1984, tất cả tổ chức quân số, vũ khí trang bị của phi đội săn ngầm lại được bàn giao trở lại Quân chủng Không quân và biên chế vào Trung đoàn Không quân Hải quân 954.
Toàn bộ 4 chiếc thủy phi cơ Be-12 của Việt Nam được cho là đã ngừng hoạt động từ cuối thập niên 1980.
Theo Soha News
Thủy phi cơ siêu hạng Be-200 của Nga xuống Tân Sơn Nhất Hôm 21/09 vừa qua, một chiếc thủy phi cơ Be-200 mới tinh đã thực hiện thành công chuyến bay thử đầu tiên, chuẩn bị giao cho khách hàng. Thủy phi cơ siêu hạng Be-200 của Nga xuống Tân Sơn Nhất Được biết, đây là một trong số những thủy phi cơ Be-200 (phiên bản Be-200Chs) được Hãng chế tạo máy bay Beriev (Nga)...