Điều chưa biết về căn bệnh đáng sợ hành hạ NS Chánh Tín hơn chục năm trước khi đột ngột qua đời sáng nay
Mỗi ngày có ít nhất 80 người tử vong vì biến chứng liên quan căn bệnh đang khiến 3,5 triệu người Việt phải điều trị.
Sáng 4/1, NSƯT Nguyễn Chánh Tín – nam nghệ sĩ trong phim Ván bài lật ngửa đột ngột qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 68 tuổi. Sự ra đi của nam diễn viên khiến nhiều người hâm mộ và đồng nghiệp sốc, tiếc thương.
Được biết, diễn viên Nguyễn Chánh Tín đã sống chung với bệnh tiểu đường (đái tháo đường) hơn chục năm qua.
Mỗi ngày ít nhất 80 người chết vì biến chứng liên quan đái tháo đường
Liên đoàn Đái tháo đường thế giới nhận định tại Việt Nam, có 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường. Gần 29.000 người tử vong hàng năm do các biến chứng liên quan tới đái tháo đường, tương đương mỗi ngày ít nhất 80 người tử vong.
Theo Hội Đái tháo đường Việt Nam, con số người Việt bị đái tháo đường có thể lên tới 5 triệu.
Đái tháo đường là một bệnh phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi. Biến chứng của bệnh đái tháo đường vô cùng nguy hiểm, như mù lòa, cắt cụt chân, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và chạy thận nhân tạo.
Biến chứng loét bàn chân của người bệnh đái tháo đường
Tại Việt Nam, đái tháo đường là bệnh gây tử vong đứng thứ ba trong số các bệnh không lây nhiễm, sau tim mạch và ung thư.
Độ tuổi của người bệnh ngày càng trẻ, đặc biệt là đái tháo đường tuýp 2. Trước đây, bệnh xảy ra ở người 40 tuổi trở lên, hiện nay nhiều người mắc bệnh khi mới 25-30 tuổi, thậm chí tuổi vị thành niên. Nhiều bệnh nhân chỉ mới 10-12 tuổi đã bị đái tháo đường tuýp 2.
Gần 70% người đái tháo đường không hề biết mình mang bệnh
Video đang HOT
Điều đáng lưu ý là 63% người bệnh nhưng chưa được chẩn đoán và 70% bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh tuýp 2 song chưa đạt mục tiêu điều trị.
85% người chỉ phát hiện bệnh khi đã có biến chứng nguy hiểm như tim mạch, suy thận, thần kinh, biến chứng bàn chân…
Những biến chứng đáng sợ của đái tháo đường
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ngày càng nhiều người bệnh là do chế độ ăn uống, vận động không hợp lý của lối sống hiện đại, bên cạnh yếu tố di truyền.
PGS. TS. Vũ Thị Thanh Huyền, chuyên gia về Nội Tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Lão khoa Trung ương khẳng định đây là bệnh không thể chữa khỏi. Việc điều trị bệnh bao gồm thực hiện chế độ ăn, vận động và dùng thuốc.
Đối với một số người, đặc biệt là người cao tuổi có thể đạt được mức đường huyết ổn định bằng thực hiện phương pháp điều trị bằng chế độ ăn và vận động phù hợp theo chỉ định của bác sỹ.
Trong trường hợp đó, bệnh nhân dù không dùng thuốc vẫn cần theo dõi định kỳ đường huyết ít nhất 3 tháng 1 lần để bác sỹ quyết định chế độ điều trị tiếp theo.
Các dấu hiệu cảnh báo có thể rất mờ nhạt như thường đói và mệt mỏi, đi tiểu nhiều hơn và luôn thấy khát, nhìn mờ, miệng khô ngứa da… Bệnh có thể được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu định kỳ.
Để phòng bệnh, cần có lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, ăn nhiều rau xanh và chất xơ, giảm tinh bột, hạn chế thức ăn chiên xào, không ngồi quá nhiều, giảm stress… Đặc biệt, cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ, xét nghiệm máu để biết mình bị bệnh hay không.
T.Nguyên
Theo giadinh.net
Bệnh viện Đà Nẵng: Những câu chuyện nhân văn
Tại Việt Nam, hơn 10 năm trước ngành y mới chỉ ghép được thận, rồi ghép được gan, tim và gần đây ghép được phổi. Ở Bệnh viện Đà Nẵng, đã có rất nhiều cuộc đời được hồi sinh từ kỹ thuật cấy ghép nội tạng đỉnh cao.
Đằng sau đó là những câu chuyện rất nhân văn về những người sẵn sàng hiến tặng một phần cơ thể mình cho người khác.
Em nhường thận cho chị
Chị T.T.S 39 tuổi ở Hội An, tỉnh Quảng Nam. Tháng 8/2018, trong một lần đi khám bệnh, chị S phát hiện mình bị suy thận mạn và đã bước vào giai đoạn cuối. Suy thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường khi thận không thể loại bỏ chất thải và nước dư thừa ra khỏi cơ thể, khiến các chất thải tồn đọng, gây hại cho người bệnh. Bệnh thận không quá nguy hiểm nếu được phát hiện ngay giai đoạn đầu. Tuy nhiên, do các triệu chứng của bệnh thận ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, nên bệnh thường chỉ được phát hiện khi đã tiến triển đến giai đoạn suy thận.
Một ca ghép tạng tại Bệnh viện Đà Nẵng
Ngay sau khi biết mình bị suy thận mạn, chị T.T.S nhập viện điều trị và chạy thận nhân tạo tại Khoa Nội thận - Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng. Chị S kể, ngày ngày đối mặt với bốn bức tường bệnh viện, tiếp xúc với kim tiêm, hóa chất, máy lọc máu khiến tinh thần chị như sụp đổ, rồi sau đó là cảm giác bản thân không còn được sống bao lâu nữa, trong khi các con lại còn quá nhỏ... "Tất cả những cảm giác ấy bủa vây tôi, khiến tâm lý vô cùng nặng nề", chị S kể về khoảng thời gian đó.
Tháng 6/2019, chị T.T.X (31 tuổi, là em gái chị S) đã quyết định hiến thận cho chị ruột khi nhìn thấy tương lai chị gái dường như khép lại. Chị X xót xa, máu chảy ruột mềm, thấy chị còn gia đình và con nhỏ, còn tương lai phía trước, nên muốn chia sẻ một phần cơ thể để giúp chị gái mình duy trì sự sống.
Có người hiến thận, nhưng để biết thận có tương thích hay không thì phải còn trải qua hàng trăm xét nghiệm. Có những trường hợp có cả chục người thân, người quen đồng ý hiến thận nhưng thận đều không tương thích với người được ghép. Cái cảm giác bất an về một tương lai mông lung cứ kéo dài. May mắn, thận của chị X tương thích với chị gái.
Sau khi làm các xét nghiệm, chị S được thực hiện cấy ghép thận với ê-kíp lên đến hơn 30 y, bác sĩ gồm các bác sĩ liên chuyên khoa nội thận, thận nhân tạo, hồi sức cấp cứu, gây mê hồi sức, ngoại tiết niệu, huyết học, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ các bước phẫu thuật lấy thận, rửa thận, ghép thận. Ê-kíp đã làm việc liên tục trong hơn 10 giờ đồng hồ.
"Mình được hồi sinh với cuộc sống mới, cuộc sống mà sự gắn bó giữa bản thân với những người thân yêu xung quanh dường như bền chặt hơn rất nhiều", chị S tâm sự. Sau gần 3 tuần phẫu thuật, sức khỏe của chị S tiến triển tốt. Sức khỏe em gái chị cũng đã ổn định và đã được ra viện trước đó. Ước mơ về cuộc sống không còn gắn với dây truyền, với kim tiêm, với tiếng tít tít phát ra từ máy chạy thận của chị S đã thành hiện thực.
Hỗ trợ người bệnh hết lòng
P.T.T.D là một bệnh nhân trẻ hơn. Không ai có thể nghĩ một cô gái 25 tuổi như D lại bị suy thận mạn. Năm 2018, D phải chạy thận nhân tạo 3 lần/tuần. Trước tình hình sức khỏe của con, mẹ D đã đồng ý hiến thận để ghép cho con. Gia đình D thuộc diện khó khăn, bản thân mẹ D không có việc làm, bố D làm công nhân nên cuộc sống rất khó khăn. Sau hơn 1 năm ghép thận, D đã rũ bỏ hoàn toàn những cơn đau, trở thành một cô gái vui tươi, khỏe mạnh.
Bác sĩ thăm khám bệnh nhân ghép thận sau phẫu thuật
Không chỉ ghép thận, Bệnh viện Đà Nẵng đang hướng tới mục tiêu cấy ghép các bộ phận khác như tủy, gan, tim... Trong những năm qua, nhiều ê-kíp bác sĩ được đưa đi đào tạo ở Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Đức...
Sở dĩ những bệnh nhân có hoàn cảnh gia đình khó khăn như D có thể ghép thận được bởi so với các cơ sở y tế trong cả nước, chi phí một ca ghép thận tại Bệnh viện Đà Nẵng thấp hơn rất nhiều, khoảng 150-300 triệu đồng (các cơ sở y tế khác tới 400-500 triệu đồng/ca) nhưng vẫn bảo đảm các chỉ số hồi phục.
"Bệnh nhân bị suy thận mạn không chỉ đối mặt với vấn đề trầm cảm và nguy cơ tử vong rất cao, mà còn chật vật trong cuộc sống. Bệnh nhân phải điều trị thời gian dài khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh túng thiếu, vay mượn khắp nơi. Chính vì thế, ngoài việc triển khai các kỹ thuật cấy ghép thận, chúng tôi cũng huy động, kêu gọi các "mạnh thường quân" hỗ trợ chi phí giúp giảm bớt gánh nặng cho người bệnh", bác sĩ Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết.
Không chỉ ghép thận, Bệnh viện Đà Nẵng đang hướng tới mục tiêu cấy ghép các bộ phận khác như ghép tủy, ghép gan, ghép tim... Trong những năm qua, nhiều ê-kíp bác sĩ đã được đưa đi đào tạo ở Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Đức...
Nhu cầu ghép tạng tại Đà Nẵng và các địa phương lân cận ngày càng cao. Để giúp người bệnh tránh phải di chuyển đi xa, Bệnh viện Đà Nẵng đã có đề án đẩy mạnh chương trình ghép tạng. Tháng 5/2019, UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt chủ trương đầu tư Trung tâm Ghép tạng và cấy ghép tế bào gốc tại Bệnh viện Đà Nẵng. Công trình gồm 11 tầng nổi, 1 tầng kỹ thuật và 2 tầng hầm với diện tích sử dụng 2.629m2. Trung tâm sẽ được trang bị các thiết bị kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu, các phòng chuyên môn như chăm sóc trước khi ghép, phòng mổ, phục hồi chức năng sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Theo bác sĩ Nhân, nhiều chính sách hỗ trợ người hiến tạng cũng đã được triển khai. Tháng 8/2019, chương trình khám sức khỏe định kỳ cho người từng tham gia hiến tạng bắt đầu được triển khai tại Bệnh viện Đà Nẵng. Mục đích của chương trình là bảo đảm quyền lợi được chăm sóc sức khỏe định kỳ của người sau khi đã hiến một phần cơ thể của mình để duy trì sự sống cho người khác.
Hà An h
Theo petrotimes
Loại bỏ độc chất bằng phương pháp lọc máu hấp phụ Với việc ứng dụng phương pháp lọc máu hấp phụ, kết hợp với chạy thận nhân tạo giúp các bác sĩ loại bỏ các độc chất ở những bệnh nhân bị ngộ độc. PGS.TS Trần Thị Bích Hương (Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM) thăm khám cho một bệnh nhân suy thận - Ảnh: DUYÊN PHAN Chia sẻ với Tuổi Trẻ online, bác sĩ...