Điều chỉnh quy hoạch điện để chống quá tải ở các thành phố lớn
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo đơn vị tư vấn nghiên cứu giải trình, tiếp thu ý kiến của các Bộ, Tập đoàn, Hội đồng thẩm định để hoàn thiện dự thảo Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VII…
Hà Nội từng trải qua nhiều mùa hè nắng nóng phải cắt điện luân phiên.
Sau gần 4 năm thực hiện Quy hoạch điện VII, ngành điện đã đạt được những thành tựu quan trọng như sản lượng điện thương phẩm tăng bình quân gần 11%/năm; công suất nguồn điện tăng nhanh, trong giai đoạn 2011 – 2014 đưa vào vận hành trên 13.000 MW, nâng tổng công suất nguồn điện hiện nay của cả nước lên trên 34.000 MW. Từ chỗ thiếu điện, đến nay không những đã cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, mà còn có dự phòng…
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ngành điện cũng đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập, như: một số nguồn điện và cung cấp khí không đáp ứng tiến độ, dẫn đến phân bố công suất nguồn điện không đồng đều giữa các vùng; phát triển lưới điện truyền tải 220 kV đạt thấp, dẫn đến một số thành phố lớn, khu vực trung tâm phụ tải bị quá tải, ảnh hưởng đến đến độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng; việc sử dụng điện của nền kinh tế nói chung còn chưa hiệu quả, tiết kiệm, năng suất lao động ngành còn thấp…
Video đang HOT
Để khắc phục những bất cập nêu trên, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phải chỉ đạo đơn vị tư vấn nghiên cứu giải trình, tiếp thu ý kiến của các Bộ, Tập đoàn, Hội đồng thẩm định để hoàn thiện dự thảo Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VII nhằm hướng tới mục tiêu đảo đảm cấp đủ điện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và nhu cầu điện sinh hoạt của nhân dân; tăng cường độ tin cậy và an ninh cung cấp điện; khuyến khích tiết kiệm điện trong sản xuất và tiêu dùng; thực hiện giá bán điện theo cơ chế thị trường để thu hút đầu tư phát triển điện; khuyến khích sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn năng lượng sơ cấp trong nước để bảo đảm sản xuất điện bền vững; khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu suất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Thủ tướng lưu ý, điều chỉnh Quy hoạch điện VII phải tập trung vào một số nội dung. Cụ thể, về nguồn than, cần cân đối chi tiết giữa khả năng cung cấp của các mỏ than, vùng than trong nước cho các nhà máy điện sử dụng than trong nước; nguồn than nhập khẩu của các nhà máy điện sử dụng than nhập, bảo đảm tính khả thi về nguồn cung cấp than và các công trình hạ tầng (cảng, đường vận chuyển,…).
Cùng với đó, phát triển sớm hơn chuỗi dự án khí – điện sử dụng khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) tại Sơn Mỹ, nhằm đa dạng hóa nguồn nhiên liệu cho sản xuất điện, nâng cao an ninh năng lượng quốc gia, bù đắp nguồn khí thiên nhiên thiếu hụt khi các mỏ khí khai thác tại bể Nam Côn Sơn bị suy giảm…
P.Thảo
Theo Dantri
Nỗi sợ hãi nhật thực trở lại
Nếu nhật thực thời xưa mang lại nỗi sợ hãi nhuộm màu sắc mê tín đối với người dân thời Trung Cổ, thì ngày nay hiện tượng này có thể đe dọa đến đời sống người dân châu Âu do... thiếu điện mặt trời.
Thành phố điện mặt trời ở Freiburg, Đức - Ảnh: rolfdisch.de
AFP dẫn cảnh báo từ hệ thống các nhà khai thác điện thuộc Mạng lưới châu Âu (Entso-e) cho hay ảnh hưởng từ nhật thực, dự kiến diễn ra vào ngày 20.3, hoàn toàn khác với lần gần đây nhất là vào năm 1999, do châu Âu đang dựa vào nguồn điện mặt trời với năng suất cao gấp 100 lần trước đó. "Đây là lần đầu tiên nhật thực có thể gây nên tác động đáng kể đối với hoạt động của hệ thống điện châu lục", theo Entso-e. Nếu thời tiết vào sáng 20.3 có nắng chói chang, trước khi nhật thực xuất hiện, sản lượng điện đột ngột hao hụt khi mặt trời biến mất có thể lên đến 34.000 Megawatt, tương đương công suất của 80 nhà máy điện cỡ vừa.
Dự kiến, nhật thực sẽ lan từ Tây Ban Nha đến Phần Lan, từ 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa ngày 20.3. Quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất khi bị chìm trong bóng tối nhiều khả năng là Đức, với công suất khai thác năng lượng mặt trời lên đến 40.000 MW và 18% lượng tiêu thụ điện năng vào năm ngoái đến từ năng lượng mặt trời.
Các quốc gia đã cam kết sẽ lập tức chia sẻ thông tin trong khi nhật thực diễn ra, nhằm giảm thời gian phản ứng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng. Một trong những trung tâm đóng vai trò chủ chốt là Coreso ở Brussels (Bỉ), nơi nhân viên làm việc 24/7 để theo dõi tình trạng 5 mạng lưới điện liên lục địa được kết nối chặt chẽ ở Tây Âu, nơi chiếm hơn 40% dân số châu lục. Trung tâm này sẽ đóng vai trò cố vấn liệu có cần bơm thêm điện từ nguồn khác hoặc nơi nào cần sự hỗ trợ của các quốc gia láng giềng.
Tuy nhiên, nếu bỏ qua nỗi lo ngại về vấn đề thiếu điện, thứ sáu ngày 20.3 là một thời điểm đáng nhớ đối với người dân châu Âu. Trong vòng 24 giờ của ngày này, sẽ lần lượt diễn ra 3 sự kiện thiên văn hiếm hoi: đầu tiên là nhật thực, kế đến là thời khắc diễn ra tiết xuân phân, và đến cuối ngày Siêu trăng lại chiếu sáng bầu trời châu lục.
Hạo Nhiên
Theo Thanhnien