Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế
Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh được kỳ vọng sẽ góp phần đảm bảo quyền lợi cho người dân, giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế. Vấn đề đặt ra là việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh có nên thực hiện mỗi năm một lần để đảm bảo quyền lợi của người dân theo mức độ tăng thu nhập, trượt giá hàng năm?
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Thị Nhung.
Ngày 28/2/2020, Bộ Tài chính gửi công văn xin ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân về mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân.
Mức điều chỉnh Bộ Tài chính đề xuất đang nhận được sự quan tâm của dư luận, trong đó có ý kiến đồng thuận nhưng có cũng ý kiến trái chiều với đề xuất của Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, so sánh chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Tổng cục Thống kê công bố tại thời điểm cuối tháng 12/2019 với thời điểm 01/7/2013 là 123,2% (tăng 23,2%) thấy rằng, nghiên cứu điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân là cần thiết.
Video đang HOT
Trong bối cảnh giá cả, lạm phát tăng so với thời điểm năm 2013, việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh (cho người nộp thuế từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu đồng/tháng; người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng/tháng lên 4,4 triệu đồng/tháng) cơ bản góp phần giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế.
Số thuế phải nộp được giảm cho mọi đối tượng nộp thuế, trong đó mức độ giảm số thuế phải nộp của nhóm người nộp thuế ở bậc thuế thấp sẽ cao hơn so với những người nộp thuế ở bậc thuế cao.
Việc điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cũng sẽ đảm bảo thực hiện mục tiêu chính sách động viên hợp lý, công bằng, góp phần nâng cao đời sống của người nộp thuế, tạo động lực khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập làm giàu chính đáng…
Vấn đề đặt ra là việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh có nên thực hiện mỗi năm một lần để đảm bảo quyền lợi của người dân theo mức độ tăng thu nhập, trượt giá hàng năm? Theo tôi, chính sách thuế cần sự ổn định nhất định, đảm bảo tính khả thi khi thực hiện, tiết kiệm chi phí cho người nộp thuế cũng như cơ quan quản lý thuế.
Nghiên cứu cho thấy, pháp luật thuế thu nhập cá nhân của các nước phát triển và đang phát triển đều có quy định về mức giảm trừ gia cảnh, cụ thể như:
- Ở các nước phát triển (Anh, Mỹ): Do chính sách thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế quan trọng, chiếm số thu lớn trong hệ thống thuế, nên tần suất điều chỉnh khá thường xuyên, mỗi năm một lần, cơ bản điều chỉnh tăng tương ứng theo chỉ số CPI hàng năm.
- Ở các nhóm nước đang phát triển (Indonesia, Malaysia): Do tần suất điều chỉnh ít thường xuyên hơn và thường duy trì ổn định trong một thời gian nhất định; đồng thời, khác với nhiều nước phát triển, phần lớn các nước đang phát triển không quy định nguyên tắc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh mà việc điều chỉnh thường được thực hiện thông qua việc sửa luật thuế thu nhập cá nhân.
Mức giảm trừ gia cảnh quy định tại Luật thuế Thu nhập cá nhân được tính toán ổn định trong một khoảng thời gian và đảm bảo cao hơn GDP bình quân đầu người, tiền lương tối thiểu vùng, mức thu nhập và chi tiêu trung bình xã hội cho năm hiện tại và một số năm về sau.
Theo tapchitaichinh.vn
Đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu đồng
"Dự kiến giảm thu ngân sách Nhà nước từ thuế thu nhập cá nhân còn khoảng 68.921 tỷ đồng, giảm 13% so với số thu năm 2019", Bộ Tài chính ước tính nếu Dự thảo điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân được thông qua.
Cụ thể, Báo cáo của Bộ Tài chính cho rằng, đối với người nộp thuế, việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh (GTGC) cho người nộp thuế từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu đồng/tháng; người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng/tháng lên 4,4 triệu đồng/tháng sẽ góp phần giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế trong bối cảnh giá cả, lạm phát tăng so với thời điểm năm 2013.
Theo quy định hiện hành người có thu nhập đến 15 triệu đồng/tháng (có 1 người phụ thuộc) phải nộp thuế ở mức 120.000 đồng/tháng (0,8% thu nhập) thì theo mức GTGC mới sẽ không phải nộp thuế.
Người nộp thuế có thu nhập đến 20 triệu đồng/tháng (có 1 người phụ thuộc) theo quy định hiện hành nộp thuế thu nhập cá nhân là 490.000 đồng/tháng (tương đương 2,5% thu nhập) thì theo mức GTGC mới sẽ nộp thuế TNCN là 230.000 đồng/tháng (1,2% thu nhập), sẽ giảm hơn 48% số thuế phải nộp so với hiện hành.
Đối với những người nộp thuế ở bậc cao, ví dụ người có thu nhập 70 triệu đồng/tháng (có 1 người phụ thuộc), hiện đang nộp thuế ở mức 11.370.000 đồng/tháng (16,2% thu nhập), khi chuyển sang thực hiện mức GTGC mới, số thuế phải nộp là 10.530.000 đồng (15% thu nhập), giảm khoảng 7% số thuế phải nộp so với hiện hành.
Bộ Tài chính cho biết, việc điều chỉnh lần này nhằm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, sự biến động của giá cả từ thời điểm Luật Thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi, bổ sung một số điều) có hiệu lực thi hành đến cuối năm 2019.
Theo quy định, khi chỉ số số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% thì Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Thực tế trong giai đoạn này, CPI đã tăng 23,2%.
Số lượng người nộp thuế và người phụ thuộc tăng đều qua từng năm. Tạm tính đến cuối năm ngoái, có 6,88 triệu người nộp thuế thu nhập cá nhân với tổng thu ngân sách Nhà nước hơn 79.200 tỷ đồng.
Thị Hồng
Theo baodautu.vn
Đề xuất cấm sử dụng tiền ảo dưới dạng hàng hóa, dịch vụ hay phương tiện thanh toán Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), việc sử dụng giao dịch tài sản ảo, tiền ảo để lại những hậu quả khó lường, đặc biệt là ở giai đoạn cách mạng công nghệ số hóa phát triển mạnh như hiện nay. Tiền ảo để lại nhiều hậu quả khó lường Báo cáo của Bộ TT-TT gửi Cục Phòng, chống rửa tiền...