Điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2013 ở phía nam: Cần sự đồng thuận
Ngày 17.12, tại TPHCM, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Minh Huân đã chủ trì hội nghị triển khai Nghị định số 103/2012/CN-CP ngày 4.12 của Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng năm 2013 trong các DN với sự tham gia của đại diện các sở LĐTBXH, Ban quản lý các KCX-KCN và LĐLĐ các tỉnh – thành phía nam.
Điều chỉnh lương cần sự đồng thuận giữa các bên, hạn chế tối đa xảy ra tranh chấp lao động (ảnh minh họa).
Theo Thứ trưởng Huân: “Cần sự đồng thuận giữa các bên để giảm thiểu tranh chấp lao động”.
Video đang HOT
Theo Thứ trưởng Phạm Minh Huân, NĐ 103/2012/NĐ-CP quy định đối với NLĐ làm việc ở DN, HTX, trang trại, hộ cá nhân và các cơ quan, tổ chức, DN (kể cả DN FDI) có thuê mướn LĐ, từ 1.1.2013 sẽ thực hiện mức LTT mới gồm 4 mức, tăng cơ học từ 250.000 đồng lên 350.000 đồng/người/tháng, tương ứng 4 vùng theo danh mục địa bàn quy định tại NĐ 70/2011/NĐ-CP ngày 22.8.2011.
Đây là mức thấp nhất làm cơ sở để DN và NLĐ thỏa thuận về tiền lương và làm căn cứ xây dựng thang – bảng lương và các loại phụ cấp… Đối với NLĐ đã qua học nghề (kể cả do DN tự đào tạo) phải trả cao hơn ít nhất 7% so với LTT.
Bà Nguyễn Võ Anh Thư – quyền Trưởng phòng Quản lý LĐ của các KCX-KCN TPHCM – cho biết, hiện nhiều DN đang thắc mắc: Trước họ từng xây dựng thang – bảng lương theo hệ số, mức cụ thể đã cao hơn LTT mới. Nay nếu áp dụng LTT mới vào hệ số của thang – bảng lương cũ thì việc trả lương cho NLĐ vượt khả năng DN. Vậy, DN có thể điều chỉnh lại hệ số mà vẫn đảm bảo nguyên tắc xây dựng hệ thống thang – bảng lương?
Thứ trưởng Phạm Minh Huân trả lời: Nhà nước khuyến khích DN trả LTT cao hơn mức LTT vùng do Chính phủ quy định. Khi điều chỉnh LTT để bù trượt giá mà DN lại hạ hệ số thì thực chất chỉ là “kiểu”… đối phó. Như vậy liệu NLĐ có đồng thuận? Thứ trưởng Phạm Minh Huân yêu cầu việc điều chỉnh LTT (nhất là ở những DN thâm dụng LĐ), cần phát huy vai trò CĐCS. Cái gì thuộc về “quyền” của NLĐ thì DN phải thực hiện, cái gì thuộc về “lợi ích” thì hai bên thương lượng.
Phó GĐ Sở LĐTBXH Bình Dương Nguyễn Phùng Trung phản ánh: “Thực tế mỗi khi điều chỉnh LTT dù ít hay nhiều cũng xảy ra tranh chấp lao động. Đã thế, trong lúc kinh tế đang khó khăn, vào dịp cuối năm các DN đang phải lo lương, thưởng tết, nay lại phải vội điều chỉnh LTT. Nếu DN chuẩn bị không tốt, không chu đáo, rất dễ xảy ra tranh chấp lao động”.
Thứ trưởng Phạm Minh Huân phân tích: “Việc điều chỉnh LTT như hiện nay chỉ đủ bù trượt giá 2 năm 2012 – 2013, nhưng chỉ phần nào bù đắp cho NLĐ để họ có mức sống tối thiểu. Vì vậy, phía DN cần cảm thông với NLĐ. Ngược lại, trong tình hình khó khăn chung, NLĐ cũng cần hiểu và chia sẻ với DN. Tóm lại, dịp này rất cần sự đồng thuận giữa các bên để hạn chế, giảm thiểu tranh chấp lao động, nhất là ở các điểm nóng như Bình Dương, TPHCM”.
Theo laodong
Hết sức bất công!
Các ông Hoàng Ngọc Vinh và Trần Minh Tuấn - từng là sĩ quan quân đội, cùng làm việc tại Liên hiệp Công nghiệp Sae Young, Q.Gò Vấp (TPHCM) - phản ánh việc các cơ quan chức năng hiện vẫn áp dụng thông tư số 13/NV của Bộ Nội vụ (cũ) ban hành từ năm 1972 để giải quyết chính sách cho cựu quân nhân, trong khi văn bản pháp quy này đã lỗi thời, gây bất công trong xã hội...
Hai ông Tuấn và Vinh trình bày sự việc với phóng viên.
Thiệt thòi
Tháng 8.1974, ông Hoàng Ngọc Vinh (SN 1956) nhập ngũ từ Thanh Hoá vào chiến đấu tại chiến trường Tây Nam. Ông Vinh phục vụ quân đội tới năm 1989 mới ra quân- mang cấp hàm trung úy, với tổng thời gian trong quân ngũ là 15 năm 6 tháng. Sau một thời gian làm kinh tế gia đình, ông Vinh vào làm việc tại Liên hiệp Công nghiệp Sae Young, Q.Gò Vấp, TPHCM - DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và tham gia BHXH đến nay.
Ông Trần Minh Tuấn (SN 1957) cũng tương tự: Năm 1976 nhập ngũ, đến tháng 4.1990 ra quân, có tổng thời gian phục vụ quân đội 14 năm với cấp hàm thượng úy. Sau một thời gian làm kinh tế gia đình, năm 1995 ông Tuấn cũng vào làm việc tại Liên hiệp Công nghiệp Sae Young. Cuối 2011, ông Tuấn xin nghỉ chế độ. Tuy nhiên, hồ sơ của ông Tuấn bị "vướng" bởi thời gian phục vụ quân ngũ chưa được tính cộng dồn để hưởng trợ cấp hưu trí. Được biết, cơ quan BHXH TPHCM đã có công văn (số 2774) hỏi BHXH VN về trường hợp ông Tuấn: "Có được cộng nối thời gian tham gia quân đội?", nhưng vẫn chưa có câu trả lời. Ông Vinh thì cho biết: "Nhiều người cùng đơn vị với tôi, khi xuất ngũ về địa phương, sau đó được tuyển vào cơ quan, xí nghiệp của Nhà nước thì đến nay đã được giải quyết chế độ, hằng tháng có trợ cấp hưu trí". Riêng ông Vinh, tuy sức khỏe suy giảm nhưng chưa "dám" làm hồ sơ nghỉ chế độ, mà còn phải... "chờ xem anh Tuấn thế nào đã"!
Bất cập
Tại thông tư số 41/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30.12.2009 của Bộ LĐTBXH, ở điều 1, khoản 18, quy định: "Việc tính thời gian công tác trước ngày 1.1.1995 để hưởng BHXH được thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 1.1.1995". Để thực hiện quy định trên, BHXH VN đã có công văn số 1188/BHXH-CSXH yêu cầu thực hiện thông tư 13/NV ngày 4.9.1972 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ LĐTBXH). Đáng nói, tại điểm a, khoản 10, mục II, thông tư 13/NV quy định: "Quân nhân nghĩa vụ khi hết thời hạn được chuyển ngay sang cơ quan, xí nghiệp nhà nước hoặc đã về địa phương một thời gian rồi mới được tuyển vào cơ quan, xí nghiệp đều được cộng cả thời gian làm nghĩa vụ quân sự với thời gian làm việc ở cơ quan, xí nghiệp để tính là thời gian công tác liên tục".
Rõ ràng với quy định như trên, đến nay thông tư 13/NV vẫn được áp dụng là hết sức bất cập, bởi các lẽ sau: Thứ nhất, thông tư 13/NV ban hành từ năm 1972 - đây là thời điểm chiến tranh khốc liệt, ở miền Bắc chỉ toàn cơ quan, xí nghiệp nhà nước nên quy định trên là phù hợp. Thế nhưng, sau 1975- đặc biệt từ 1986 trở đi, đất nước "mở cửa", xã hội ta không chỉ có 5 thành phần kinh tế XHCN, mà hàng loạt DN tư nhân, liên doanh, DN FDI ra đời... thì thông tư 13/NV trở nên bất cập bởi nội hàm của nó không nêu đầy đủ các thành phần kinh tế trong xã hội. Thứ hai, từ 1995 trở đi, các DN tư nhân, liên doanh, DN FDI và sau này cả các HTX cùng các cơ quan, xí nghiệp nhà nước đều bình đẳng trong việc tham gia BHXH cho NLĐ, vì thế thông tư 13/NV lại càng bất cập. Thứ ba, việc áp dụng thông tư 13/NV đã gây ra sự bất bình đẳng giữa những cựu quân nhân từng chung chiến hào, bởi người về làm việc ở các cơ quan, DN nhà nước thì được tính nối thời gian cống hiến, còn người làm việc ở khu vực ngoài nhà nước thì... không!
Được biết, năm 1981, Bộ Thương binh-Xã hội (nay là Bộ LĐTBXH) từng có văn bản số 169 hướng dẫn chính sách, trong đó giải quyết rất hợp tình, hợp lý những trường hợp như trên, nhưng sau đó không rõ vì lý do gì văn bản này chỉ được áp dụng một thời gian rồi... thôi! Vậy, Bộ LĐTBXH nên sớm có hướng dẫn thay thế thông tư 13/NV để giảm thiểu sự bất công trong xã hội.
Việc áp dụng thông tư 13/NV đã gây ra sự bất bình đẳng giữa những cựu quân nhân từng chung chiến hào, bởi người về làm việc ở các cơ quan, DN nhà nước thì được tính nối thời gian cống hiến, còn người làm việc ở khu vực ngoài nhà nước thì... không..
Theo laodong
Lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: Tăng quyền năng cho lao động nữ Ngày 17.12, tại Hà Nội, Bộ LĐTBXH phối hợp với Cơ quan Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Hội thảo "Đối thoại chính sách về bảo vệ quyền lợi của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài" nhằm chia sẻ thông tin về tình hình nữ lao động (LĐ) VN,...