Điều chỉnh hướng chảy Nord Stream-2, Moscow lại hiểu luật chơi!
Dù gặp muôn vàn khó khăn nhưng Moscow quyết không để Nord Stream-2 bị tắc, chứng tỏ Nga rất hiểu luật chơi và luôn tôn trọng luật chơi…
Ngày 10/8, liên danh các nhà thầu Dự án Dòng chảy Phương Bắc-2 (Nord Stream-2) cho biết đã nộp đơn xin chuyển hướng dòng chảy, bởi lẽ một đạo luật của Đan Mạch có thể khiến Nord Stream-2 bị đình lại.
Đạo luật có hiệu lực từ tháng 1/2018 cho phép chính phủ Đan Mạch từ chối bất kỳ đường ống dẫn dầu-khí nào đi qua vùng lãnh hải quốc gia này, nếu làm nguy hại tới chính sách đối ngoại, an ninh và quốc phòng của Đan Mạch.
Nord Stream-2 gặp quá nhiều rào cản
Trong tuyên bố, Tổ hợp các nhà thầu Nord Stream-2 nêu rõ: “Đạo luật mới trao cho Bộ Ngoại giao Đan Mạch quyền chấp nhận hoặc từ chối các dự án đường ống dẫn dầu-khí và các dự án cơ sở hạ tầng khác đi ngang lãnh thổ nước này.
Do từ tháng 1/2018 đến nay, phía Đan Mạch không trả lời bất cứ yêu cầu nào của tổ hợp các nhà thầu Nord Stream-2, nên Ban quản lý dự án quyết định tìm kiếm các tuyến dẫn thay thế ở ngoài vùng lãnh thổ của Đan Mạch”.
Theo thiết kế – cả trong dự án tiền khả thi và khả thi – hướng dòng chảy của Nord Stream-2 sẽ đi qua phía nam đảo Bornholm ở Biển Baltic, nằm trong vùng lãnh hải của Đan Mạch và điều đó khiến Nord Stream-2 gặp rào cản pháp lý.
Vì vậy, Nord Stream-2 phải có hướng chảy mới và theo Ban quản lý dự án, tuyến dẫn mới dài 175 km sẽ đi qua phía tây bắc đảo Bornholm, tránh được vùng lãnh hải của Đan Mạch và chỉ băng qua vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Mà theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Đan Mạch không có quyền phản đối đường dẫn mới của Nord Stream-2, vì tuyến dẫn mới cách xa vùng đất liền của Vương Quốc Đan Mạch.
Theo thông tin mới nhất từ chính phủ Đan Mạch thì Cơ quan Năng lượng nước này đang xử lý đơn yêu cầu của Ban quản lý dự án về việc nắn tuyến đường dẫn mới cho Dòng chảy phương Bắc-2.
Xin nhắc lại ngày 30/11, Quốc hội Đan Mạch đã phê chuẩn dự luật cho phép ngăn việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt của Dự án Dòng chảy phương Bắc-2 nằm trong lãnh hải nước này, theo báo Berlingske Tidend.
Dự luật được thông qua nằm trong quá trình xây dựng các đạo luật liên quan đến đối ngoại, an ninh và quốc phòng.
Video đang HOT
Dự luật cho phép chính phủ Đan Mạch được quyền từ chối việc lắp đặt cáp điện và đường ống dẫn dầu-khí đi qua lãnh hải của Đan Mạch.
Dòng chảy phương Bắc-2 dài 1.220 km chạy dưới biển Baltic, đảm bảo cung cấp khí đốt của Nga cho EU, sở hữu bởi Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga và Công ty xây dựng Nord Stream 2 AG của Thuỵ Sĩ làm chủ đầu tư.
Nord Stream-2 được điều chỉnh hướng dòng chảy nhằm tránh rào cản từ Đan Mạch
Hướng đi và cấu trúc đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc-2 có thiết kế giống như Dòng chảy phương Bắc-1.
Theo đó, Nord Stream-2 sẽ đi qua vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải của 5 quốc gia là Nga, Phần Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch và Đức.
Nord Stream-2 đã gặp rất nhiều cản trở do sự không đồng tình của các bên liên quan và cả không liên quan. Ukraine và Ba Lan cùng 7 quốc gia Đông Âu khác phản đối vì an ninh năng lượng, còn các nước Bắc Âu phản đối vì môi trường.
Để triển khai dự án, chủ đầu tư phải được sự cho phép của Phần Lan, Thuỵ Điển và Đan Mạch. Song chính phủ Đan Mạch đã không đồng ý xem xét các văn bản đề xuất về xây dựng dự án khí đốt này, lý do từ chối là bảo vệ môi trường và an ninh.
Khi việc từ chối được Copenhagen luật hoá khiến Dự án Dòng chảy phương Bắc-2 càng gặp trở ngại lớn hơn và không dễ hoá giải. Bởi như vậy thực ra Nord Stream-2 được nhận diện là trở ngại từ chính sách chứ không phải từ bản thân dự án.
Cho đến nay, những rào cản với Dòng chảy phương Bắc-2 liên quan tới cả ba yếu tố là chính trị, kinh tế và pháp lý, trong đó yếu tố chính trị và kinh tế thì có thể được giải quyết bởi chủ đầu tư, khi “dùng lợi ích phá rào cản”.
Tuy nhiên, với rào cản pháp lý thì không hề đơn giản. Giới chuyên gia pháp lý EU từng nhận định Dự án Dòng chảy phương Bắc-2 không chắc chắn về mặt pháp lý – hành lang pháp lý vốn đã hẹp lại còn quá nhiều rào cản.
Đó chính là nguyên nhân của hiện tượng cứ phá được rào cản này thì rào cản khác lại được dựng lên, khiến cho cả những thực thể được hưởng lợi ích từ dự án này cũng ngần ngại trong việc kết hợp với Moscow phá rào.
Khi một “EU Bắc Âu” ngăn cản Nord Stream-2 đã khiến cho giới đầu tư hoài nghi về tính khả thi của các dự án quốc tế mà Moscow xây dựng, tham gia hay sở hữu, dù luôn dựa trên phương châm các bên tham gia cùng có lợi.
Bởi Dự án khổng lồ Dòng chảy phương Nam khi đang triển khai thì đã bị đình lại bởi Bulgaria, khiến cho 4,5 tỷ USD mà Nga và các đối tác đã đầu tư gần như đắp chiếu và đến nay thì coi như Nga đã mất trắng khoản tiền ứng trước cho dự án này.
Nga rất hiểu luật chơi và luôn tuân thủ luật chơi
Dư luận từng đặt vấn đề: Nga chưa hiểu luật chơi hay bị đối phương chơi xấu?
Bởi khi xác lập dự án thì rất dễ dàng và đều quyết tâm cao, song khi bắt tay vào triển khai thì mọi việc luôn bị ách tắc từ phía đối tác, làm cho Nga thiệt hại rất nhiều.
Song Moscow quyết không để lặp lại “một Southern Stream” với Nord Stream-2. Bởi theo Giám đốc kỹ thuật Nord Stream-2 AG Sergei Serdyukov, đề phòng nguy cơ không thể phá rào từ Đan Mạch, Ban quản lý dự án đã có phương án thay thế.
Nay phương án thay thế đã được sử dụng giúp Nord Stream-2 vượt mọi rào cản để có thể sớm thông dòng.
Dù gặp muôn vàn khó khăn nhưng Moscow quyết không để Nord Stream-2 bị tắc, chứng tỏ Nga rất hiểu luật chơi và luôn tôn trọng luật chơi.
Ngọc Việt
Theo baodatviet
Mục tiêu trên hết
Không có gì bảo đảm một chiến lược kiềm chế mới và táo bạo hơn của Mỹ nhằm vào Trung Quốc sẽ thành công
Với việc công bố Tầm nhìn Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPEV) do Mỹ dẫn đầu để đối trọng Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, cộng với thông tin Liên minh châu Âu (EU) và Washington đã nhất trí đẩy lùi nguy cơ chiến tranh thương mại và hợp tác để "kỷ luật" Bắc Kinh, chính sách đối ngoại của ông Donald Trump dường như đang đi vào trọng tâm: tái định vị để kiềm chế Trung Quốc về kinh tế và ngoại giao.
Chỉ mới vài tuần trước đó, dường như những chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ tuy gây bất lợi với Trung Quốc nhưng vẫn tạo cơ hội cho nước này cải thiện quan hệ với những ai bị Washington chọc giận. Sự gay gắt của ông Trump với NATO, rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hướng tới chủ nghĩa bảo hộ, đã mở ra khả năng xuất hiện một trật tự thế giới mới. Tuy nhiên, cách tiếp cận của ông Trump nay có vẻ như đang tái lập vị thế cửa trên của Mỹ trong quan hệ với châu Âu. Những thắng lợi ban đầu là EU hứa hẹn sẽ cải thiện vấn đề thương mại, chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng và có bước đi chống lại Trung Quốc. Những tiến triển đó diễn ra song song với hành động ông Trump chìa cành ô liu với Nga và Triều Tiên.
Trong khi đó, ông Trump tỏ ra sẵn sàng theo đuổi đến cùng chiến tranh thương mại với Trung Quốc giữa lúc Bắc Kinh tái cấu trúc kinh tế mạnh mẽ, cố duy trì tốc độ tăng trưởng trên 6%, dần xóa nợ xấu và giảm phụ thuộc vào nợ. Tưởng như cô lập Mỹ hoặc hòa dịu với Tổng thống Nga Vladimir Putin, mục tiêu trên hết của ông Trump là cô lập Trung Quốc.
Thực vậy, Mỹ thể hiện lập trường mơ hồ về việc Nga sáp nhập Crimea, thể hiện một sự nhân nhượng có tính toán. Ông Trump có thể muốn trao đổi sự nhân nhượng đó, thêm cả vấn đề Syria, để có được sự cứng rắn hơn đối với Iran, với toan tính là Nga đạt lợi ích tốt hơn ở Syria trong khi lợi ích của Trung Quốc sẽ bị tổn thất cùng với Tehran.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Ảnh: REUTERS
Nga hẳn sẽ không từ chối vị thế chi phối duy nhất ở Syria, đồng thời cũng muốn thấy BRI va vấp bởi nó đại diện cho trò chơi bá quyền của Trung Quốc ở Trung Á. Thêm vào đó, ý tưởng về một cuộc gặp giữa ông Trump và Tổng thống Iran Hassan Rowhani vừa được nói đến, người ta có thể thấy Iran đổi ý như Triều Tiên và một lần nữa bên gặp bất lợi là Trung Quốc. Các lãnh đạo châu Âu sẵn sàng thỏa thuận với Syria để giải quyết khủng hoảng tị nạn và họ sẽ thích một thỏa thuận mới với Iran.
Bắc Kinh có vẻ đã bị bất ngờ. Một số người đổ lỗi cho các hoạt động tuyên truyền khoe khoang khoác lác khiến Mỹ kích động. Cũng có những nhận xét âm thầm rằng Chủ tịch Tập Cận Bình không xây dựng được quan hệ cá nhân gần gũi với ông Trump.
Trên thực tế, sự hiểu sai dường như không chỉ gói gọn trong thương mại và chiến lược mới này có thể đã bắt đầu từ khi ông Trump ra tranh cử. Các trường phái suy nghĩ chính về Trung Quốc ở Mỹ chủ yếu chia làm hai nhóm: Một nhóm xem Bắc Kinh là đe dọa trong khi nhóm kia dự đoán sự suy sụp của Trung Quốc. Trường phái thứ nhất chiếm ưu thế trong giới phân tích và các học giả có liên hệ với giới quân sự Mỹ trong khi trường phái còn lại chủ yếu đến từ cộng đồng tình báo. Khuynh hướng bổ nhiệm tướng lĩnh và "diều hâu" vào chính quyền của Tổng thống Trump, cũng như những công kích công khai dành cho cộng đồng tình báo, cho thấy ông nghiêng về trường phái xem Trung Quốc là mối đe dọa.
Hai chiến lược kiềm chế gần nhất đã thất bại. Chiến lược thứ nhất bắt đầu trở nên rõ ràng năm 1999. Ở thời điểm cao trào, Mỹ bao vây hiệu quả Trung Quốc với những khí tài ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á và trên biển.
Đến chiến lược thứ hai, Mỹ tìm kiếm những liên minh mới trong chiến lược gọi là "xoay trục" về phía châu Á, kết hợp với những tàu ngầm hạt nhân không có đối thủ dưới băng Bắc Cực. Chiếc lược mới này khiến Trung Quốc phải vật lộn chống trả, dẫn tới những hành động liều lĩnh của nước này ở biển Đông và nhiều nơi khác. Tuy nhiên, chiến lược này của Mỹ khó tránh thất bại bởi một cuộc tấn công hạt nhân, thậm chí là hành động phong tỏa, đều không hợp lý và sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, BRI, các thỏa thuận năng lượng với Moscow và Tehran, cũng như sự phát triển khả năng phòng thủ trên biển của Bắc Kinh.
Không có gì bảo đảm một chiến lược kiềm chế mới và táo bạo hơn sẽ thành công. Ngoài gánh nặng của việc biến Trung Quốc thành kẻ thù số 1 tiềm tàng, ông Trump còn đối mặt nhiều vấn đề, trong đó có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng ngờ của Mỹ. Bên cạnh đó, ông Trump tiếp tục đau đầu với những đe dọa pháp lý nghiêm trọng và phe đối lập quyết tâm trỗi dậy trong cuộc bầu cử giữa kỳ, đánh bại ông trong cuộc bầu cử kế tiếp hoặc, nếu có thể, luận tội ông.
Tuy vậy, dù ông Trump có tiếp tục nắm quyền hay không, chiến lược này có khả năng được duy trì nếu tỏ ra hiệu quả. Đang có những cuộc thảo luận ở Bắc Kinh về việc làm sao chuyển đổi chiến thuật và nhượng bộ tạm thời sao cho không để mất mặt. Ông Trump sẽ khiến hai mục tiêu này trở nên khó đạt được, nếu không muốn nói là không thể.
ĐỖ QUYÊN (lược dịch theo báo South China Morning Post)
Theo NLĐ
Mỹ tuyên bố trừng phạt Nga vì vụ mưu sát cựu điệp viên ở Anh Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Donald Trump gửi thư cho người đồng cấp Nga Vladimir Putin... Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp tại Helsinki, Phần Lan, hôm 16/7 - Ảnh: Reuters/CNBC. Mỹ ngày 8/8 tuyên bố sẽ áp lệnh trừng phạt mới lên Nga, sau khi kết...