Điều chỉnh giá bán điện phải công khai, minh bạch
Sáng qua, 20-11, trong phiên họp toàn thể tại hội trường, các ĐBQH đã biểu quyết thông qua 6 dự án luật với tỷ lệ tán thành cao là Luật Điện lực, Luật Quản lý thuế, Luật Hợp tác xã, Luật Xuất bản, Luật Dự trữ Quốc gia và Luật Luật sư.
Nhà nước sẽ sử dụng nhiều biện pháp để bình ổn giá điện
Với 454 đại biểu tán thành, đạt 91,16%, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực đã chính thức được thông qua và có hiệu lực từ 1-7-2013. Giá điện – một trong những nội dung thu hút sự quan tâm của cử tri cả nước đã được sửa đổi, bổ sung. Theo đó, giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng khung giá trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện phải được thực hiện công khai, minh bạch, đồng thời Nhà nước sẽ sử dụng các biện pháp để bình ổn. Ngoài ra, các vấn đề liên quan như: khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện lực… được giao cho đơn vị điện lực có liên quan xây dựng và cơ quan điều tiết điện lực có trách nhiệm thẩm định lại, sau đó trình hai bộ nêu trên.
Video đang HOT
Luật Quản lý thuế cũng đã được thông qua trong sáng 20-11, với 92,57% số ĐBQH tán thành. Trong quá trình thảo luận dự luật này, xung quanh vấn đề thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất- nhập khẩu, có ý kiến đề nghị phân loại doanh nghiệp để áp dụng ân hạn đối với những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật. Song theo tiếp thu giải trình của UBTVQH thì việc sửa đổi, bổ sung Luật này cần quán triệt nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng vẫn phải bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước, giữ nghiêm kỷ luật tài chính, ngăn chặn các hành vi chây ỳ, trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước. Do đó, dự thảo luật đã giữ nguyên quy định hiện hành về ân hạn đối với hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu (thời hạn nộp thuế tối đa là 275 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nếu đáp ứng đủ các điều kiện có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam).
Với tỉ lệ thấp hơn một chút (87,55%), Luật Hợp tác xã có tổng số 436 ĐBQH nhất trí thông qua. Luật này qui định, hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý. Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển mạnh hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp, hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Ba luật còn lại, lần lượt được Quốc hội thông qua với tỉ lệ: Luật Xuất bản có 92,37% ĐBQH tán thành Luật Dự trữ quốc gia có 94,58% ĐBQH tán thành và Luật Luật sư có 90,16% ĐBQH tán thành.
Theo ANTD
"Bảo bối" của ông Trần Xuân Giá là gì?
Trước khi Cơ quan CSĐT Bộ Công an công bố quyết định khởi tố đối với 4 lãnh đạo Ngân hàng ACB, đã có rất nhiều thông tin chưa chính thức đã thông báo điều này. Ông Trần Xuân Giá khẳng định với các phóng viên báo chí: Ông có 1 bảo bối để tự bảo vệ mình.
Ông Trần Xuân Giá nguyên là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là "cha đẻ" của Luật Doanh nghiệp - xương sống của nền kinh tế nước ta bây giờ. Mặc dù không nói cụ thể về "bảo bối" của mình nhưng ai cũng hiều, "bảo bối" của ông chính là "đứa con tinh thần" của ông - Luật Doanh nghiệp.
Ông nói: "Tôi là 'cha đẻ' của Luật Doanh nghiệp nên tôi có thể nói đấy là quy định tiến bộ nhất, là 'đứa con' sung sướng nhất cả cuộc đời làm việc, tuy nó chưa hoàn chỉnh, còn phải hoàn thiện. Trước năm 1989 khi Luật Doanh nghiệp chưa ra đời, người dân làm bất kỳ việc gì miễn là nhà nước cho phép, còn sau đó, thì được phép làm bất kỳ việc gì mà pháp luật không cấm".
Như vậy có thể hiểu ý ông là "Cái mà pháp luật không có quy định, không cấm thì doanh nghiệp và người dân được làm".
Cũng đồng nghĩa với việc ông Trần Xuân Giá cho rằng: Những việc làm của ông là những hành vi chưa nằm trong "vùng cấm" của Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp chưa đề cập đến nên ông có quyền làm.
Ông Trần Xuân Giá.
Hành vi của ông Trần Xuân Giá được Cơ quan Điều tra xác định là: Ký nghị quyết Hội đồng Quản trị cho phép Tổng Giám đốc Lý Xuân Hải ủy thác rút 718 tỉ đồng của ACB mang đi gửi để hưởng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Hành vi của ông Giá, giống như hành vi của ông Lý Xuân Hải bị khởi tố, bắt tạm giam trước đó, được coi là làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.
Số tiền 718 tỉ này sau đó rơi vào đường dây lừa đảo của Huỳnh Thị Huyền Như và hiện chưa rõ đi đâu về đâu.
Ông Giá xác định những việc làm của mình không bị Luật Doanh nghiệp cấm, tuy nhiên Cơ quan Công an lại xác định ông đã sai quy định tại Điều 106 Luật các Tổ chức tín dụng và Thông tư số: 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước. Sai phạm này gây hậu quả đặc biệt lớn, ảnh hưởng đến tình hình an ninh tiền tệ, gây bất ổn đến chính sách tiền tệ của Chính phủ và trực tiếp gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB 718 tỉ đồng.
Hiện, ông Trần Xuân Giá đang được tại ngoại để phục vụ công tác điều tra.
Bị "tuýt còi" bởi điều 106 của Luật các Tổ chức tín dụng, không biết, liệu "đứa con" của ông là Luật Doanh nghiệp có trở thành "bảo bối" bảo vệ được "cha đẻ" của nó?
Theo Dantri
Thường vụ Quốc hội xem xét Luật Thủ đô Ngày 11-9, Văn phòng Quốc hội cho biết, phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khóa XIII sẽ khai mạc sáng mai, 12-9. Dự kiến, tại phiên họp này, UBTVQH sẽ cho ý kiến về Đề án quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc...