Điều chỉnh chế độ vận hành Nhà máy Thủy điện Hòa Bình do thiếu hụt nguồn nước
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản số 6646/BTNMT-TNN gửi Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà về việc điều chỉnh chế độ vận hành Nhà máy thủy điện Hòa Bình từ nay đến đầu năm 2022.
Thủy điện Hòa Bình mở cửa xả lũ. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN.
Trước hiện trạng nguồn nước các hồ chứa trên lưu vực sông Đà đang thiếu hụt và diễn biến phức tạp của khí tượng, thủy văn như hiện nay, để chủ động phòng chống hạn hán, thiếu nước, bảo đảm nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, đặc biệt là cấp nước an toàn cho thủ đô Hà Nội và bảo đảm an ninh năng lượng trong thời gian còn lại của mùa cạn (khoảng 8 tháng), Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc xem xét điều chỉnh chế độ vận hành của hồ Hòa Bình để dự trữ nước phục vụ cấp nước vụ Đông Xuân và các tháng còn lại của mùa cạn là cần thiết.
Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất, điều chỉnh chế độ vận hành Nhà máy Thủy điện Hòa Bình từ nay đến đầu năm 2022. Trước mắt, từ nay đến trước ngày bắt đầu đợt lấy nước đầu tiên (phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2021 – 2022 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ). Hàng ngày, tùy thuộc vào điều kiện nguồn nước, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình có thể ngừng vận hành phát điện trong các chu kỳ thấp điểm của phụ tải (từ 21 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau), ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ, Tết và vận hành linh hoạt, với lưu lượng xả trung bình ngày trong khoảng từ 450 – 600 m3/s đối với tháng 11; 500 – 700 m3/s đối với tháng 12/2021 và tháng 1/2022 (trừ các ngày xả nước gia tăng).
Trong quá trình vận hành, đề nghị EVN chỉ đạo các chủ hồ chứa, theo dõi chặt chẽ diễn biễn nguồn nước và yêu cầu sử dụng nước ở hạ du để điều chỉnh chế độ vận hành các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Bản Chát, Huội Quảng, Thác Bà và Tuyên Quang cho phù hợp, giảm thiểu tối đa tác động đến các địa phương và yêu cầu sử dụng nước ở hạ du trong thời gian nêu trên. Trường hợp có mưa, lũ mà nguồn nước hồ Hòa Bình, các hồ chứa trên lưu vực có thể bảo đảm cấp nước cho hạ du theo yêu cầu thì phải vận hành hồ Hòa Bình theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa.
Sau khi kết thúc các đợt lấy nước gia tăng, căn cứ diễn biến tình hình khí tượng thủy văn, nhu cầu sử dụng nước hạ du, nếu mực nước các hồ chứa thấp hơn yêu cầu tối thiểu của quy trình vận hành, trường hợp cần thiết, đề nghị EVN xây dựng, đề xuất phương án điều chỉnh chế độ vận hành các hồ chứa gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.
Video đang HOT
Công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà phải phối hợp chặt chẽ với đơn vị quản lý, vận hành hồ Hòa Bình, bảo đảm việc lấy nước của Nhà máy nước sông Đà phù hợp với lịch vận hành xả nước của hồ Hòa Bình, chủ động lấy đủ lượng nước từ sông Đà để bảo đảm cấp nước an toàn cho nhân dân.
Giá vật liệu tăng ảnh hướng đến tiến độ các dự án bất động sản
Giá vật liệu xây dựng trong nước hiện đã tăng bình quân tới 25% so với đầu năm, nhất là sắt thép, ảnh hưởng không ngỏ đến tiến độ các công trình xây dựng.
Nếu không kìm hãm đà tăng giá vật tư đầu vào, thị trường bất động sản (BĐS) sẽ thiết lập mặt bằng giá mới, ảnh hưởng đến người mua.
Giá vật liệu xây dựng chưa hạ nhiệt
Theo rà soát của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (Bộ Xây dựng), thép xây dựng hiện chiếm khoảng 28% chi phí xây một căn hộ chung cư và khoảng 35% chi phí xây dựng một căn nhà liền kề. Với giá thép hiện tăng lên tới 40-45% so với những tháng đầu năm, đơn giá bán nhà của các nhà đầu tư sẽ chịu tác động lớn.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng cũng đã điều chỉnh mức giá sản phẩm bán ra, với mức tăng từ 30.000-40.000 đồng/tấn trở lên, cũng làm "đội" chi phí đầu tư xây dựng so với dự kiến ban đầu của các công trình...
Đây là nỗi lo của nhiều nhà thầu xây dựng và các chủ đầu tư, bởi các đơn giá xây lắp đang bị đội cao hơn hẳn so với dự toán từ đầu năm, ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư, trong khi với các sản phẩm BĐS, các chi phí giá vật tư đều được tính vào giá bán và khách mua nhà phải chịu. Nếu không kìm hãm đà tăng của giá các vật tư đầu vào, nhiều khả năng BĐS sẽ thiết lập mặt bằng giá mới, ảnh hưởng đến người mua và tiến độ của các công trình xây dựng.
Giá vật liệu tăng ảnh hướng đến tiến độ các dự án BĐS.
Chưa hết, riêng với doanh nghiệp xây dựng, việc giá vật liệu đầu vào tăng vọt, sẽ làm chi phí xây dựng tăng mạnh theo, giảm lợi nhuận. Thêm vào đó, giá thi công/m2 tăng, cũng khiến nhiều khách hàng có kế hoạch xây nhà hoãn lại hoặc nếu tiếp tục hợp đồng thì phải cắt giảm quy mô xây dựng, giảm bớt nguyên vật liệu ở những hạng mục khác để bù phần phát sinh và chất lượng các công trình xây dựng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Về vấn đề này, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Hiệp nhận định, các nhà thầu xây dựng hiện nay đều vấp phải khó khăn không có cách tháo gỡ, do các chủ đầu tư không phải vốn Nhà nước đa số đều sử dụng hợp đồng đơn giá cố định và không điều chỉnh ở thời điểm ký, trừ trường hợp bất khả kháng. Lực lượng nhà thầu xây dựng cả nước đang đứng trước nguy cơ "vỡ trận...
Vì vậy, các nhà thầu đang xây dựng hy vọng Bộ Xây dựng sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng để tổ chức lập chỉ số giá xây dựng, phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng theo thời gian, làm cơ sở điều chỉnh mức độ biến động của giá xây dựng theo thời gian và điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, nhằm bình ổn thị trường vật liệu.
Còn theo Tổng Cục Thống kê, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng là khu vực chịu nhiều tác động từ dịch COVID-19 trong hơn 1 năm qua, với tỷ lệ doanh nghiệp bị tác động lên tới 86%. Để vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, phần lớn doanh nghiệp đều phải tiết giảm chi phí sản xuất, thi công xây dựng, cân đối nguyên liệu đầu vào.
Sớm bình ổn giá vật liệu xây dựng
Báo cáo của Bộ Xây dựng trong quý III/2021, ngay cả trong lúc dịch bệnh, giá nhà đất tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh vẫn tăng và khó tìm căn hộ giá rẻ trên thị trường. Thực trạng khan hiếm nguồn cung các dự án vốn đã "nhỏ giọt" từ năm 2019, chịu thêm tác động bởi 2 năm dịch COVID-19 càng trở nên khan hiếm.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam, nhu cầu về an cư và đầu tư BĐS của người dân vẫn còn lớn, trong khi nguồn cung eo hẹp. Ngoài nguyên nhân từ vấn đề pháp lý, dịch bệnh, khiến tiến độ hoàn thành dự án của nhiều chủ đầu tư bị ảnh hưởng, sự lệch pha cung - cầu là một trong những nguyên nhân chính khiến giá BĐS tiếp diễn xu hướng tăng.
Còn GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, những bất cập, chồng chéo giữa Luật Nhà ở và Luật Đất đai, cũng như với các luật liên quan là nguyên nhân làm thị trường thiếu hụt các dự án mới. Không gỡ các vấn đề về pháp lý cho các dự án BĐS sẽ tác động đến thị trường trong trung hạn. Những năm tới thị trường BĐS sẽ thiếu cung, giá sẽ tiếp tục tăng theo quy luật của thị trường...
Bàn về thị trường BĐS giai đoạn cuối năm 2021, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Kênh dịch vụ BĐS số 1 Việt Nam batdongsan.com.vn mới đây đưa ra kết quả khảo sát, trong đó có thay đổi hành vi của người tìm kiếm BĐS sau mỗi lần dịch bùng phát. Cụ thể, đợt bùng dịch lần đầu diễn ra đầu năm 2020, mức độ tìm kiếm BĐS giảm mạnh. Nhưng ngay sau đó, khi dịch được kiểm soát thì có sự phục hồi mạnh, tăng tới 306%. Lần bùng dịch thứ 3, mức độ đạt đỉnh với lượt quan tâm tăng 378% trong tháng 3/2021. Đến lần thứ 4, lượng quan tâm vẫn cao hơn đa phần các giai đoạn năm 2020. Thực tế sự quan tâm tới BĐS luôn tồn tại, chỉ bị ảnh hưởng do dịch, nhưng trong thời gian ngắn.
Trước thực tế trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá vừa yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Công Thương chủ động nghiên cứu một số giải pháp nhằm giám sát, bình ổn giá vật liệu xây dựng, đặc biệt là giá thép, cát, xi măng... Ngoài ra, theo dõi sát diễn biến của thị trường BĐS, tránh khả năng tăng nóng cục bộ giá BĐS trong các tháng còn lại của năm và thực hiện có hiệu quả các giải pháp được Thủ tướng Chính phủ giao về thúc đẩy thị trường BĐS phát triển.
Kiến nghị bắt buộc kiểm tra khí thải định kỳ với mô tô, xe gắn máy Bộ Công an vừa kiến nghị Bộ TNMT và các bộ, ngành tham mưu Chính phủ phương án kiểm tra khí thải định kỳ của phương tiện giao thông, nhằm giảm ô nhiễm không khí. Bộ Công an đánh giá với hơn 50 triệu ô tô và mô tô hiện nay, có nhiều nguyên nhân làm gia tăng khí thải từ các phương...