Điều chị em nào cũng cần biết khi có kinh nguyệt không đều
Đôi khi, kinh nguyệt không đều là một dấu hiệu của sự không rụng trứng. Nếu bạn không rụng trứng, bạn không thể có thai.
Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh nguyệt như thế nào và thời điểm bạn quan hệ đều là những nhân tố ảnh hưởng đến cơ hội bạn mang thai.
Kinh nguyệt không đều là gì?
Kinh nguyệt không đều là chu kỳ ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 36 ngày. Nó cũng có thể định nghĩa rằng chu kỳ thay đổi tháng này, qua tháng khác, mặc dù vẫn nằm trong khung thời gian bình thường. Ví dụ, nếu một tháng chu kỳ của bạn là 23 ngày, và đến một tháng khác là 35, và sau đó là 30, bạn có thể nói rằng bạn có chu kỳ không đều.
Một người phụ nữ đôi khi có chu kỳ không đều là chuyện khá bình thường. Căng thẳng hay bệnh tật có thể gây ra sự chậm trễ trong quá trình rụng trứng hay kinh nguyệt, khiến chu kỳ dài hơn, và đôi khi ngắn hơn, so với bình thường.
Tuy nhiên, nếu chu kỳ của bạn thường xuyên không đều, hoặc bạn có một thời gian khá dài giữa các chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên gặp bác sĩ để khám.
Nguyên nhân dẫn đến không rụng trứng, chẩn đoán và điều trị
Video đang HOT
Kinh nguyệt không đều có thể là một dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang. Tùy thuộc vào việc bạn có rụng trứng hay không, bạn vẫn có khả năng có thai khi mắc hội chứng buồng chứng đa nang.
Đôi khi, chu kỳ không đều là biểu hiện của một sự mất cân bằng nội tiết, nhưng bạn vẫn có thể rụng trứng từng tháng. Chỉ là ngày rụng trứng của bạn thay đổi rất nhiều. Nếu bạn đang rụng trứng, bạn vẫn có thể có thai mà không cần sự giúp đỡ của các loại thuốc kích thích khả năng sinh sản.
Một nguyên nhân khác dẫn tới kinh nguyệt không đều là thừa cân hoặc thiếu cân. Tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân đều có thể dẫn đến không rụng trứng.
Trong trường hợp này, việc giảm cân có thể là đủ để điều chỉnh chu kỳ của bạn một lần nữa, làm tăng cơ hội mang thai tự nhiên. Nếu chế độ ăn kiêng cực đoan là vấn đề, hãy thay đổi chế độ ăn uống của bạn với một kế hoạch cân bằng hơn, và bạn nên tăng cân nếu bạn quá gầy, điều này có thể giúp điều chỉnh chu kỳ của bạn.
Nếu bạn có kinh nguyệt không đều, bạn nên đi khám bác sĩ. Thậm chí nếu bạn đang cố gắng để có thai, đó là một ý tưởng tốt để được kiểm tra.
Bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm máu đơn giản để xem bạn có đang rụng trứng hay không. Nếu xét nghiệm máu của bạn cho thấy rằng bạn đang rụng trứng, và bạn dưới 35 tuổi, bạn có thể muốn tiếp tục cố gắng để có thai thêm một thời gian nữa.
Nắm bắt dấu hiệu rụng trứng khi bạn có chu kỳ không đều
Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều, bạn cần nắm được các dấu hiệu rụng trứng để biết mình có rụng trứng hàng tháng hay không.
Bộ dụng cụ dự đoán rụng trứng có thể phát hiện các hormone LH, hormone thường đạt đến đỉnh điểm ngay trước khi rụng trứng. Một số phụ nữ có nhiều đỉnh LH trước khi họ thực sự rụng trứng. Điều này làm cho các que thử rụng trứng kém chính xác.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận ra thời điểm rụng trứng thông qua những dấu hiệu đặc biệt của cơ thể, bao gồm dịch âm đạo ra nhiều, thân nhiệt tăng, đau nhẹ ở bụng…
Bằng cách xác định được khoảng thời gian rụng trứng và “quan hệ” đúng thời điểm, cơ hội có thai của bạn sẽ tăng lên.
Theo Kim Anh – Phụ nữ TPHCM
Một năm không có kinh nguyệt
Em năm nay 28 tuổi, có kinh nguyệt lần đầu năm 13 tuổi. Từ đó đến nay kinh nguyệt không đều, khoảng 2,3 tháng có 1 lần, nhiều khi nửa năm đến 1 năm không có.
Em đã đi khám phụ khoa và siêu âm, bác sĩ kết luận buồng trứng của em hoạt động kém, khó sinh con. Anh chị có thể giải thích rõ hơn giúp em không ạ. Em phải uống thuốc gì, chế độ ăn uống làm sao để buồng trứng hoạt động tốt hơn? Liệu em có bị vô sinh không?
(NLH)
Ảnh minh họa
Kinh nguyệt đều đặn mỗi 28 - 32 ngày là kết quả của hoạt động điều hòa của buồng trứng. Hàng tháng, nang noãn buồng trứng tự động phát triển và tạo ra rụng trứng ở giữa chu kỳ. Chu kỳ kinh không đều như chị có thể do 3 tình huống:
(1) Buồng trứng bị suy, không còn trứng nên không rụng trứng, không có kinh và không có con được. Trường hợp này thường xảy ra ở các phụ nữ lớn tuổi, quanh thời kỳ mãn kinh hay xảy ra ở các phụ nữ trẻ tuổi nhưng có phẫu thuật trên buồng trứng, điều trị hóa trị xạ trị do ung thư hay có thể do bất thường di truyền.
(2) Buồng trứng còn trứng nhưng thiếu sự kích thích của não bộ làm cho nang trứng không thể phát triển và rụng trứng làm cho không có kinh.
(3) Buồng trứng còn trứng, não bộ có kích thích đối với buồng trứng nhưng các cơ chế điều hòa hoạt động phát triển nang trứng và rụng trứng bị rối loạn nên kinh thưa hay vô kinh. Trường hợp này thường gặp ở các bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang.
Để chẩn đoán chị thuộc trường hợp nào trong 3 khả năng trên, chị cần đến BS chuyên khoa để được làm xét nghiệm nội tiết.
Tùy theo mục tiêu điều trị của chị là gì, loại thuốc sử dụng khác nhau.
- Nếu chị chỉ mong muốn có kinh đều, chị sẽ được BS cho sử dụng phối hợp nội tiết estrogen và progesterone hay progesterone đơn thuần để tạo ra vòng kinh nhân tạo đều đặn.
- Nếu chị mong muốn có con, chị thuộc trường hợp (2) và (3) thì sẽ được dùng thuốc KTBT để tạo ra sự phát triển nang noãn và gây phóng noãn ở buồng trứng. Nếu chị thuộc trường hợp (1), cách điều trị phù hợp là xin trứng của người khác để có con.
Thức ăn không có tác động rõ ràng trên đáp ứng buồng trứng.
Theo BS Vương Thị Ngọc Lan - Tuổi trẻ
Kinh nguyệt thưa có ảnh hưởng đến sinh sản? Tôi năm nay 25 tuổi, 16 tuổi mới xuất hiện kỳ kinh đầu. Từ đó đến nay chu kỳ kinh nguyệt không đều, có khi 2 - 3 tháng, có đợt 5 - 6 tháng. Vì chuẩn bị lập gia đình nên tôi rất lo lắng không biết như vậy có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không. Xin quý báo tư...