Điều cần làm khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ
Cuộc sống bận rộn, thói quen ăn uống bừa bãi và ít vận động không chỉ làm cho nhiều người thừa cân mà còn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ thực chất là một biểu hiện của việc tích lũy quá nhiều lượng mỡ ở gan. Gọi gan nhiễm mỡ hay thoái hóa mỡ gan khi sự tích lũy chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ diễn tiến âm thầm, đôi khi không có triệu chứng và bệnh thường được phát hiện rất tình cờ. Người bệnh gan nhiễm mỡ có nguy cơ xơ cứng gan, ung thư gan cao gấp 150 lần bình thường.
Thực tế, gan nhiễm mỡ là bệnh mà nhiều người mắc phải đặc biệt là những người béo phì, uống rượu nhiều,…tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng về bệnh.
Ảnh minh họa.
Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng gia tăng
Trước đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra bệnh gan nhiễm mỡ ở người uống nhiều rượu bia, người thừa cân béo phì và xếp những người này vào nhóm nguy cơ cao. Chính vì thế, rất nhiều người lầm tưởng rằng cơ thể gầy thì không mắc các loại bệnh nhiễm mỡ như gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ.
Nhiều người nghĩ rằng người béo thì thừa nhiều mỡ nên mỡ lan vào gan gây ra bệnh. Thực chất mỡ thừa ở người béo chỉ tích tụ vào xung quanh lá gan, bám vào bề mặt gan. Gần đây những trường hợp mắc bệnh ở người gầy càng nhiều. Bệnh gan nhiễm mỡ chủ yếu do rối loạn chuyển hóa tế bào gan gây ra.
Một số người phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ bằng cách ăn chay. Tuy nhiên, thực tế thực phẩm chay sẽ làm cho cơ thể dung nạp quá ít chất béo, chất béo trong cơ thể phân giải quá nhiều không những không thể chữa trị gan nhiễm mỡ mà còn làm bệnh nặng thêm. Ngoài ra, người ăn chay dung nạp không đủ protein còn hợp thành protein chất béo chậm, chất béo vận chuyển trở ngại, gan nhiễm mỡ còn nặng thêm.
Một số người lại cho rằng, các loại hoa quả giàu vitamin, chất khoáng và chất xơ, những chất này đều thúc đẩy chất béo trao đổi. Tuy nhiên, lượng đường trong hoa quả khá cao, nếu ăn quá nhiều sẽ gây rối loạn trao đổi của đường, gây ảnh hưởng không tốt cho đường huyết. Trong khi đó, nhiều loại đường trong cơ thể có thể chuyển hóa thành chất béo, làm nặng thêm gan nhiễm mỡ. Do vậy, người bị gan nhiễm mỡ có được ăn nhiều hoa quả hay không, ăn loại hoa quả nào, ăn bao nhiêu, ăn như thế nào thì tùy thuộc vào tình trạng cơ thể.
Những người bị thiếu chất dinh dưỡng, thiếu các vi chất cần thiết sẽ làm hoạt động chuyển hóa mỡ không hiệu quả và gan bị nhiễm mỡ. Cụ thể là ăn ít hay ăn kiêng quá mức sẽ dẫn đến lượng đường trong máu quá thấp làm tăng phân giải mỡ thành năng lượng cung cấp trong cơ thể. Trong quá trình phân giải mỡ, lượng axit béo đi vào máu quá nhiều làm axit béo tự do trong máu tăng, dẫn đến tích trữ mỡ trong gan. Những người gầy, thiếu protein trong thời gian dài sẽ làm mỡ trong máu không thể chuyển hóa nên sinh ra gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, những người gầy nhưng bị nhiêm virus viêm gan B, C hoặc dùng thuốc hại cho gan đều có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Làm gì khi gan nhiễm mỡ?
Video đang HOT
Khám sức khỏe định kỳ: Khi phát hiện mình bị gan nhiễm mỡ, người bệnh cần được khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh, kịp thời điều trị, đề phòng biến chứng. Đặc biệt là những người bị béo phì, người nghiện rượu, người bị tiểu đường tuýp 2 và những người bị suy dinh dưỡng thì việc khám sức khỏe định kỳ là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, những người bị viêm gan C mãn tính, người bị tăng mỡ máu, người dùng liều cao một số thuốc như corticoides, tetracycline, estrogen cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ.
- Giảm ăn các thực phẩm giàu cholesterol như các loại phủ tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng.
- Hạn chế chất béo, ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa), hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá). Nên ăn các món ăn luộc, hạn chế các món rán, chiên mỡ, chiên bơ.
- Cân đối bữa ăn, nên tăng cường ăn cá tôm, cua, đậu.
- Nên uống sữa, và chỉ nên sử dụng các loại sữa không đường ít béo và tốt nhất là nên ăn sữa chua.
- Ăn uống điều độ, ăn đúng bữa, đúng giờ. Không nên ăn bữa tối quá muộn và nên ăn ít trước khi đi ngủ.
- Hạn chế rượu bia
- Tập luyện thể thao hợp lý kiểm soát cân nặng. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên dành khoảng 30 phút để tập aerobic mỗi ngày, đi bộ hoặc đi xe đạp.
- Khi dùng thuốc người bệnh cần hỏi bác sĩ về tác dụng gây độc gan của thuốc, và hạn chế tối đa sử dụng các thuốc gây độc cho gan.
Biểu hiện của bệnh gan nhiễm mỡ
Thông thường gan nhiễm mỡ không gây ra triệu chứng gì đáng kể. Khi bệnh trở nên trầm trọng hơn có thể có một số triệu chứng: Mệt mỏi, yếu ớt, khó chịu, buồn nôn và bụng nôn nao khó chịu; Lá gan có thể bị sưng to; Một số ít người có thể bị vàng da.
Nếu gan chỉ bị nhiễm mỡ thôi, bệnh không nguy hiểm cho lắm. Tuy nhiên, nếu hệ thống miễn nhiễm phát hiện có sự bất thường và hoạt động loại bỏ những tế bào gan hư hỏng này, bạch huyết cầu sẽ xuất hiện khắp nơi gây ra viêm gan. Viêm lâu ngày sẽ đưa đến xơ rồi chai gan.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân của bệnh gan nhiễm mỡ
- Do dinh dưỡng: ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất béo, hấp thu quá nhiều đường, uống nhiều rượu bia, thói quenngồi nhiều, ít vận động, căng thẳng, di truyền nếu trong gia đình có nhiều người bị béo phì.
- Do chất hóa học như uống quá nhiều bia rượu, nhiễm độc phospho, Arsenic, chì…
- Do nội tiết, do bệnh tiểu đường…
-Do miễn dịch.
- Do dùng một số loại thuốc có thể dẫn đến bệnh như các loại corticide, Tetracyclin, các thuốc kháng ung thư, thuốc hocmon sinh dục nữ…
- Do vi khuẩn, virus trong quá trình bị viêm gan siêu vi B, C thường có biến chứng gan nhiễm mỡ đặc biệt là viêm gan siêu vi C (nhiều khi còn gọi là hậu viêm gan siêu vi là gan nhiễm mỡ).
Theo VNE
Nhìn da đoán bệnh gan
Các bệnh lý về gan gây suy giảm chức năng gan dẫn đến các độc tố, muối mật tích tụ trong cơ thể và lắng đọng ở da, gây kích ứng da, mẩn ngứa.
Mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt
Gan làm nhiệm vụ hóa giải độc tố và đào thải muối mật. Các bệnh lý về gan gây suy giảm chức năng gan dẫn đến các độc tố, muối mật tích tụ trong cơ thể và lắng đọng ở da, gây kích ứng da, mẩn ngứa.
Trường hợp nhẹ có thể chỉ gây ra hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu, da đỏ lên, đôi khi nổi mề đay từng vùng trên da hoặc toàn thân. Trường hợp nặng hơn có thể nổi nhiều mụn ngứa, ngứa dữ dội, càng gãi càng ngứa, đôi khi tạo thành các đám mụn nước, phù nề nhẹ, vỡ ra gây nhiễm trùng
Vàng da
Gan có chức năng chuyển hóa sắc tố mật (bilirubin) trong máu để có thể bài tiết qua phân. Các tổn thương tại gan gây suy giảm chức năng gan như viêm gan do vi rút, viêm gan do rượu, gan nhiễm mỡ, nhiễm độc gan do thuốc... dẫn đến tăng bilirubin trong máu.
Vàng da trong các bệnh về gan do lượng sắc tố mật trong máu tăng lên, thường có thể được nhận biết khi nồng độ bilirubin vượt quá 2,5 - 3 mg/dL. Màu sắc của da có thể phản ánh mức độ tăng của bilirubin trong máu. Khi bilirubin trong máu tăng cao, niêm mạc lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc lưỡi và kết mạc mắt cũng có màu vàng, kèm theo phân bạc màu, nước tiểu ít và sẫm màu.
Lá gan "mát" cho làn da đẹp
Những thay đổi bất thường trên da có thể là tín hiệu lá gan của bạn đang "bốc hỏa" vì phải làm việc quá sức. Vì vậy, giải pháp đầu tiên là giảm tải công việc cho gan.
Nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, chiên xào, đồ ăn cay nóng, bia rượu và các đồ uống có chứa cồn...
Để gan khỏe mạnh, nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày những thực phẩm có lợi cho gan như hành tỏi, cà rốt, chanh, củ cải, các loại rau lá xanh...
Theo Đông y, gan là nơi dự trữ và điều hòa lượng máu trong cơ thể. Nóng gan khiến cho khả năng thanh lọc độc tố, giải nhiệt độc của gan bị giảm sút dẫn đến nhiệt độc tích tụ trong máu, lâu ngày sinh ra mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay. Chính vì vây, Đông y thường dùng các thảo dược như Actiso, Bồ công anh, Cát căn, Bìm bìm... giúp thanh lọc độc tố, làm mát gan, giúp làm đẹp da từ bên trong.
Theo VNE
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ Thời gian đầu, gan nhiễm mỡ không ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể cũng như hoạt động sống hàng ngày. Tuy nhiên nếu không được khắc phục sớm, gan nhiễm mỡ sẽ gây những tổn thương nghiêm trọng. 1. Gan nhiễm mỡ và nguyên nhân gây bệnh Gan là một trong những bộ phận quan trọng nhất...