Điều cần biết về dị ứng tinh trùng
Hiện tượng này là nguyên nhân khiến nhiều cặp đôi phải “cấm vận” và nghiêm trọng nhất là dẫn tới vô sinh.
Sau khi làm “chuyện ấy”, một số người gặp phải hiện tượng bất thường ở vùng kín như ngứa, mẩn đỏ, sưng tấy… Những biểu hiện này có thể kéo dài tới 3-4 ngày sau. Chúng được gọi chung là dị ứng tinh trùng. Căn bệnh hiếm gặp này là nguyên nhân dẫn tới tâm lý sợ “quan hệ” và nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới vô sinh.
Thực chất của những biểu hiện khó chịu trên là do cơ thể sản sinh ra chất kháng thể với protein trong tinh trùng của đối tác. Theo thống kê, có tới 5-25% cặp đôi có vấn đề về sinh sản phải đối mặt với hiện tượng này và 20-40% trong số đó phải sinh con bằng thụ tinh nhân tạo. Dị ứng tinh trùng thậm chí còn có thể xảy ra với những cặp vợ chồng khỏe mạnh, chiếm 2%.
Video đang HOT
Triệu chứng dị ứng
Ở dạng nhẹ, dị ứng tinh trùng gây hiện tượng ngứa, mẩn đỏ và sưng tấy ở vùng ngoài bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, cũng có trường hợp vùng kín bị ngứa nhưng không phải vì dị ứng tinh trùng mà do nấm. Còn với những trường hợp bị nặng hơn, người bệnh có thể bị phát ban, khó thở, thậm chí ngất. Vì vậy, nếu gặp phải một trong những biểu hiện trên, bạn nên tới gặp bác sĩ phụ khoa để được khám và điều trị đúng.
Phương pháp điều trị
Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa dị ứng tinh trùng cũng nhưng phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục là sử dụng bao cao su khi quan hệ. Tuy nhiên, cách này sẽ ảnh hưởng tới việc thụ thai. Vì vậy, theo các chuyên gia, không còn cách nào khác là bạn buộc phải “sống chung với lũ”. Có điều sống thế nào cho an toàn?
- Đối với trường hợp dị ứng nhẹ: Phương pháp điều trị là “Lấy độc trị độc”. Theo đó, hai người vẫn tiếp tục cho “cô bé” và “cậu bé” tiếp cận với nhau nhưng với mức độ từ từ. Mỗi lần quan hệ, người nam cho một chút tinh trùng vào trong âm đạo của nữ. Số lượng này tăng dần cho đến khi có thể “quan hệ” một cách bình thường.
- Đối với trường hợp nặng: Cần sử dụng bao cao su để tránh phản ứng dị ứng cho người nữ. Nếu muốn sinh con, các cặp vợ chồng phải áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Lo gái mại dâm nhiễm HIV vẫn hành nghề
Bỏ quy định đưa đối tượng là người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh, theo dự thảo Luật xử lý vi phạm hành chính Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ QH chiều 12/10.
Trình bày dự án luật, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, cho biết: Có ý kiến tán thành khi cho rằng, đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh là "xử lý về nhân thân chứ không phải bắt buộc chữa bệnh với người bán dâm có bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đường tình dục". Nói cách khác, "vì vi phạm của họ chứ không phải là để chữa bệnh" (khác với người nghiện ma túy được đưa vào cơ sở chữa bệnh để cai nghiện)...
Cũng theo ý kiến này, mục đích của biện pháp đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh là cách ly họ với cộng đồng, buộc họ học tập văn hóa, chữa bệnh, học nghề, "song về bản chất có phần hạn chế quyền tự do của công dân".
Mặt khác, đối với người bán dâm từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, công ước quốc tế về quyền trẻ em và các nghị định thư liên quan không coi là đối tượng vi phạm pháp luật mà được coi là nhóm đối tượng bị tổn thương, cần có sự bảo vệ của xã hội và đối xử như nạn nhân, không bị áp dụng bất cứ hình thức xử phạt nào...
Bảo vệ đề xuất của Chính phủ, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường giải trình thêm, biện pháp đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh "mang tính chất lịch sử".
Sau khi đất nước thống nhất, người bán dâm bị coi là "sản phẩm của chế độ cũ", không phù hợp với chuẩn mực về con người mới XHCN, cần được giáo dục, cải tạo. Người bán dâm được đưa vào các cơ sở có tên gọi như "Trường phục hồi nhân phẩm" hoặc "Trung tâm phục hồi nhân phẩm"...
Vì vậy, "trong điều kiện kinh tế xã hội và thực hiện chủ trương cải cách của Đảng và Nhà nước theo hướng ngày càng đảm bảo tốt hơn quyền tự do, dân chủ của công dân cũng như xu hướng hội nhập quốc tế, bỏ quy định đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh là phù hợp", ông Cường khẳng định.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã tỏ ra lo ngại, nếu bỏ quy định đưa người bán dâm mắc bệnh xã hội, hoặc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, như HIV/AIDS, vào cơ sở chữa bệnh, sẽ tạo điều kiện lây nhiễm các bệnh này ra xã hội.
Tự đặt câu hỏi "bỏ ra có cấp phép hành nghề mại dâm không?", bà Tòng Thị Phóng cũng cho thấy câu trả lời khi nêu ra những luồng quan điểm, nhận thức chiếm ưu thế trong xã hội không chấp nhận "nghề" mại dâm. "Thả ra vẫn "đi làm", rồi lây nhiễm, lây truyền bệnh tật, tôi áy náy vụ này lắm", bà giãi bày.
Còn theo Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, một số nước có "phố đèn đỏ", những người bán dâm được cấp phép hành nghề và phải thường xuyên khám bệnh... Ông dự liệu, ở ta nếu bỏ quy định như Chính phủ đề xuất thì người bán dâm "có bệnh, không bệnh cứ thả ra, không có biện pháp gì", hoặc "biết mắc bệnh HIV còn thả ra"...
Tiếp thu các ý kiến này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, Ban soạn thảo sẽ nghiên cứu, cân nhắc hướng xử lý với người bán dâm mắc các bệnh lây nhiễm, còn nếu không có bệnh thì chỉ xử phạt như vi phạm khác.
Dự án Luật xử lý vi phạm hành chính dự kiến được QH cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 2 tới.
Theo Bee.net.vn
Bồn cầu đẹp và hết bẩn nhờ miếng bọc hữu dụng Không chỉ giữ vệ sinh, phòng tránh được nguồn vi khuẩn lây nhiễm mà nó còn giữ ấm bàn cầu trong mùa lạnh, tạo cho bạn sự dễ chịu hơn khi sử dụng... Một sáng tạo có ý nghĩa thiết thực cho cuộc sống mỗi gia đình, chiếc bọc bàn cầu toilet là sản phẩm nhỏ nhưng tiện ích nó mang lại thực...