Điều cần biết khi phải cắt buồng trứng
Vì một lý do nào đó mà các bác sĩ chỉ định phải cắt buồng trứng. Điều này khiến chị em lo lắng, nhất là đối với những người còn trẻ, chưa lập gia đình hoặc chưa có em bé.
Cắt buồng trứng thì còn kinh nguyệt không?
Có 2 trường hợp chính cần cắt bỏ buồng trứng gấp, đó là phụ nữ bị các bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản như u nang buồng trứng hoặc đã đến thời kỳ mãn kinh cần cắt bỏ để hạn chế nguy cơ ung thư buồng trứng.
Ở độ tuổi sinh sản và đang trong giai đoạn mong có con, khi cơ thể còn sung sức, điều chị em quan tâm nhất chính là việc phải cắt bỏ 1 hay cả 2 buồng trứng cùng một lúc.
Cơ thể mỗi chị em đều có 2 buồng trứng, bên trái và bên phải. Trường hợp cả 2 đều mắc bệnh, có nguy cơ ung thư, bắt buộc bác sĩ phải chỉ định cắt bỏ cả 2 bên. Khi đó chức năng của buồng trứng sẽ không còn hoạt động nên chắc chắn không thể có kinh nguyệt trở lại.
Tuy nhiên, nếu một bên vẫn còn khả năng hoạt động bình thường và có thể chữa trị được, theo như lời khuyên của các chuyên gia thì nên giữ lại. Vì 2 buồng trứng hoạt động độc lập nên chỉ cần còn 1 đã đủ để tránh những thay đổi trong khả năng sinh sản và chức năng nội tiết. Và tin vui là người cắt một bên buồng trứng vẫn còn kinh nguyệt, có thể ngưa được những rủi ro về sức khỏe của thời kỳ mãn kinh sớm.
Khả năng phục hồi sau khi phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng sẽ phụ thuộc vào tổng quát sức khỏe và phương pháp được xác định tiến hành khi mổ. Thông thường khoảng 6 tuần. Trong khi phẫu thuật, rủi ro mất máu nhiều có thể xảy ra. Điều này đồng nghĩa vài tuần sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể bị nhiễm trùng gây sốt hoặc tấy đỏ và đau gần vị trí mổ.
Video đang HOT
Cắt bỏ khối u khủng cho bệnh nhân ung thư buồng trứng.
Vẫn có cơ hội mang thai
Cơ hội thụ thai thành công sau khi cắt bỏ một bên buồng trứng là 50%. Cắt bỏ 2 buồng trứng không có khả năng thụ thai tự nhiên thành công. Chị em vẫn có thể có thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm bằng cách xin trứng.
Người phụ nữ vẫn có thể có con nếu còn 1 buồng trứng. Vì theo cấu trúc tự nhiên, có buồng trứng là điều kiện cần để đánh giá mức độ thụ thai thành công sau mỗi lần quan hệ. Tương ứng với 2 buồng trứng sẽ là 2 ống dẫn trứng. Cả 2 đều có nhiệm vụ dẫn đường để tinh trùng tìm đến trứng và tạo thành trứng thụ tinh. Tuy chung một nhiệm vụ nhưng 2 buồng trứng hoạt động độc lập. Đó là lý do nếu phải cắt một bên buồng trứng thì bên còn lại vẫn có đủ khả năng để duy trì sức khỏe sinh sản.
Lưu ý về vấn đề quan hệ vợ chồng
Để tính tới chuyện có thai và thụ tinh thành công, ngoài việc canh ngày rụng trứng chính xác thì hai vợ chồng cần kiêng ít nhất là 6 tháng sau để cho cơ thể người phụ nữ khỏe hẳn và buồng trứng còn lại hoạt động trở lại bình thường.
Nếu thoải mái trong quan hệ vợ chồng mà khoảng 1 năm sau chưa có thai, người vợ cần tới bệnh viện kiểm tra xem là vòi trứng bên còn lại thông hay tắc, buồng trứng có trứng rụng hàng tháng không.
Nói thêm về chuyện quan hệ tình dục, dù cắt 1 hay cả 2 buồng trứng đều không ảnh hưởng đến sức khỏe khi “yêu”. Điều quan trọng vẫn là việc duy trì cảm xúc yêu thương hằng ngày.
Để không gặp phải vấn đề cắt buồng trứng, cách tốt nhất là phải phòng tránh các bệnh về buồng trứng. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến buồng trứng, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám, các bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Đau bụng thời điểm rụng trứng: Bình thường hay bất thường?
Nếu cơn đau của bạn trong thời kỳ rụng trứng đột ngột và dữ dội, có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung hoặc u nang buồng trứng.
Đau bụng thời điểm rụng trứng ảnh hưởng đến 20% số người đang có kinh nguyệt, xảy ra khi buồng trứng bắt đầu chuẩn bị cho việc trứng rụng. Bởi vì bạn dễ thụ thai nhất khi rụng trứng, nên cơn đau rụng trứng là một dấu hiệu bạn có thể theo dõi để xem có muốn thụ thai hay không. Dưới đây là những điều bạn cần biết về cơn đau rụng trứng thông thường và bất thường:
Các triệu chứng đau khi rụng trứng
Đau rụng trứng có thể âm ỉ hoặc đau nhói và thường xảy ra ở một bên của bụng dưới, tùy thuộc vào việc buồng trứng giải phóng trứng.
Các dấu hiệu rụng trứng khác bao gồm chất nhầy cổ tử cung tăng về số lượng, độ ẩm ướt, độ trong và độ co giãn; căng ngực; tăng ham muốn tình dục và chảy máu nhẹ.
Một nghiên cứu lớn năm 2014 về những thay đổi hoạt động tình dục trong thời kỳ rụng trứng cho thấy, trong gần 8 năm, phụ nữ đều có xu hướng quan hệ tình dục trong thời kỳ rụng trứng nhiều hơn do ham muốn tình dục tăng lên. Tuy nhiên, một số người cho biết họ bị đau hơn khi quan hệ tình dục trong thời kỳ rụng trứng, mặc dù điều này không phổ biến.
Theo các chuyên gia, có nhiều lý do khiến mọi người có thể gặp phải tình trạng giao hợp đau đớn trong thời kỳ rụng trứng, bao gồm do viêm nhiễm hoặc một bệnh lý tiềm ẩn khác như lạc nội mạc tử cung, u tuyến hoặc u nang buồng trứng to. Nhìn chung, cơn đau khi rụng trứng sẽ không kéo dài quá vài giờ.
Đau rụng trứng bất thường
Nếu cơn đau của bạn trong thời kỳ rụng trứng đột ngột và dữ dội, kéo dài hơn vài giờ hoặc kèm theo buồn nôn, nôn mửa, đau đớn khi quan hệ tình dục và choáng váng, bạn nên đi khám. Đau ở mức độ này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung hoặc u nang buồng trứng.
Đau rụng trứng và khả năng sinh sản
Đau rụng trứng có thể giúp bạn xác định thời điểm rụng trứng - đó là 5 ngày dễ thụ thai nhất trong chu kỳ kinh nguyệt của một người. Tuy nhiên, việc bị đau không đảm bảo bạn đang rụng trứng và nó có thể xảy ra sau khi trứng rụng. Do đó, tốt nhất bạn nên sử dụng máy tính ngày rụng trứng ngoài việc theo dõi các triệu chứng của bản thân, chẳng hạn như nhiệt độ cơ thể và lượng dịch tiết ra.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy, nếu bạn sử dụng aspirin liều lượng thấp để giảm các triệu chứng trong thời kỳ đau rụng trứng có thể làm tăng khả năng thụ thai. Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy, uống aspirin trong thời gian đặt phôi vào tử cung để thúc đẩy quá trình làm tổ và mang thai giúp tăng cơ hội thụ thai. Trong khi đó, dùng thuốc chống viêm không steroid nonaspirin hoặc acetaminophen thay thế không có tác dụng tương tự.
Kết luận
Đau rụng trứng là một triệu chứng khá phổ biến, thông thường sẽ bị đau nhẹ vài giờ trong thời kỳ rụng trứng. Tuy nhiên, cơn đau kéo dài nhiều ngày hoặc trở nên nghiêm trọng cần phải đến gặp bác sĩ. Cảm giác khó chịu này có thể là dấu hiệu của điều gì đó nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như u nang buồng trứng hoặc lạc nội mạc tử cung./.
Báo động trẻ hoá bệnh nhân u nang buồng trứng U nang buồng trứng có nguy cơ biến chứng thành ung thư buồng trứng vì vậy khi có dấu hiệu bất thường như đau bụng, chậm kinh cần đến cơ sở y tế khám ngay. Trước đó, bệnh nhân H.T.H (sinh năm 1996, Lục Nam, Bắc Giang) phát hiện khối u nang buồng trứng cách đây 1 tháng khi đi khám thai lúc...