Điệp viên Hàn Quốc tự sát giữa bê bối nghe lén điện thoại
Một nhân viên của Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc ( NIS) hôm qua được tìm thấy tử vong trong xe hơi cùng lá thư tuyệt mệnh phủ nhận việc theo dõi điện thoại và máy tính của người dân nước này.
Người dân Hàn Quốc dùng smartphone trên tàu điện ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AP
Theo AP, điệp viên 46 tuổi của NIS tử vong trong xe riêng đỗ trên một quả đồi tại Yongin, phía nam Seoul.
Trong lá thư để lại, ông khẳng định cơ quan tình báo “thực sự không” theo dõi người dân Hàn Quốc hay các hoạt động chính trị liên quan đến bầu cử. Ông cũng xin lỗi các đồng nghiệp và lãnh đạo NIS, trong đó có giám đốc Lee Byoung Ho, nói rằng có thể chính sự quá nhiệt tình trong công việc của mình đã dẫn đến “nông nỗi ngày hôm nay”.
NIS hồi đầu tuần thừa nhận trước các nghị sĩ Hàn Quốc rằng cơ quan này đã mua các chương trình thâm nhập liên lạc trên thiết bị điện thoại và máy tính vào năm 2012 từ một công ty Italy tên là Hacking Team. Tuy nhiên, NIS chỉ dùng nó để giám sát các điệp viên của Triều Tiên và vào mục đích nghiên cứu.
Trong thư tuyệt mệnh, điệp viện trên cũng cho biết đã phá hủy các tài liệu giám sát về hoạt động của các đặc vụ Triều Tiên vì chúng gây “hiểu nhầm.
Video đang HOT
Cảnh sát từ chối tiết lộ tên và nhiệm vụ của điệp viên trên cũng như chi tiết của lá thư.
Cuộc tranh cãi quanh NIS nổi lên hồi đầu tháng, khi WikiLeaks công bố một kho email lớn đánh cắp từ Hacking Team, trong đó cho thấy các cơ quan Hàn Quốc có giao dịch với công ty này.
Hai giám đốc liên tiếp đứng đầu NIS từ năm 1999 đến 2003 đã bị kết án tù treo vì giám sát hoạt động theo dõi điện thoại của 1.800 người trong các cơ quan chính trị, các tổ chức và ngành truyền thông Hàn Quốc.
Hôm 16/7, tòa án tối cao Hàn Quốc đã ra lệnh mở phiên xử mới với một cựu giám đốc tình báo khác bị buộc tội chỉ đạo chiến dịch trực tuyến bôi nhọ ứng viên chính của phe đối lập trong cuộc bầu cử tổng thống 2012 mà Tổng thống đương nhiệm Park Geun-hye giành chiến thắng.
Anh Ngọc
Theo VNE
Pháp thông qua luật tình báo mới sau bê bối bị Mỹ nghe lén
Bộ luật tình báo mới sẽ cho phép các cơ quan an ninh nghe lén điện thoại, thu thập thông tin cá nhân và bắt giữ nghi can gây tổn hại an ninh quốc gia.
Bất chấp rất nhiều chỉ trích từ phía dư luận Pháp cũng như các đảng phái đối lập, dự luật về tình báo do Chính phủ Pháp đưa ra đã được thông qua tại Quốc hội Pháp và sẽ được trình lên Hội đồng Hiến pháp thẩm định lần cuối trước khi đưa vào thực hiện.
Chú thích ảnh
Bộ luật tình báo, được thúc đẩy mạnh mẽ bởi chính phủ Pháp kể từ sau vụ khủng bố Charlie Hebdo ở Paris hồi tháng 1, dự tính sẽ trao nhiều quyền lực hơn cho các cơ quan an ninh, chẳng hạn việc cho phép nghe lén điện thoại, thu thập thông tin cá nhân hay việc bắt giữ các nghi can gây hại cho an ninh quốc gia.
Trong suốt nhiều tháng qua, các đảng phái chính trị và các tổ chức bảo vệ quyền tự do cá nhân ở Pháp đã tranh cãi rất nhiều quanh điều luật này. Khoảng 120.000 người đã ký vào thỉnh nguyện thư yêu cầu Quốc hội Pháp không thông qua luật này.
Tuy nhiên, dù bị phản đối từ cả cánh tả lẫn cánh hữu, dự luật này vẫn được Quốc hội Pháp thông qua. Lý giải cho điều này, các nhà phân tích chính trị Pháp cho rằng về cơ bản, nước Pháp bắt buộc phải có một bộ luật mới về tình báo để đáp ứng với yêu cầu đối phó với các nguy cơ an ninh ngày càng cao nhắm vào nước này thời gian qua, đặc biệt là từ mạng lưới khủng bố của những kẻ Hồi giáo cực đoan, như vụ Charlie Hebdo. Vì lí do đó, các đảng phái chính trị đều không phản đối việc ra một bộ luật mới về tính báo.
Các tranh cãi hiện nay chủ yếu là về các điều khoản cụ thể, trong đó đặc biệt gay gắt là về yêu cầu phải có một thẩm phán tư pháp độc lập để đưa ra các phán quyết, tránh việc tập trung quá nhiều quyền lực vào tay hành pháp.
Phía các đảng đối lập cho rằng phải có vị trí này và các hành động tình báo cần phải được sự cho phép của thẩm phán tư pháp mới được tiến hành. Phía đưa ra dự thảo luật thì lại cho rằng có quá nhiều vấn đề kỹ thuật đôi khi phải được tự do hành động trước khi có sự cho phép của một thẩm phán.
Tranh cãi lớn thứ hai là về quyền tự do cá nhân. Bộ luật mới cho phép việc nghe lén cũng như thu thập thông tin cá nhân mà điều này, theo luật của Pháp là không được phép.
Đây cũng được xem là rào cản chính với bộ luật này khi đưa lên Hội đồng Hiến pháp, cơ quan có thẩm quyền tối cao về luật của Pháp. Nếu Hội đồng Hiến pháp cho rằng luật này vi hiến, vi phạm quyền con người thì luật sẽ không được thông qua.
Đây là điểm rất nhạy cảm với công chúng Pháp, những người rất coi trọng tự do cá nhân và hiện đang khá hoang mang sau những tiết lộ về việc nhiều công dân Pháp, trong đó có cả 3 đời Tổng thống Pháp gần đây đều bị cơ quan an ninh Mỹ theo dõi từ nhiều năm qua./.
Quang Dũng
Theo_VOV
Triều Tiên xử hai 'gián điệp' Hàn Quốc lao động khổ sai suốt đời Triều Tiên ngày 23.6 kết án hai công dân Hàn Quốc lao động khổ sai suốt đời vì tội làm gián điệp cho Cơ quan tình báo Hàn Quốc, theo hãng tin Yonhap. Ông Kim Kuk-gi - Ảnh: AFP Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) dẫn thông tin từ truyền thông Triều Tiên cho biết tòa án tối cao Triều Tiên ngày 23.6 đã...