Điếng người khi thấy chồng rút sạch tiền tiết kiệm về cho bố mẹ tiêu Tết
Trà nghe chồng nói mà điếng người. Đó là tất cả tiền mồ hôi công sức của hai vợ chồng và Trà đã dự định làm rất nhiều thứ. Vậy mà Hải đã rút sạch toàn bộ về cho bố mẹ chồng cô tiêu Tết.
Đang ngồi họp thì Trà nghe chuông điện thoại đổ liên tục, cô không thể ra ngoài nên bèn lấy tay tắt nguồn. Tan họp, Trà bật điện thoại lên để xem thì thấy máy báo mẹ cô gọi 15 cuộc gọi nhỡ. Trà tức tốc gọi lại thì nghe mẹ cô báo rằng, bố cô bị tai nạn, phải nằm bệnh viện. Trà sợ hết hồn, chạy ngay đến bệnh viện để xem xét. Vừa đi, cô vừa khóc nức nở.
Đến nơi, bác sỹ thông báo rằng bố Trà phải mổ, mẹ cô lo lắng phát sốt vì hiện tại trong nhà không còn nhiều tiền. Trà nói mẹ ngồi đợi rồi chạy về nhà lấy tiền, thế nhưng khi mở tủ ra, Trà không còn thấy đồng bạc nào trong tủ cả. Gọi điện cho Hải, Hải nói rằng anh đã đi gửi tiết kiệm hết rồi.
Trà ngao ngán quay trở lại cơ quan, mượn tạm tiền mấy chị đồng nghiệp rồi lên viện đóng viện phí cho bố. Thấp thỏm cả ngày, Trà vẫn không thấy bóng dáng của chồng đâu cả dù cô đã báo cho anh từ sáng.
(Ảnh minh họa)
Cũng may là bố của Trà đã qua khỏi cơn nguy kịch, số tiền Trà mượn của đồng nghiệp cũng được cô trả sau khi nhận lương tháng. Trà cứ đinh ninh rằng mình còn số tiền tiết kiệm lớn trong ngân hàng. Cô dự định sẽ mua bảo hiểm cho con, đổi xe và dành tiền phòng khi ốm đau hay có việc gì phải dùng đến.
Hải – chồng Trà là người phóng khoáng. Hải kiếm được tiền nhưng cũng tiêu như nước. Cứ đến tháng là Trà phải tra hỏi, bắt chồng nộp tiền lương vì nếu không hỏi, kiểu gì Hải cũng ậm ừ rồi tiêu hết khi nào không hay. Cũng may là nhờ Trà kiểm soát cẩn thận nên vợ chồng cô đã để được một số tiền lớn.
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Nhà bố mẹ chồng Trà ở quê, hai cụ vẫn có lương hưu, con cái đôi khi cũng cho thêm. Thế nhưng Trà hay bị mẹ chồng gọi rồi than thở đủ kiểu. Lúc thì cụ kêu cái mái nhà hỏng, cần tiền để tu sửa, lúc khác thì muốn đi du lịch cho bằng bạn bằng bè, lúc khác nữa thì muốn có tiền để ăn… Toàn những mong muốn chính đáng cả nên Trà cũng khó mà từ chối. Nói thật là cô cho bố mẹ chồng còn nhiều hơn cả cho bố mẹ đẻ. Bố mẹ cô thì thương con gái, cứ nghĩ cô không có tiền nên mỗi lần Trà về nhà, bố mẹ cô toàn cho cái này cái nọ, khác hẳn với mẹ chồng cô, chỉ đợi vợ chồng cô về quê để vòi vĩnh các kiểu.
Nhưng sự ấm ức của Trà không dừng lại ở đó. Sát Tết, vợ chồng và con cái lục đục về quê chồng ăn Tết, mấy năm trước vợ chồng Trà đều ở lại thành phố vì mới xây nhà. Những tưởng năm nay sẽ có một cái Tết đoàn viên vui vẻ nào ngờ chồng Trà lại tặng cho cô một cục tức ngay hôm 30 Tết.
Sáng hôm đó Hải đang giúp bố dọn nhà thì mẹ anh đi vào, bà nhéo con trai một phát rồi nháy mắt: “Nào con trai hứa cho mẹ cái gì thì đưa ra đi, hôm nay 30 rồi đấy”. Hải nghe mẹ nói vậy thì cười lớn rồi vào trong va li lấy ra một túi nilon màu đen dày cộp đưa cho mẹ rồi bảo: “Đây, con biếu bố mẹ tiền tiêu Tết, mẹ muốn thay muốn sắm cái gì trong nhà cũng được”. Trà đứng ngoài sân nhìn vào thấy mẹ chồng mở cái túi nilon ra đếm. Cô thấy cục tiền cũng dày, chắc phải 50 triệu là ít.
(Ảnh minh họa)
Trà cũng ngại nên không hỏi chồng ngay lúc đó. Khoảng 10h trưa, ngoài cổng nhà bố mẹ chồng ồn ào hẳn lên vì có mấy chiếc ô tô bán tải đỗ xịch trước cổng. Trà chạy ra xem thì thấy họ chở ti vi, tủ lạnh, tủ áo quần đến. Đi theo sau, mẹ chồng cô mặt hớn hở nói với mấy bà hàng xóm: “Con trai tôi sắm cho hết đấy”.
Trà ngạc nhiên vì không biết Hải lấy đâu ra lắm tiền đến vậy, lúc đó Trà mới kéo Hải vào phòng trong rồi hỏi chồng: “Tiền đâu mà anh đưa mẹ nhiều vậy? Chẳng phải mình đã thống nhất cho bố mẹ hai bên mỗi nhà 5 triệu tiêu Tết rồi sao?”. Hải đag vui nên đáp luôn: “Thì anh rút hết tiền tiết kiệm của tụi mình đó. Tại mẹ bảo đồ đạc ở nhà cũ rồi. Anh xem thay luôn cho bố mẹ ăn Tết, còn lại thì tính sau”.
Trà nghe chồng nói mà điếng người. Đó là tất cả tiền mồ hôi công sức của hai vợ chồng và Trà đã dự định làm rất nhiều thứ. Vậy mà Hải đã rút sạch toàn bộ về cho bố mẹ chồng cô tiêu Tết. Trong khi đó, bố Trà bị tai nạn, cần tiền thì Hải không cho đồng nào, Trà phải giấu chồng lấy tiền của mình để cho bố mẹ. Tết này cô cũng cho bố mẹ mình 5 triệu như lúc hai vợ chồng thỏa thuận. Vậy mà chồng cô đang tâm rút hết tiền dành dụm về để cho mẹ sắm Tết. Trà không keo kiệt, nhưng đó là toàn bộ tiền tiết kiệm phòng khi đau ốm hay có chuyện gì bất trắc của cả nhà, cô không hiểu tại sao chồng cô lại không suy nghĩ gì mà lại rút hết đưa cho bố mẹ và không hề hỏi ý kiến của vợ.
Trà buồn lắm, cô muốn khóc mà không khóc được. Tết thì đến nơi rồi nhưng sao cô không thể vui nổi. Tiền thì có thể kiếm lại được, nhưng niềm tin dành cho chồng thì Trà cứ thấy nó vụn vỡ.
Theo Một Thế Giới
Méo mặt vì tiêu Tết nhẹ nhàng cũng 40-50 triệu
Đấy là vợ chồng tôi đã cùng bàn tính chi tiêu tiết kiệm nhất có thể rồi. Chưa kể sau Tết, còn phải bỏ khoản dự phòng 10 triệu trang trải cho những ngày còn lại nữa không thì 'treo niêu'.
Ngày Tết dương lịch rảnh rang, tôi lên mạng lướt web đọc tin tức cho vui thì bất chợt gặp bài viết của một chị than vãn về chuyện phải nộp cho mẹ chồng 30 triệu đồng tiêu Tết. Kéo xuống comment ở dưới, thật sự tôi chẳng hiểu sao hơn 100 comment thì cả hơn 100 người lên án bà mẹ chồng không biết điều. Thật sự tôi không hiểu nổi luôn ấy.
Tôi cũng là một người chồng, người cha của 2 đứa con đây. Thú thực là đàn ông nhưng tôi cũng hãi hùng Tết lắm. Bởi vì Tết đến kèm theo đó là bao khoản tốn kém khủng khiếp. Nhà tôi đây, tiêu Tết nhẹ nhàng cũng phải tầm 40-50 triệu đồng rồi.
Vì thế, nói đến Tết là đàn ông nhưng tôi quá sợ luôn. Tôi ở Hà Nội, có nhà cửa đàng hoàng hết rồi, nhà ông bà nội ngoại cũng ở Hà Nội luôn chứ không có quê xa mà đổ lỗi cho Tết quê xa tốn kém đâu. Cả nhà ăn Tết ở Hà Nội hết vậy đó.
Trước kia, khi chưa lấy vợ, mỗi cái Tết nhà tôi chỉ tiêu hết khoảng 15 triệu là cùng. Từ khi lấy vợ xong, mọi khoản chi tiêu tốn kém hơn vì đồng nghĩa với việc phải lo liệu cho 3 gia đình (gia đình 2 bên nội ngoại và nhà riêng của chúng tôi).
Theo đó, tất cả các khoản biếu bố mẹ 2 bên tiền ăn Tết này nọ, rồi mua sắm chuẩn bị Tết, vợ chồng tôi đều phải chuẩn bị hết. Vì thế, cứ đến Tết là một nỗi sợ hãi trong tôi lại trỗi dậy. Nghĩ đến các khoản chi tiêu mà tôi thực sự đã méo mặt rồi.
Tuy chưa Tết nhưng tôi có thể nhẩm sơ sơ các khoản mà vợ tôi năm nào cũng ước lượng như kế hoạch:
- Tiền biếu nhà nội và ngoại: mỗi nhà 4 triệu = 8 triệu
- Tiền đặt mua đồ Tết từ quê và các thực phẩm ngon cho gia đình: 10 triệu
- Mừng tuổi: 10 triệu
-Tiền mua đồ trang trí nhà cửa, quần áo cho vợ chồng và 2 con: 5 triệu
- Quà biếu sếp của vợ chồng: 4 triệu
- Xăng xe đi lại mấy ngày Tết cho 4 bánh: 2 triệu
Tổng nhẹ nhàng: khoảng gần 40 triệu
Đấy là vợ chồng tôi đã cùng bàn tính chi tiêu tiết kiệm nhất có thể rồi. Chưa kể sau Tết đến hết tháng, vợ chồng còn phải bỏ khoản dự phòng 10 triệu trang trải cho những ngày còn lại như các tháng bình thường khác nữa.
Tháng trước, tôi nằm đã nghĩ đến Tết mà lo ngay ngáy. Nhưng thực sự, nhà tôi chẳng thể cắt giảm được khoản nào cả. Vì thế, ngay trước Tết 2 tháng, vợ chồng tôi tính chỉ còn cách lo làm kiếm tiền thêm thôi. Chứ thực sự khoản nào cũng "cứng" hết cả với lại nhu cầu thì không thể giảm được.
Có lẽ là những người đã có gia đình, nghĩ tới Tết đã chóng cả mặt là ở điều đó. Tôi cũng đang như vậy nhưng buộc phải cố thôi. Cả năm có một cái Tết, chẳng lẽ lại trở thành người không biết lễ nghĩa, cư xử chỉ vì tiền?
Theo Pháp Luật Xã Hội
Đến khi bị chủ nợ xiết nhà, người lả đi vì đói, tôi mới biết ân tình của người vợ quê Sự việc xảy ra quá nhanh khiến tôi không tài nào xoay sở kịp. Lúc đó, chủ nợ đã đến xiết nhà, công ty thì phá sản, tôi giống như lâm vào tình trạng tuyệt vọng. (Ảnh minh họa) Tôi từng là một gã đàn ông nghèo khó, bị bạn bè coi khinh vì không thể có nổi một chiếc xe tử tế...