Điện, xăng tăng giá: Nhiều ngành khó
Điện, xăng tăng giá song doanh nghiệp chưa thể tăng giá sản phẩm theo, phải châp nhân giam lơi nhuân, cô găng câm cư.
Tinh hinh sưc mua trong năm qua i ach. Dip têt vưa rồi dù sức mua co phần tăng trương, song nhin chung thi trương vân chưa co gi khơi săc. Điêu nay đa đươc cac doanh nghiêp (DN) dư bao va hy vong trong năm tơi tình hình kha quan hơn. Tuy nhiên, gia xăng vừa tăng cung gia điên se tăng vao ngay 16-3 như cu sôc với DN. Chi phi đâu vao tăng theo gia xăng, điên nhưng DN không dam tăng gia.
Chi phi tăng chong măt
“Mặc dù giá xăng, dầu giảm liên tục trong nửa năm 2014 nhưng qua đến năm 2015, một số nguyên liệu đầu vào mới giảm một chút, còn các chi phí khác đều đứng yên. DN, người tiêu dùng chưa kịp mừng thì giá xăng lại tăng cùng với giá điện sẽ tăng (gần 10%). Các chi phí sản xuất của DN tăng, sưc mua thi trương thâp, canh tranh nhiêu, DN se rât kho khăn” – ông Lý Thành Sinh, Giám đốc Công ty Minh Long Hưng, chia sẻ.
Theo ông Sinh, chi phí xăng dầu, điện của công ty một tháng khoảng 130 triệu đồng, nếu giá điện tăng thêm thì chi phí đội lên khoảng 150 triệu đồng. “Năm 2015, công ty muốn tồn tại phải đầu tư nhiều. Mà đầu tư phải vay vốn, lãi suất dài hạn 9%-13%/năm đâu có dễ vay. Tôi chỉ lo tuần sau khi nhập lô hàng nguyên phụ liệu mới vào giá sẽ nhảy lên” – ông Sinh lo lắng dự báo.
“Giá đường nhích lên 1.000 đồng/kg là đã khó bán rồi, giờ xăng, điện tăng giá nữa, hàng hóa sẽ tăng giá theo, buôn bán càng khó xoay trở” – chị Quỳnh Như, quầy chạp phô chợ Nguyễn Văn Trỗi (quận 3), lo lắng. Ảnh: TÚ UYÊN
Còn bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sài Gòn Food, cho biết đối với ngành đông lạnh, sử dụng điện nhiều nên giá điện tăng, chi phí đội lên cả 100 triệu đồng, cả năm ngốn thêm 1,2 tỉ đồng. Chưa kể các vật tư, nguyên liệu khác cũng sẽ tăng giá theo trong nay mai.
Trong khi đo, ghi nhân tai môt sô chơ cho thây các măt hang thiêt yêu như dâu ăn, nươc tương, bôt nêm… gia vân ôn đinh. “Buôn ban rât kho khăn, khach đên chơ mua săm thưa thớt. Gia xăng tăng thì trươc sau gi hang hoa cung tăng nên càng kho buôn ban hơn” – chi Quynh Như, tiêu thương quây chap phô chơ Nguyên Văn Trôi (quận 3), than.
Rau củ quả gia tăng nhẹ. Đâu cô ve 30.000 đông/kg, bông cai xanh Đa Lat 45.000 đông/kg, bi 18.000 đông/kg. Cac tiêu thương cho biêt nhưng măt hang nay phu thuôc vao thơi tiêt, nguôn hang, gia xăng không anh hương nhiêu đên gia thanh.
Video đang HOT
Căn răng không tăng gia
Ông Dương Duy Việt, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Nhật Tiến (sản xuất bao bì nhựa), cho biết do giá nguyên liệu trong năm qua giảm 20%, trước tết công ty đã hạ giá sản phẩm với mức giảm tương đương. Điện, xăng tăng nhưng công ty không thể tăng giá sản phẩm liền khi vừa thực hiện chương trình giảm giá.
Theo ông Việt, chờ một, hai tháng sau khi nhập hàng mới vào xem thử giá có tăng không thì lúc đó mới tính toán được. Thường giá nguyên liệu đầu vào tăng khoảng 5%-10%, giá thành cũng tăng 10%.
Bà Lâm cho rằng DN phải tìm cách giảm giá, kích cầu sưc mua chứ chuyện tăng giá sau tết thường không ai làm. Muôn tăng gia phải cân nhắc kỹ, chờ nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển… có tăng hay không.
Cùng ý kiến trên, ông Đỗ Phan Thanh Bảo, Giám đốc marketing Công ty Cổ phần Thực phẩm và Nước giải khát Dona Newtower, cho hay khi nào giá điện chính thức tăng thì DN sẽ có kế hoạch.
Ông Bảo thông tin thêm, nếu DN nào trong năm 2014 đã tăng giá sản phẩm thì đợt này chưa tăng được (công ty đã tăng giá 7%-15% giữa năm 2014 do chi phí cước vận tải tăng). Đến cuối năm 2015 mới tính đến chuyện tăng giá.
Ông Lương Vạn Vinh, Giám đốc Công ty Cổ phần Mỹ Hảo, cho rằng hiện hàng hóa các nước tràn vào, người dân cũng chuộng hàng ngoại hơn. Sản phẩm tương đương hàng ngoại, nếu giá của mình cao hơn dù chỉ 1.000 đồng cũng không dễ bán. Do vậy điện, xăng tăng DN cũng không dám và chưa thể tăng giá được, phải châp nhân giam lơi nhuân, cô găng câm cư đên môt luc nao đo không chiu đươc nưa mơi tinh tiêp.
Môt sô DN lo ngại lam sao đê DN Viêt tôn tai, phat triên manh lên chư dươi sưc ep canh tranh, nếu không chiu nôi DN Viêt se ban hết cho cac tâp đoan nươc ngoai.
Theo Tú Uyên
Pháp Luật TPHCM
Điện, xăng cùng tăng giá: Lo giá cả leo thang
Theo các chuyên gia, với việc giá xăng tăng 1.610 đồng/lít ngày 11/3, tiếp đến giá điện tăng 7,5% từ 16/3, Thuế bảo vệ môi trường xăng dầu tăng từ tháng 5 tới, sẽ khiến nhiều mặt hàng có nguy cơ ồ ạt tăng giá theo.
Người dân lo giá cả sinh hoạt sẽ bị ảnh hưởng trước việc xăng, điện đồng loạt tăng giá. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Vẫn bức xúc "độc quyền"
Chuyên gia kinh tế - TS Lưu Bích Hồ cho biết, giá điện tăng, vấn đề nằm ở tính minh bạch giá thành. "Người dân vẫn chưa yên tâm với cách tính giá thành điện hiện nay. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nói, tăng giá sẽ tăng thu thêm khoảng 13.000 tỷ đồng, giúp bù lỗ, cải thiện khả năng tích lũy để đầu tư tiếp... Tất cả lý do nêu lên chưa đủ sức thuyết phục, rất khó chấp nhận do anh còn độc quyền. Giờ giá điện tăng người dân phải chấp nhận, nhưng họ yêu cầu tiếp tục tái cơ cấu EVN", TS Hồ nói.
Chuyên gia về giá Ngô Trí Long nói: Điện và xăng dầu là yếu tố đầu vào quan trọng với toàn bộ nền kinh tế. Khi hai mặt hàng này tăng giá sẽ tác động tới tất cả hàng hóa và kéo mặt bằng giá lên. Khi điện tăng 7,5%, các cơ sở tiêu thụ điện lớn cũng quyết định sẽ tăng giá hàng hóa ở mức tương ứng. Theo vị chuyên gia này, giá cả thời gian qua thấp không phải do chúng ta cải thiện được năng suất, chất lượng, hiệu quả, chủ yếu do giá xăng dầu giảm, sức mua yếu, hàng tồn nhiều nên doanh nghiệp phải giảm giá bán.
"Trong khi chi phí đầu vào tăng, nhưng doanh nghiệp không dám tăng giá bán hàng hóa, vì lo sức mua lại giảm, khiến tồn kho tăng... Hậu quả, doanh nghiệp đã khó càng khó thêm, thu nhập người lao động giảm, doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tăng, xa hơn là suy thoái kinh tế", ông Long nói.
Đồng tình với ý kiến về giá điện chưa minh bạch, ông Long bổ sung, giá thành điện hiện nay được EVN đưa vào cả các yếu tố về quản trị kém, thất thoát lớn, đầu tư ngoài ngành, chi phí bất hợp lý (chi tiền làm biệt thự, bể bơi, thăm nước ngoài...).
Ngoài ra, EVN so sánh giá điện với các nước trong khu vực rồi nói Việt Nam còn thấp cũng không thuyết phục. Ông dẫn chứng, giá điện của Malaysia tương đương Việt Nam, nhưng nước này có hơn 90% lượng điện là từ nguồn nhiệt điện (than, khí, dầu) - mức giá bằng Việt Nam là thấp. Trong khi đó, Việt Nam có gần 60% là từ thủy điện, mà giá bằng Malaysia là quá đắt.
"Tất cả những lý do EVN đưa ra đều là ngụy biện, chứng tỏ cơ quan chức năng chưa thực hiện đúng vai trò giám sát và kiểm tra, để EVN tính chi phí giá thành một cách hợp lý. Còn nói giá điện tăng mọi người được hưởng, hoặc nói là nếu không tăng giá sẽ phá sản, đó là điều phi lý, phi thị trường, không chấp nhận được", ông Long nói.
Về giá xăng dầu, cả TS Lưu Bích Hồ và TS Ngô Trí Long đều đồng tình, hiện giá xăng dầu đã cơ bản theo thị trường thế giới, nên khi tăng lúc giảm. Vấn đề chỉ nằm ở việc điều tiết quỹ bình ổn và hài hòa lợi ích của người tiêu dùng với doanh nghiệp. "Tuy nhiên, vừa rồi chúng ta tăng thuế môi trường với xăng dầu quá cao, quá sốc (tăng lên 3.000 đồng/lít xăng)", ông Long nói.
Giá xăng tăng thêm 1.600 đồng lúc 15h ngày 11/3 sẽ góp phần tạo nên một mặt bằng giá mới. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Lo giá cả leo thang
Theo TS Lưu Bích Hồ, đợt tăng giá xăng dầu và điện này sẽ tác động lên giá lương thực thực phẩm. Do mặt hàng lương thực thực phẩm chủ yếu phụ thuộc vào mùa màng, đầu ra, nếu giá có tăng cũng không nhiều (trừ khi mất mùa).
Tuy nhiên, theo TS Hồ, với giá các mặt hàng công nghiệp lại khác. "Vừa qua, các số liệu thống kê về sản xuất công nghiệp đều tăng, tôi không hiểu họ điều tra thế nào, khi người dân đâu có tiền để mua. Giờ giá điện và xăng dầu tăng, doanh nghiệp tăng giá bán thì lấy ai mua, tồn kho lại tăng, doanh nghiệp lại lao đao", TS Hồ dự báo.
TS Lê Đăng Doanh cũng bày tỏ lo ngại việc tăng giá xăng dầu, điện, phí môi trường xăng dầu sẽ khiến giá các hàng hóa, dịch vụ, từ thép, xi măng, cước vận tải, đến mớ rau, con cá, bát phở... tăng theo và lập mặt bằng giá mới trong thời gian tới.
Theo ông Doanh, giá xăng tăng do giá dầu thế giới tăng, nên phải chấp nhận. Tuy nhiên, với giá điện hiện đang là độc quyền. Đến nay, giá thành điện chưa được giải trình, các yêu cầu của Thủ tướng với ngành điện về tăng năng suất lao động thế nào, giảm biên chế thế thừa, giảm hao hụt truyền tải ra sao... cần làm rõ thêm.
Cái nữa, giá điện tăng một lần 7,5% là quá cao, khiến các DN sử dụng nhiều điện trở tay không kịp. Nếu tăng 3-4%, DN có thể tiết kiệm, hoặc điều chỉnh, tìm cách thích nghi dần. "Năm 2015 là năm hội nhập, các dòng thuế nhập khẩu mình phải giảm, hàng hóa nước ngoài vào rẻ hơn. Nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ không thể nào cạnh tranh được"- ông Doanh nói.
Theo TS Lê Đăng Doanh, việc tăng giá điện có tác động tích cực là người dân sẽ tiết kiệm điện nhiều hơn. "Còn khi tiến tới thị trường bán lẻ cạnh tranh, giá điện tính theo giờ, ngành điện làm rõ giờ nào bao nhiêu tiền, công tơ đếm được số điện theo giờ, để tính toán cho đúng, phải giải trình rõ"- ông Doanh nói.
Theo Lê Hữu Việt - Phạm Anh - Phạm Tuyên
Tiền Phong
Điện tăng mạnh, lạm phát sẽ trở lại? Theo tính toán của BVSC, nếu giá điện tăng thêm 7,5% thì chỉ riêng mặt hàng này sẽ khiến CPI tăng thêm khoảng 0,25% trong thời gian tới. Riêng trong tháng 3, mức độ phản ánh có thể mới chỉ khoảng 0,1%; còn lại sẽ phản ứng rõ rệt hơn trong CPI tháng 4. Bên cạnh kế hoạch tăng giá điện thì thời...