Diễn viên Tăng Vỹ Quyền bị ung thư phổi
Nam diễn viên Tăng Vỹ Quyền đang phải chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi. Hiện, tài tử Hong Kong không muốn tiết lộ quá nhiều về tình hình sức khỏe của mình.
Mới đây, truyền thông Hong Kong đưa tin nam diễn viên Tăng Vỹ Quyền mắc bệnh ung thư phổi. Hiện, anh được bạn bè thân thiết và em gái chăm sóc. Hồi tháng 10/2019, nam diễn viên Truy tìm nàng giọng cao từng tiết lộ rằng, anh đang phải sử dụng một loại thuốc để tăng cường hệ miễn dịch cho phổi.
Báo chí Hong Kong cho biết lần cuối cùng Tăng Vỹ Quyền xuất hiện trước công chúng là tại một sự kiện của đoàn phim Truy tìm nàng giọng cao vào tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên, nam diễn viên trông gầy, ốm yếu.
Tăng Vỹ Quyền từng tham gia diễn vai phụ trong nhiều bộ phim nổi tiếng của TVB.
Trước đó, Tăng Vỹ Quyền có lịch trình tham gia một đêm nhạc tại Malaysia hồi tháng 11, song anh đã vắng mặt. Nam diễn viên cũng liên tục hủy hẹn nhiều sự kiện trong thời gian vừa qua.
Theo đó, nhiều nguồn tin cho hay Tăng Vỹ Quyền hiện không muốn tiết lộ quá nhiều về tình hình sức khỏe của mình. Em gái nam diễn viên cũng liên tục từ chối trả lời các câu hỏi liên quan đến bệnh ung thư của anh trai.
Trả lời On, nam diễn viên Âu Thoại Vỹ chia sẻ: “Tôi chỉ muốn nói rằng anh ấy đang gặp vấn đề nghiêm trọng với phổi của mình. Tôi hy vọng bạn tôi sẽ sớm bình phục”.
Nữ ca sĩ Li Lai Ha xác nhận bạn mình là Tăng Vỹ Quyền đang trải qua giai đoạn khó khăn chiến đấu với bệnh tật.
Tăng Vỹ Quyền sinh năm 1961, là nam diễn viên tại Hong Kong. Vào nghề năm 1982, nhưng mãi đến năm 1991, Tăng Vỹ Quyền mới được TVB mời về cộng tác. Trong gần 30 năm xuất hiện trên các bộ phim của TVB, anh được xem là gương mặt vai phụ trung thành nhất.
Tăng Vỹ Quyền được biết đến qua các bộ phim lớn của TVB như Phú Quý Môn, Hình cảnh, Tòa án lương tâm, Danh gia vọng tộc, Truy tìm nàng giọng cao…
Video đang HOT
Theo Zing
Cụ bà 93 tuổi 44 năm chống ung thư, đúc kết 4 bí quyết "vàng" ai cũng có thể học
Bà Lưu Tùng Hàn 93 tuổi, trong đó có 44 năm chống ung thư, bà vẫn sống rất khỏe mạnh. Bí quyết sống khỏe nằm ở 4 quy tắc.
Năm 1975, bà Lưu Tùng Hàn bị chẩn đoán mắc ung thư vú. Sau phẫu thuật nửa năm bà lại bị xuất huyết tử cung và phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung. Sau những ngày dài, bệnh ung thư của bà tái phát không ít và chuyển biến đến 3 lần. Tuy nhiên, đến nay bà 93 tuổi, và đã 44 năm chiến đấu với ung thư, bà Lưu vẫn rất khỏe mạnh, bà đã tổng kết lại 4 điều kinh điển chống lại ung thư.
Năm 1975, bà Lưu Tùng Hàn bị chẩn đoán mắc ung thư vú.
1. Ý chí mạnh mẽ
Bà Lưu Tùng Hàn kể về một trường hợp điển hình: Năm 1975, có một đồng nghiệp cũ của bà Lưu cũng bị chuẩn đoán ung thư gan. Sau khi biết tin, ông ta đã rất sốc và không ăn uống gì những ngày sau đó. Bởi ông biết ung thư gan là "vua" của các bệnh ung thư, bệnh này chỉ có chờ chết. Vì vậy, tinh thần của ông suy sụp kéo theo thể trạng ngày càng gầy và yếu ớt. Một tháng sau đó, đồng nghiệp của bà Lưu đã chết.
Từ bài học của người đồng nghiệp, nên sau khi biết tin bị ung thư, điều đầu tiên bà Lưu làm là điều chỉnh tâm lý của mình. Bà nói: "Thay vì buồn bã, chúng ta phải suy nghĩ tích cực. Tôi không thể ngồi để chờ đợi cái chết, tôi phải sống để chiến đấu với căn bệnh, như vậy cuộc sống mới có ý nghĩa".
Năm 2006, con gái bà Lưu bị ung thư phổi, mặc dù đã tìm mọi cách để điều trị, nhưng cuối cùng vẫn không cứu được cô con gái. Không lâu sau đó người con trai của bà Lưu cũng chết vì bệnh. Mất 2 người con liên tiếp, đó là nỗi đau cùng cực của một người mẹ. Tuy nhiên, bà Lưu chọn cách mạnh mẽ để vượt lên mọi nỗi đau. Bà nói: "Tôi là trụ cột tinh thần của gia đình, cũng là tấm gương của các con, nên tôi không thể gục ngã".
Từ bài học của người đồng nghiệp, nên sau khi biết tin bị ung thư, điều đầu tiên bà Lưu làm là điều chỉnh tâm lý của mình.
2. Tin tưởng vào bác sĩ và điều trị khoa học
Vào tháng 11/1975, bà Lưu được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, sau nửa năm phẫu thuật ung thư vú, bà lại trải qua phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
Vào tháng 6/1987, bà Lưu kiểm tra, các tế bào ung thư di căn đến phổi bên trái. Do bệnh tình phức tạp, khi đó các phương pháp y tế còn lạc hậu nên chẩn đoán không tốt, phương án điều trị khó thống nhất. Bà Lưu chủ động yêu cầu bác sĩ phẫu thuật mở lồng ngực kiểm tra. Bà nói với bác sĩ: "Sau khi phẫu thuật mở ngực có thể cắt bỏ khối u, nếu không có phương pháp nào cắt bỏ thì tôi cũng không hối hận".
Bà lại nói: "Nếu có vấn đề rủi ro trong quá trình phẫu thuật, tôi sẽ viết giấy cam đoan tình nguyện yêu cầu thực hiện phẫu thuật, và mọi rủi ro đều không liên quan đến bệnh viện. Mặc dù, cuộc phẫu thuật này vô cùng mạo hiểm, nhưng có thể chẩn đoán chính xác được bệnh của tôi, ngay cả khi tôi không được cứu, nhưng vẫn có thể tích lũy kinh nghiệm lâm sàng và có lợi cho những bệnh nhân khác".
Bà nói với bác sĩ: "Sau khi phẫu thuật mở ngực có thể cắt bỏ khối u, nếu không có phương pháp nào cắt bỏ thì tôi cũng không hối hận".
Trải qua nửa năm hợp tác điều trị, không chỉ các hạch bạch huyết ở phổi được tiêu đi mà thể chất của bà Lưu hồi phục tương đối tốt, bà lại một lần nữa không đầu hàng "con ma" ung thư, và lần thứ 3 đi qua cửa tử. Việc bà Lưu đã chiến đấu chống lại bệnh ung thư trong hơn 40 năm là chứng minh thực tế nhất cho việc ung thư có thể đánh bại, bệnh ung thư không phải là án tử như nhiều người nghĩ.
3. Sau khi bị bệnh, cơ thể rất yếu, nhất định phải tập thể dục
Là một bệnh nhân ung thư, bà Lưu đã trải qua quá trình điều trị chống ung thư vô cùng dài và đau khổ, phẫu thuật và thuốc đã khiến cơ thể bà Lưu rất yếu, nên cần phải hồi phục từ từ. Hiện tại, bà Lưu không những hồi phục sức khỏe gần như hoàn toàn mà còn có thể sống thọ như những người bình thường. Bà nói, bí mật chính là kiên trì tập thể dục, tăng cường thể chất.
Kiên trì vận động, luyện tập khí công: Trong nhiều thập kỷ chiến đầu với ung thư, bà Lưu không ngừng tập luyện thân thể. Vì tuổi đã cao, không vận động được mạnh, bà học một vài bài khí công với mục đich tăng cường thể chất. Bà cũng khuyên tùy theo thể trạng, sức khỏe từng người thì có thể chọn những môn thể thao khác phù hợp với bản thân.
Chăm chỉ làm việc nhà: Khi bà Lưu gần 60 tuổi, chồng bà đột nhiên qua đời vì cơn đau tim. Con gái của bà đã kết hôn và bà Lưu phải sống một mình trong thời gian dài. Các công việc như đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo, vệ sinh các nhân bà đều tự mình hoàn thành, trong cuộc sống bà có thể tự chăm sóc bản thân đến tận bây giờ. Theo bà, việc duy trì những công việc sinh hoạt hàng ngày là cách để bản thân luôn vận động, giúp cơ bắp xương khớp không bị trì trệ.
Trong nhiều thập kỷ chiến đầu với ung thư, bà Lưu không ngừng tập luyện thân thể.
4. Chế độ ăn uống "nghiêm ngặt", không ăn thức ăn chiên rán
Trong cuộc chiến đấu với bệnh tật, chế độ ăn uống của bà Lưu cũng khác với người bình thường.
Ít dầu và ít muối hơn: Ăn ít dầu là điều đầu tiên bà muốn nhấn mạnh. Bà Lưu cho rằng, ăn nhiều dầu sẽ gây nên nhiều bệnh về tim mạch đặc biệt là đối với người bệnh như bà. Tiếp theo là ăn ít muối. Bà chủ yếu ăn đồ hấp, những món xào, nấu, hầm bà cho rất ít muối, thậm chí là không cho muối, bà chỉ cho một chút nước tương.
Ăn các loại ngũ cốc thô: Trong gian bếp nhà bà Lưu luôn có các loại ngũ cốc thô như: yến mạch, nếp cẩm, gạo lứt. Trước khi nấu thành cháo, bà thường ngâm trong vài giờ, đun sôi ngũ cốc ở nhiệt độ thấp, sau đó cắt cà rốt, khoai lang vào ninh nhừ, cuối cùng thêm rau xanh. Các loại rau xanh bà Lưu thường ăn là bắp cải tím, rau bina, khoai mỡ, bông cải xanh... Món cháo nhiều màu sắc, phong phú chất dinh dưỡng là món ăn bà ưa thích nhất.
Trong gian bếp nhà bà Lưu luôn có các loại ngũ cốc thô như: yến mạch, nếp cẩm, gạo lứt.
Cố gắng không ăn thức ăn chiên, nướng: Bà Lưu chủ yếu hấp thức ăn, và không ăn những món chiên dầu và nướng. Bởi bà biết rằng, ăn những thức ăn chiên dầu ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra chất gây ung thư, nên những người bệnh đặc biệt những người đã bị ung thư như bà tốt nhất không ăn.
Hiện tại bà Lưu đã 94 tuổi nhưng tai vẫn thính, răng vẫn đều, tóc cơ bản là màu trắng và thị lực rất tốt. Hàng năm bà đều thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ, các cơ quan trong cơ thể vẫn rất khỏe mạnh. Bà Lưu là tấm gương khích lệ những người bị ung thư có sự tự tin, và kiên cường chiến đấu với bệnh tật.
(Nguồn: QQ)
Hà Vũ
Theo baodansinh
Chiều nay 12-2, hai cha con bệnh nhân Trung Quốc ở Bệnh viện Chợ Rẫy xuất viện Sau 21 ngày cách ly, điều trị, ông Li Ding - một trong hai bệnh nhân nhiễm virus corona đầu tiên ở Việt Nam - chính thức khỏi bệnh được xuất viện, theo giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Nguyễn Tri Thức. Ông Li Ding (bìa trái) được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy chăm sóc trong phòng cách ly đặc biệt...