Diễn viên Quốc Cường U50 sống độc thân, đắt show phim ảnh
Quốc Cường là một trong những diễn viên nam lứa trung niên đắt show phim ảnh nhất hiện nay. Anh nói thích tìm kiếm những vai mới lạ, không quan trọng chính hay phụ.
Tạo hình của Quốc Cường trong phim điện ảnh Con Cám vừa được nhà sản xuất hé lộ. Nam diễn viên diện đồ cổ trang, biểu cảm lạnh lùng bên bạn diễn Thúy Diễm.
Tạo hình của Quốc Cường trong phim “Con Cám”.
Phim đánh dấu sự trở lại của Quốc Cường với màn ảnh rộng. Ở tuổi U50, anh là một trong những nam diễn viên lứa trung niên đắt show phim ảnh bậc nhất hiện nay. Quốc Cường góp mặt trong các dự án điện ảnh như Lật mặt: Tấm vé định mệnh, Đóa hoa mong manh và mới nhất là Con Cám. Ở mảng truyền hình, anh cũng được ưu ái mời đóng các nhân vật cha, chú.
“Tôi vui vì tuổi này mình vẫn được nhận nhiều lời mời từ đạo diễn. Có thể vì ngoại hình và trải nghiệm của tôi phù hợp với vai diễn. Tôi xem đây là động lực để tiếp tục học hỏi, phát triển nghề”, anh nói với VietNamNet.
Quốc Cường tìm kiếm vai diễn hay, khác lạ trong sự nghiệp.
Với Quốc Cường, giai đoạn này anh tìm vai diễn hay, không quan trọng chính hay phụ. Nam diễn viên không ngại làm xấu, phá bỏ hình tượng để phù hợp yêu cầu của kịch bản.
Rời màn ảnh, Quốc Cường trở về cuộc sống độc thân. Anh thấy vui vẻ, tràn đầy năng lượng bên bạn bè dù không lập gia đình. Mỗi ngày, anh bận rộn với guồng quay công việc. Thời gian rảnh, diễn viên tụ tập cà phê tán gẫu. Anh cũng ý thức gìn giữ vóc dáng săn chắc, khỏe khoắn nhờ tập võ, chạy bộ, gym…
Quốc Cường – Thúy Diễm tái ngộ sau nhiều năm.
Trên phim, người chồng, người cha Hai Hoàng do Quốc Cường đảm nhận là nhân vật mới lạ so với câu truyện cổ tích. Trong truyện, người cha đã mất từ khi Tấm còn rất nhỏ và không đóng góp cho tuyến nội dung.
Với phim điện ảnh Con Cám, người cha Hai Hoàng của Quốc Cường sẽ xuất hiện xuyên suốt hành trình trưởng thành của cả Tấm và Cám, là nhân vật nắm giữ nhiều bí mật đen tối của gia đình Tấm Cám và là một trong những nút thắt quan trọng đẩy diễn biến phim lên cao trào.
Quốc Cường vui mừng khi anh có màn hội ngộ với đàn em Thúy Diễm sau 14 năm. Trong buổi chọn trang phục đầu tiên của phim, cả hai đã ôm nhau và dành thời gian tâm sự.
Phim được thực hiện bởi bộ đôi nhà sản xuất Hoàng Quân và đạo diễn Trần Hữu Tấn, cùng ê-kíp series Tết ở làng địa ngục và phim điện ảnh Kẻ ăn hồn. Câu chuyện phim là dị bản kinh dị lấy cảm hứng từ truyện cổ tích nổi tiếng Tấm Cám.
Nội dung chính xoay quanh Cám – em gái cùng cha khác mẹ của Tấm đồng thời sẽ có nhiều nhân vật và chi tiết sáng tạo, gợi cảm giác vừa lạ vừa quen cho khán giả. Con Cám là phim kinh dị được đầu tư lớn nhất trong lịch sử điện ảnh Việt, có chiến lược phát hành dài hơi và kết hợp cùng nhiều đối tác. Phim dự kiến khởi chiếu từ 27/9.
Teaser trailer phim “Con Cám”
Đạo diễn Trần Hữu Tấn: Mọi trang phục phim 'Cám' đều phải qua 3 bước thiết kế
Sau khi tung teaser trailer và poster, ngày 20/8, phim điện ảnh Cám chính thức công bố tập phim hậu trường (BTS) kể về quá trình thực hiện phục trang của phim. Cám là bộ phim hư cấu lấy bối cảnh làng quê thời phong kiến.
Đạo diễn Trần Hữu Tấn nhấn mạnh tiêu chí: Hay dở tính sau, phục trang phải đúng trước
Đạo diễn Trần Hữu Tấn cho biết: "Bộ phim là dị bản kinh dị từ truyện Tấm Cám, thế nên chúng tôi phải làm sao để phần phục trang gần với hình dung của mọi người về câu chuyện này, nhưng đồng thời cũng phải mới lạ và sáng tạo. Những bộ trang phục trong phim lấy cảm hứng từ phục trang ở giai đoạn cuối thời Lê và đầu thời Nguyễn". Phần phục trang của phim do chuyên gia phục trang Nabongchua thực hiện, với thiết kế của họa sĩ Duy Văn và tư vấn từ nhà nghiên cứu sử học Phan Thanh Nam (Ấm Chè).
Ở góc độ tổ chức sản xuất, nhà sản xuất Hoàng Quân tiết lộ thách thức lớn với phim mới là số lượng diễn viên quần chúng đông đảo, có những đại cảnh đến 200 - 300 người. Chính vì thế, nhu cầu cho phần phục trang cũng cao hơn dự án trước là Tết ở làng Địa Ngục và Kẻ ăn hồn. "Phim Cám có nhiều nhân vật, từ người dân quê đơn sơ đến những người giàu có hơn như gia đình lý trưởng; rồi cả Thái tử, Thái tử phi, các quan, thái giám, cung nữ, cận vệ, thị vệ... Chính vì thế, độ đa dạng trong trang phục là rất lớn".
Bàn sâu hơn về quá trình làm phục trang, đạo diễn Trần Hữu Tấn chia sẻ: "Quá trình làm phục trang gồm 3 bước. Đầu tiên, tôi và họa sĩ Duy Văn tạo ra bản phác thảo từ những nghiên cứu và ảnh tham khảo cổ phục. Sau đó, hình ảnh phác thảo đó sẽ được đưa qua nhà nghiên cứu sử học Phan Thanh Nam để có những nhận xét, góp ý. Cuối cùng, trang phục sẽ được đưa qua anh Nabongchua (Giám đốc phục trang của phim) để thực hiện". Yếu tố màu sắc cũng được đạo diễn tính toán sao cho phù hợp khi lên hình với máy quay, ánh sáng, cũng như phản ánh tính cách của nhân vật.
Lần thứ hai hợp tác cùng đạo diễn Trần Hữu Tấn sau Tết ở làng Địa Ngục và Kẻ ăn hồn, nhà nghiên cứu Phan Thanh Nam chia sẻ: "Nói về truyện Tấm Cám, người ta chưa xác định rõ được niên đại của nó. Khi thực hiện phim Cám, tôi cũng lưu tâm cố ý lựa chọn những chất liệu văn hóa đậm nét Việt Nam. Chúng tôi khai thác phục trang, đạo cụ, cũng như những nét văn hóa đặc sắc mang tính chất bản địa của Việt Nam".
Hành trình sáng tạo toàn bộ phục trang từ khảo cứu sử liệu
Toàn bộ trang phục trong dự án được nhận dạng là trang phục trong dòng văn hóa dân gian Việt Nam xưa như áo Tứ thân, Ngũ thân, Giao lĩnh, Viên lĩnh, Đối khâm... Không chỉ dừng lại ở kiểu dáng của cổ phục, tổ phục trang còn chú ý vào các chi tiết như cách mặc sao cho đúng; như cách đắp vạt áo theo cách của người Việt, các chất liệu, màu sắc phù hợp từng giai cấp cụ thể và tiệm cận với thời kỳ mà bộ phim lựa chọn, các phụ kiện hài, guốc hay việc các tầng lớp nào thì phải mang chân không trong phim.
Một số cảnh trong phim cần những bộ trang phục đặc biệt, ví dụ như phân đoạn Thái tử rước Tấm về cung. Nhà sản xuất chia sẻ: "Ở cảnh này, trang phục của Thái tử và Tấm phải thể hiện được không khí trang trọng của buổi lễ cũng như địa vị hoàng tộc. Đây là hai bộ trang phục khiến chúng tôi tốn nhiều thời gian và công sức để thực hiện nhất, vì độ công phu và chi tiết của nó từ những thứ nhỏ nhất như họa tiết thêu trên áo vừa phải mang dấu ấn nhân vật, nhưng cũng phải đáp ứng các tiêu chí về địa vị người mặc".
Bộ trang phục Thái tử phi mà Rima Thanh Vy khoác lên lấy cảm hứng từ bộ trang phục của một vị Hoàng hậu thời Lê Trung Hưng, với tổng quan kín đáo cùng nhiều lớp áo, bên trong là áo Giao lĩnh, khoác ngoài Đối khâm, trên vai là Vân kiên và phần dưới là Tế tất với Thường. Ngoài ra, trang sức của nàng Tấm gồm nhiều trâm cài và kim hoa chạm khắc công phu bằng vàng, khăn Nhiễu với Ngọc bội tượng trưng cho sự uy quyền của phụ nữ quý tộc xưa.
Bên cạnh đó, bộ trang phục Lý trưởng của Hai Hoàng (Quốc Cường) được lấy cảm hứng từ hình ảnh được lưu lại trong sử liệu về một hương lão thời Nguyễn, với các chi tiết nón, chiếc gậy, đôi dép cùng thời kỳ. Ngoài ra, các trang phục khác trong phim còn được lấy cảm hứng từ cách phối màu đặc trưng trong một số tranh dân gian tiêu biểu như tranh Đông Hồ, tranh Làng Sình của người Việt.
Cám là dự án điện ảnh được thực hiện bởi ê-kip Tết ở làng Địa Ngục và Kẻ ăn hồn, từ đạo diễn Trần Hữu Tấn và NSX Hoàng Quân. Cám là dị bản kinh dị đẫm máu từ câu truyện cổ tích nổi tiếng Tấm Cám, dự kiến khởi chiếu ngày 27/9/2024.
Phim cổ trang Việt được mong chờ nhất 2024 khoe trang phục đẹp mãn nhãn, visual dàn cast khiến khán giả trầm trồ Các nhân vật trong phim sở hữu nhiều bộ phục trang đẹp mắt và cầu kỳ, được lấy cảm hứng từ Việt phục cổ. Sáng 5/8, ekip phim điện ảnh Cám tung loạt video hé lộ tạo hình 5 nhân vật chủ chốt trong phim bao gồm gia đình Tấm Cám và Thái tử. Với câu chuyện thuộc thể loại kinh dị kỳ...