Diễn viên huyền thoại Stefan Danailov phim Trên từng cây số qua đời
Nam diễn viên huyền thoại Stefan Danailov, người được biết đến với vai diễn Thiếu tá tình báo Deianov trong bộ phim truyền hình nhiều tập Trên từng cây số của Bulgaria đã qua đời lúc 0 giờ 15 phút ngày 27-11 (giờ địa phương) tại một bệnh viện của Học viện Quân y ở Thủ đô Sofia, sau một thời gian dài lâm bệnh, thọ 76 tuổi.
Trong những năm gần đây, Stefan Danailov mắc bệnh Parkinson và có vấn đề về tim, và còn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư từ nhiều năm trước. Lần xuất hiện cuối cùng của ông tại nhà hát là vào ngày 8-6 năm nay, tại Nhà hát Nhân dân Ivan Vazov. Được biết, hồi mùa hè vừa qua, ông đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật thay khớp háng và sức khoẻ yếu đi nhiều. Hồi đầu tháng này, nam diễn viên được đưa vào bệnh viện với những vấn đề về phổi.
Stefan Lambov Danailov, là một trong những diễn viên điện ảnh nổi tiếng nhất Bulgaria hồi những năm 1960-1990 với trên dưới 150 vai diễn để đời trên sân khấu, điện ảnh và trong những bộ phim truyền hình nhiều tập. Ông còn được biết đến là một đạo diễn, là giảng viên của Học viện Sân khấu và Điện ảnh quốc gia (từ năm 1988), và là một chính trị gia có nhiều ảnh hưởng. Không chỉ nổi tiếng tại Bulgaria, Stefan Danailov còn tham gia nhiều vai chính trong các bộ phim hợp tác giữa Bulgaria với điện ảnh Liên Xô, Italy, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha… và được tặng danh hiệu Nghệ sĩ danh dự của Bulgaria năm 1975, Nghệ sĩ nhân dân Bulgaria năm 1983. Năm 1996 ông được phong hàm Phó giáo sư và năm 1999 là giáo sư của Học viện Điện ảnh và Sân khấu Sofia.
Từ năm 2005 đến 2009, ông giữ chức Bộ trưởng Văn hóa Bulgaria, là đảng viên của Đảng Xã hội Bulgaria (BSP), nghị sĩ sáu kỳ Quốc hội…
Stefan Danailov cất tiếng chào đời ngày 9-12-1942 tại Sofia và từ nhỏ đã nuôi mộng trở thành thủy thủ tàu viễn dương. Ngay khi đang ngồi ghế nhà trường, Stefan đã phát lộ năng khiếu đóng kịch nên cậu diễn viên nghiệp dư này được phân một vai trong bộ phim Những dấu vết còn lại. Năm 21 tuổi (1963), chàng thanh niên đẹp trai được nhận vào học lớp đào tạo diễn viên của giáo sư Stefan Syrchadjev thuộc trường Đại học Sân khấu VITIZ mang tên Kr. Sarafov. Tốt nghiệp năm 1966, Stefan Danailov trở thành diễn viên chính của những nhà hát lừng danh ở Bulgaria như Nhà hát Nhân dân Ivan Vazov, Nhà hát Plovdiv (1966-1967), Nhà hát Quân đội Nhân dân, nay là Nhà hát Quân đội Bulgaria (1973-1979). Stefan Danailov đã đóng vai chính trong nhiều bộ phim điện ảnh và truyền hình, kể từ những vai diễn đầu tiên trong các phim Buổi sáng thứ Hai, Biển, Mùi dầu lạc, đáng kể nhất là Viên thanh tra và đêm tối (1963), Chức vụ đầu tiên (hợp tác Liên Xô – Bulgaria, 1966), Thiên thần đen (1969), Trên từng cây số (truyền hình 26 tập, 1968-1971), Hoàng tử (1970), Ivan Kondarev (1972), Hừng đông trên sông Drava (1974), Yulia Vrevskaya (1977), Hơi ấm, Vũ điệu trắng, Mưa suốt 24 giờ (1982), Boris Đệ Nhất (1984), Cuộc chơi lớn (phim truyền hình, 1988), Vũ hội hóa trang (1990), Chàng Don Quixote trở về (1996), Sau ngày tận thế (1998), Hãy tha thứ cho chúng tôi (2003)… Ngoài ra, Stefan Danailov còn được mời tham gia những bộ phim do Bulgaria hợp tác sản xuất với Liên Xô, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Italy…
Video đang HOT
Qua các kỳ Liên hoan phim toàn Bulgaria (thường được tổ chức tại thành phố biển Varna), Stefan Danailov đã được tặng giải Đặc biệt (1969) trong phim Trên từng cây số, hai giải diễn viên nam xuất sắc nhất (1970), trong vai Hoàng tử Sviatoslav Terter trong phim Hoàng tử và vai nam chính trong phim Thiên thần đen. Trên trường quốc tế, nghệ sĩ đã giành được giải thưởng cao nhất tại Liên hoan phim Karlovi Vari (Tiệp Khắc) 1970. Tháng 11 năm 2002 Stefan Danailov được tặng giải Paisiy Hilendarski (mang tên một nhà khai sáng thế kỷ XVIII được người Bulgaria phong thánh) về những cống hiến xuất sắc cho nền văn hóa hiện đại Bulgaria…
theo nhandan.com
Đừng thờ ơ với chứng quên trước quên sau!
Sa sút trí tuệ được khuyến cáo thường gặp ở người cao tuổi nhưng không phải là quá trình lão hóa bình thường mà là bệnh lý cần được chẩn đoán, điều trị sớm.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sa sút trí tuệ giai đoạn trung bình - Ảnh: Nguyên Mi
Sợ bị ám hại, hóa ra do sa sút trí tuệ
Hơn 5 năm nay, bà N.T.N (84 tuổi, ngụ tại Tiền Giang) luôn chỉ ở trong nhà. Bà không dám ra ngoài một mình, thậm chí không qua nhà hàng xóm thân quen hoặc nhà con cháu, vì sợ bị... ám hại.
Cho đến gần đây, bà N. phải nhập viện Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM với cơ thể suy kiệt. Người nhà cho biết, bà N. ăn kém và đã không biết cách nhai thức ăn, không có cảm giác đói. Tại Khoa Lão -Chăm sóc giảm nhẹ, các bác sĩ chẩn đoán bà N. bị sa sút trí tuệ giai đoạn trung bình. Bệnh sa sút trí tuệ của bà N. thực chất đã tiến triển âm thầm nhiều năm qua mà không được phát hiện. Bác sĩ nhận định, bệnh đã bắt đầu từ khi bệnh nhân có những dấu hiệu rất hay quên, khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.
"Dù sa sút trí tuệ thường gặp ở người cao tuổi nhưng không phải là một quá trình lão hóa bình thường mà là một bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị sớm", tiến sĩ - bác sĩ Thân Hà Ngọc Thể, Trưởng Khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cảnh báo.
Theo bác sĩ Thể, bệnh thường xuất hiện ở đối tượng người cao tuổi nhưng thường hay bị bỏ sót, khi phát hiện thường đã bước vào giai đoạn trung bình - nặng. Hiện có tới 75% trường hợp bệnh diễn tiến âm thầm khá lâu trước khi được phát hiện.
Diễn tiến âm thầm, ảnh hưởng lớn
Theo bác sĩ Thể: Sa sút trí tuệ là một nhóm các rối loạn nhận thức đặc trưng bởi giảm trí nhớ, khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ, hoạt động, nhận diện đồ vật và rối loạn chức năng thực hiện, khả năng lập kế hoạch, tổ chức... Sa sút trí tuệ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Bác sĩ Thể cho biết, triệu chứng của bệnh rất đa dạng tùy vào từng giai đoạn bệnh.
Bệnh ở giai đoạn nhẹ có triệu chứng nổi bật nhất là suy giảm trí nhớ ngắn hạn, quên trước quên sau, có những thay đổi tính tình như trở nên khó tính hơn, dễ nóng giận và kích động.
Ở giai đoạn trung bình, người bệnh bắt đầu biểu lộ những khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày như tắm rửa, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân; mất khả năng tiếp thu những thông tin mới, bị rối loạn định hướng nặng về không gian và thời gian; các rối loạn hành vi trở nên nặng nề hơn, người bệnh bị hoang tưởng bị ám hại, trở nên nghi kỵ những người xung quanh hoặc vô cớ tấn công người khác.
Ở giai đoạn nặng, người bệnh mất toàn bộ khả năng độc lập trong sinh hoạt thường ngày, hoàn toàn lệ thuộc vào người chăm sóc. Người bệnh mất trí nhớ, không còn nhận biết được người thân trong gia đình, mất khả năng đi lại. Các biến chứng của giai đoạn cuối là suy kiệt, thiếu dinh dưỡng, viêm phổi hít và loét do tỳ đè.
Qua đó, bác sĩ khuyến cáo, tình trạng sa sút trí tuệ có thể được cải thiện nếu phát hiện sớm và can thiệp đúng cách. Đối với người cao tuổi, nên ăn uống cân bằng, đủ chất, tránh những thực phẩm chứa nhiều mỡ, đường và muối; tăng cường luyện tập thể thao, tham gia các hoạt động giao tiếp xã hội; luôn sống vui vẻ, lạc quan; chơi các trò chơi trí tuệ cùng con cháu: chơi cờ, chơi games...
Bên cạnh đó, nên hạn chế các chất gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá... và điều trị tốt các bệnh phối hợp như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, parkinson, phòng ngừa đột quỵ...
Hiện tại, theo thống kê của Hội bệnh Alzheimer và rối loạn thần kinh nhận thức, tại Việt Nam có khoảng 500.000 người cao tuổi mắc sa sút trí tuệ, chiếm khoảng 4,8-5%. Ghi nhận tại Khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho thấy người bệnh sa sút trí tuệ thường nhập viện khi đã ở giai đoạn nặng của bệnh, có khi nằm liệt giường kèm nhiều biến chứng như loét tì đè, viêm phổi hít...
Nhằm hưởng ứng Ngày sa sút trí tuệ thế giới (21.9), Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM tổ chức chương trình "Hưởng ứng Ngày Sa sút trí tuệ - Azheimer thế giới", vào lúc 7 giờ - 11 giờ 30 chủ nhật 22.9 (tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, TP.HCM). Chương trình tặng phiếu khám miễn phí cho 300 người đăng ký sớm nhất qua số điện thoại (028) 3952 5449.
Theo Thanh niên
Ngửi mùi biết người bị parkinson Bà Joy Milne, 68 tuổi, Scotland, giúp bác sĩ nhận biết bệnh nhân có nguy cơ mắc Parkinson nhờ chiếc mũi vô cùng nhạy cảm với mùi của mình. Bà Milne phát hiện mình có chiếc mũi siêu nhạy từ khi còn là y tá, hàng chục năm trước. Bà thường xuyên ngửi được mùi của bệnh nhân thay đổi trong quá trình...