Diễn viên ‘Friends’ qua đời vì ung thư
Nam diễn viên James Michael Tyler trút hơi thở cuối cùng ngày 24/10 sau thời gian chiến đấu với ung thư tuyến tiền liệt.
Tin James Michael Tyler qua đời được người thân xác nhận trên People . Diễn viên Friends phát hiện mắc ung thư tuyến tiền liệt năm 2018, nhưng đến tháng 6 mới tiết lộ chuyện này. Những ngày cuối đời của Tyler, tế bào ung thư đã di căn vào xương.
Đại diện của Tyler chia sẻ trên Fox News : “ Thế giới biết Tyler với tên Gunther trong bộ phim ăn khách Friends . Những người thân yêu thì xem Tyler là diễn viên, nhạc sĩ, người ủng hộ nhận thức về ung thư và người chồng tràn đầy tình yêu thương. Nếu ai gặp Tyler một lần, họ sẽ là bạn của anh ấy suốt đời”.
James Michael Tyler qua đời ở tuổi 59 sau thời gian chiến đấu với ung thư. Ảnh: People.
Thời gian qua, Tyler luôn giữ tinh thần lạc quan chiến đấu với bệnh tật. Anh được điều trị bằng liệu pháp hormone đặc biệt trong một năm hoặc hơn. Tuy nhiên, khi đại dịch bùng phát, tế bào ung thư đã lan ra khắp cơ thể khiến phần dưới của anh bị liệt.
“Mặc dù phải ngồi xe lăn, Tyler không ngại di chuyển. Anh ấy có thái độ rất tích cực”, Toni Benson – bạn và người quản lý của Tyler – chia sẻ.
James Michael Tyler sinh năm 1962, là diễn viên người Mỹ được biết đến nhiều nhất với vai Gunther trong bộ phim sitcom Friends của đài NBC. Diễn xuất của Tyler cùng Jennifer Aniston, Courteney Cox, Lisa Kudrow, Matt LeBlanc… đã tạo nên thành công cho phim.
Hồi tháng 5, tập đặc biệt Friends: The Reunion được phát sóng là cuộc hội ngộ của dàn diễn viên năm xưa. Khán giả chờ đợi Michael Tyler xuất hiện nhưng điều đó đã không xảy ra.
Anh chia sẻ: “Tôi rất muốn tham gia cùng mọi người. Ban đầu, dự định của tôi là đứng trên sân khấu, hoặc ít nhất đứng bên cạnh họ. Tôi rất vui khi được mọi người nhớ đến”. Tuy nhiên, vì bị bệnh, nam diễn viên đã từ chối tham gia.
James Michael Tyler trong một cảnh quay của Friends. Ảnh: Fox News.
Ngoài Friends , Michael Tyler còn đóng vai khách mời trong Sabrina the Teenage Witch và Scrubs . Năm 2013, anh đóng vai chính series Modern Music.
Bệnh nhân ung thư sắp hết cảnh chờ 2 tuần mới được xạ trị
Ngày 12.5, bác sĩ Lê Anh Tuấn, Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cho biết khu xạ trị tầng hầm 1, 2 của cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu (gọi tắt là CS2) tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) đã được cơ quan chức năng cho phép đưa vào hoạt động xạ trị trong ngày.
Những người bệnh đầu tiên được xạ trị tại CS2 - BVCC
Về thiết bị, khu xạ trị CS2 được trang bị 2 hệ thống CT Scanner mô phỏng, 6 hệ thống xạ trị gia tốc, 2 hệ thống xạ trị áp sát và 9 phòng khám ngoại trú.
Đây là khu tích hợp mô phỏng, lập kế hoạch điều trị, xạ trị ngoài, xạ trị áp sát và khám bệnh ngoại trú, tất cả tạo thành quy trình điều trị xạ trị trong ngày khép kín. Khi các quy trình chuyên môn và các hệ thống thiết bị hoạt động ổn định, CS2 sẽ tăng nhanh tiếp nhận số lượng bệnh nhân đến khu xạ trị (hiện đang thực hiện cho 6 bệnh nhân). Với 6 hệ thống xạ trị gia tốc được trang bị, công suất phục vụ của khu xạ trị tại CS2 có thể đáp ứng được từ 240 - 400 lượt xạ trị mỗi ngày, có khả năng giúp giải quyết dứt điểm tình trạng quá tải về xạ trị cho Bệnh viện Ung bướu cơ sở 1 trong hàng chục năm qua.
Khánh thành Bệnh viện Ung bướu hơn 5.800 tỉ đồng có sân đỗ trực thăng
Tại CS2, bệnh nhân tái khám theo hẹn được làm CT Scanner mô phỏng và được xạ trị trong ngày. Trong khi đó, tại CS1 (bệnh viện hiện hữu), người bệnh sau khi làm CT Scanner mô phỏng thì phải chờ thời gian trung bình là 2 tuần để được xạ trị.
Theo kế hoạch, từ ngày 19.5, Bệnh viện Ung bướu sẽ tiếp tục đưa người bệnh ngoại trú của khối nội về CS2 để tiếp tục điều trị và hóa trị trong ngày. Với thiết kế 100 giường hóa trị trong ngày, khu hóa trị ban ngày của CS2 có khả năng hóa trị 300 lượt bệnh nhân mỗi ngày, sẽ giúp giảm từ 70 - 80% số lượt hóa trị ban ngày tại CS1. Ngoài ra, cũng từ thời gian này, Bệnh viện Ung bướu sẽ bắt đầu triển khai hẹn các bệnh nhân đang theo dõi sau khi kết thúc hóa trị, xạ trị tại CS1 chuyển sang tái khám tại CS2.
Theo lộ trình phân luồng bệnh nhân để giảm tải cho CS1 của Bệnh viện Ung bướu, bệnh nhân đến từ các tỉnh và TP.Thủ Đức (chiếm khoảng 80% bệnh nhân điều trị ban ngày của CS1) sẽ được giới thiệu và hướng dẫn về CS2 để điều trị. Còn CS1 sẽ dành cho các bệnh nhân của các quận, huyện còn lại của TP.HCM. Khi khu điều trị nội trú của CS2 chính thức được bàn giao, toàn bộ bệnh nhân nội trú của CS1 sẽ được chuyển về CS2. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thời gian chính thức bàn giao khu điều trị nội trú.
6 biểu hiện khi ngủ báo hiệu bệnh nguy hiểm Chuyên gia cho biết nếu có giấc ngủ bất thường phải tìm ra nguyên nhân kịp thời xem có phải do tinh thần quá căng thẳng hay do bệnh tật, không nên bỏ qua vấn đề giấc ngủ nếu không sẽ mắc nhiều bệnh khác nhau, ảnh hưởng đến tuổi thọ. Thiếu ngủ Thiếu ngủ lâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn chức...