Diễn viên Chánh Thuận bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người
Nghệ sĩ Chánh Thuận được đưa vào bệnh viện cấp cứu sau khi bị tai biến mạch máu não. Dù qua cơn nguy kịch nhưng sức khỏe của nam diễn viên rất yếu, bị liệt nửa người.
Chia sẻ với Zing.vn, diễn viên Trịnh Kim Chi cho biết vào tối ngày 19/7, nghệ sĩ Chánh Thuận phải vào Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) để nhập viện sau cơn tai biến mạch máu não.
“Anh Thuận bỗng dưng bị ngã xuống nhà và được gia đình đưa vào viện cấp cứu kịp thời. Hiện, anh đã qua cơn nguy kịch nhưng sức khỏe yếu, bị liệt nửa người và trí nhớ giảm sút sau cơn tai biến mạch máu não”, Trịnh Kim Chi chia sẻ.
Diễn viên Chánh Thuận nhập viện sau cơn tai biến mạch máu não.
Nữ diễn viên cho biết thêm trước khi xảy ra cơn bạo bệnh, sức khỏe của Chánh Thuận rất tốt. “Anh Thuận chạy show liên tục và khi nào cũng vui vẻ, khỏe mạnh. Khi biết tin anh nhập viện do tai biến, mọi người rất bất ngờ. Hiện, anh chưa thể nhớ hết mọi việc nên phía gia đình đang nhờ tôi thông báo với các nhà sản xuất, đạo diễn những show mà anh Thuận hợp tác, để họ nắm được thông tin và chủ động sắp xếp công việc”, Á hậu Kim Chi nói.
Khi biết tin diễn viên Chánh Thuận bị tai biến, nhiều đồng nghiệp, bạn bè đã tỏ ra vô cùng bất ngờ và ngạc nhiên. Nghệ sĩ Hồng Vân gửi lời động viên tới nam diễn viên. “Mong em bình an”, nữ nghệ sĩ viết.
Video đang HOT
Nghệ sĩ Chánh Thuận được khán giả biết đến nhờ vẻ ngoài hiền hậu, lối diễn tự nhiên.
“Tối qua rất hoang mang khi nghe tin anh đổ bệnh. Trời thương cho anh qua khỏi cơn nguy kịch. Mong anh cố gắng dưỡng bệnh cho khỏe anh nhé”, ca sĩ Nam Cường chia sẻ trên trang cá nhân.
Chánh Thuận sinh năm 1968, là diễn viên của Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ TP.HCM và sân khấu kịch Trịnh Kim Chi. Chánh Thuận được khán giả nhớ đến bởi khuôn mặt chất phác, hiền hậu và lối diễn tự nhiên. Nam nghệ sĩ đã tham gia một số bộ phim như Máu chảy về tim, Tìm lửa, Lữ khách 24h…
Theo Zing
Tiểu đêm 3- 4 lần, tưởng thận yếu, ai dè mắc chứng ngừng thở có thể đột tử
Hội chứng ngưng thở khi ngủ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm: tai biến mạch máu não, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai nạn giao thông, giảm trí nhớ, mất tập trung.
Người ngủ ngáy tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng của bệnh lý hô hấp có liên quan đến giấc ngủ. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng này là những cơn ngừng thở từng lúc khi ngủ trong thời gian từ 10 giây trở lên, dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu, sau đó động tác hô hấp hoạt động trở lại thường phối hợp với sự thức dậy ngắn.
Theo PGS.TS Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai, triệu chứng đáng chú ý là ngủ ngáy, ngáy rất to và người bệnh có cơn ngừng thở được người thân chứng kiến.
Theo đó, bệnh nhân đang ngáy rất đều, tự nhiên không thấy có tiếng động phát ra, trên 10 giây bắt đầu thấy bệnh nhân cựa mình, sặc lên rồi ngáy tiếp, đó là dấu hiệu biểu hiện cơn ngừng thở; bệnh nhân cảm thấy ngộp thở, ngột ngạt khó thở khi ngủ. Biểu hiện đáng chú ý nữa là bệnh nhân thường thức giấc vào ban đêm, có thể đi tiểu 3 - 4 lần, ngủ không ngon giấc; ngủ dậy mệt mỏi, đau đầu buổi sáng, không sảng khoái, rất buồn ngủ, rất khó tập trung...
Trường hợp bệnh nhân Đỗ T.K.T (50 tuổi, ở Hà Nội) là ví dụ điển hình. Anh T., không bị ngáy to, nhưng cũng ngủ không ngon giấc, đêm nào anh cũng phải đi tiểu 3- 4 lần. Nghi ngờ thận anh có vấn đề, đi khám không ra bệnh... Tình trạng tiểu đêm vẫn tái diễn, anh quyết định đi khám tổng thể. Tại chuyên khoa hô hấp, anh được các bác sĩ đo đa ký giấc ngủ 1 đêm, bác sỹ đọc kết quả điện não, điện tim, điện cơ cho thấy bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ do hội chứng ngưng thở khi ngủ ở mức độ nặng, những lần ngưng thở gây thiếu oxy trong máu làm bệnh nhân ngủ không ngon giấc dẫn đến đi tiểu nhiều lần.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, đối tượng nào cũng có thể mắc chứng ngưng thở khi ngủ từ thanh niên, người trung tuổi và lớn tuổi, thậm chí có thể gặp ở cả cháu bé còn rất ít tuổi.
"Trong đó, trẻ em hay gặp ở nhóm có liên quan bất thường đến căn nguyên tai - mũi - họng. Đặc biệt, đối tượng trẻ em thừa cân béo phì cũng rất lớn do tình trạng lười vận động, sử dụng thức ăn nhanh khá phổ biến. Đối tượng thanh niên béo phì, thừa cân, người lớn tuổi tăng huyết áp... cũng là đối tượng dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ", PGS.TS Vũ Văn Giáp nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo PGS Giáp, nam giới thường xuyên hút thuốc lá; dùng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc an thần; phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh cũng là nhóm đối tượng nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Đáng lo ngại, dù là tình trạng rất nhiều người mắc phải, nhưng không phải ai cũng ý thức được mức độ nghiêm trọng để đi khám.
"Khi ngưng thở lúc ngủ, không khí không vào đến phổi để trao đổi oxy, gây ra thiếu oxy toàn thân ảnh hưởng đến mạch máu ở tim, phổi, thận, tuyến tụy, não... Từ đó gây nên một loạt các rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, ảnh hưởng đến các mạch máu não, mạch máu ở tim và khắp cơ thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp, nguy cơ mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ do tắc mạch não, xuất huyết não. Chính vì vậy, ngưng thở khi ngủ về lâu dài có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có nguy cơ gây đột tử", bác sỹ Giáp cảnh báo.
Vì thế, theo các chuyên gia, nếu trong gia đình có người thường xuyên ngáy, ngáy to; hay buồn ngủ vào ban ngày; thức giấc nhiều lần trong đêm; đi tiểu đêm nhiều; đau đầu buổi sáng; không biết mình có ngủ được hay không; giảm trí nhớ, kém tập trung khi làm việc... thì nên đi khám chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán tình trạng bệnh.
Huyền Anh
Theo infonet
Đau đầu mặt mũi tối sầm lại: Dấu hiệu của bệnh nguy hiểm Tai biến mạch máu não có nhiều nguyên nhân trong đó có xơ vữa, hẹp động mạch cảnh đã cướp đi sự sống của hàng ngàn người mỗi năm. Nếu không để ý các dấu hiệu của bệnh thì người bệnh có thể tử vong nhanh chóng. Ảnh minh họa. Bệnh nhân Thịnh, 64 tuổi, Tam Nông, Phú Thọ như một hồi chuông...