Điện tử hóa thủ tục cho doanh nghiệp
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: Doanh nghiệp cần là đối tượng đi đầu trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Sáng nay (19/5), Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ (Hội đồng) phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam và các đối tác tổ chức hội nghị trực tuyến “Giới thiệu Cổng Dịch vụ công quốc gia và những lợi ích dành cho doanh nghiệp”.
Hội nghị do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng và Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam, ông Ousmane Dione, chủ trì.
Quang cảnh Hội nghị sáng nay (19/5/2020).
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đánh giá: Việc thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử đem lại lợi ích rất lớn cho người dân, doanh nghiệp (DN) và Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG) là kênh hữu hiệu nhất để “điện tử hóa” TTHC. Việc thực hiện các TTHC thông qua Cổng DVCQG còn tạo thêm kênh giám sát, bảo đảm tính minh bạch của các bộ, ngành, địa phương.
Người dân, DN hoàn toàn có thể theo dõi được quá trình giải quyết TTHC, đồng thời, VPCP cũng có thể đồng hành đôn đốc, theo dõi và chấn chỉnh kịp thời các vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết.
Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến là khoảng 6.490 tỷ đồng/năm, trong đó, riêng Cổng dịch vụ công quốc gia đóng góp 3.036 tỷ đồng/năm.
Qua 5 tháng triển khai, tính đến ngày 18/5, Cổng DVCQG đã có những kết quả tích cực, thể hiện được mục tiêu Chính phủ phục vụ người dân, DN. Cụ thể, đã có trên 142.000 tài khoản đăng ký, trên 37 triệu lượt truy cập, trên 7,5 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái trên Cổng DVCQG. Hệ thống tiếp nhận hỗ trợ trên 11.000 cuộc gọi; tiếp nhận trên 5.600 phản ánh, kiến nghị của người dân, DN.
Tuy nhiên, theo ông Mai Tiến Dũng, tỷ lệ tài khoản doanh nghiệp còn rất thấp trong tổng số tài khoản đăng ký trên cổng dịch vụ công quốc gia, cụ thể chỉ có 1.142 tài khoản trong tổng số 142.000 tài khoản đăng ký. “Do đó, cần xem xét lại, đã tiện lợi cho doanh nghiệp chưa? Tại sao doanh nghiệp còn dùng rất thấp”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đặt vấn đề.
Video đang HOT
Đẩy mạnh quá trình số hoá tại DN
Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam khẳng định, vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong đại dịch COVID-19. Đại diện WB cũng lưu ý 3 điểm về xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam.
Theo đó, với cộng đồng doanh nghiệp, ông Ousmane Dione kiến nghị đẩy mạnh quá trình số hoá tại doanh nghiệp. “Điều này là hết sức quan trọng vì đại dịch COVID-19 như cuộc gọi thức tỉnh các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Trong bối cảnh này không thể duy trì hoạt động kinh doanh như thường lệ, phải số hoá. Chúng ta đã được thấy, các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh trên môi trường trực tuyến gặp ít xáo trộn hơn các doanh nghiệp khác”, đại diện WB nhấn mạnh.
Ông Ousmane Dione – Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam.
Dẫn số liệu tại Singapore năm 2019, thông qua số hoá, thương mại điện tử,… đã giúp gia tăng giá trị 26% và gia tăng 17% năng suất, ông Ousmane Dione cho rằng việc số hoá giúp tăng GDP lên tới 1,1 tỷ USD tại khu vực ASEAN vào năm 2025.
“Các nhà lãnh đạo tại Việt Nam cần nhận thức rằng số hoá là đảm bảo tương lai cho doanh nghiệp ngày mai và đây là hoạt động quan trọng, là cơ hội vàng, chúng ta cần sử dụng dịch vụ công quốc gia ngay từ bây giờ”, ông Ousmane Dione nhấn mạnh.
Với Chính phủ, đại diện WB đề xuất, biện pháp thứ nhất, việc cung cấp dịch vụ trên môi trường điện tử đòi hỏi phải đơn giản hoá TTHC, ví dụ các thủ tục về giấy phép kinh doanh, thuế,…
Biện pháp thứ hai, Chính phủ phải thực sự đóng vai trò bệ phóng thúc đẩy quá trình số hoá của doanh nghiệp, để doanh nghiệp thực hiện số hoá tốt hơn, nhanh chóng hơn. “Chúng ta phải chuẩn bị tâm thế hết sức sẵn sàng để có thể đi nhanh và thích ứng nhanh chóng. Chính phủ phải đóng vai trò bệ phóng để doanh nghiệp nắm bắt thời cơ, thực hiện số hoá nhanh chóng hơn”, ông Ousmane Dione nói.
Biện pháp thứ ba, Chính phủ thúc đẩy quá trình này thông qua hợp tác xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh mới, giúp tăng đáng kể năng suất và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp…/.
Gói hỗ trợ do ảnh hưởng Covid-19: Không có chỗ cho doanh nghiệp Nhà nước "đục nước béo cò"
Đề cập đến gói hỗ trợ cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico cho rằng, danh sách được nhận hỗ trợ sẽ không rõ ràng như danh sách quản lý hộ khẩu, danh sách tiền lương... nên rất dễ bị lợi dụng.
"Miếng bánh" mà doanh nghiệp nào cũng muốn được chia phần
Chính phủ đang có những động quyết liệt và nhân văn, đó là hỗ trợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi dịch COVID-19 bằng gói hỗ trợ tiền tệ, hiện nâng lên khoảng 300.000 tỷ đồng.Giải pháp này sẽ góp phần quan trọng giúp các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay, dành nguồn lực tập trung duy trì và phục hồi sản xuất - kinh doanh trong thời gian tới.
Luật sư Trương Thanh Đức: Gói hỗ trợ tín dụng không nhiều nên hãy dành cho các doanh nghiệp thực sự yếu thế. (Nguồn: Cafef.vn)
Dù vậy, về phía doanh nghiệp, gói hỗ trợ này chính là "miếng bánh" mà doanh nghiệp nào cũng muốn được chia phần, và càng mong muốn hơn trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp cần được tháo gỡ khó khăn trong việc tiếp cận vốn, thực thi các chính sách hoãn, giãn nợ, giảm lãi suất hiệu quả hơn...
Đứng trước "miếng bánh" đó, có thể dễ dàng hình dung ra đây là thời điểm để một số doanh nghiệp tranh thủ tận dụng cơ hội bằng cách "ôn nghèo kể khổ" nhằm mong được giúp đỡ.
Mới đây, một đơn vị đã đề nghị cho các tập đoàn Nhà nước tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng, thời hạn vay tối thiểu 3 năm, lãi suất 0% nhằm phục vụ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thanh toán lương cho người lao động...
Chia sẻ với báo Điện tử Tổ Quốc, luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, đối với những doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp chủ đạo mà thiên hạ chưa "chết" mà họ đã "chết" rồi thì cần phải xem lại. Nếu đã yếu kém như vậy thì không thể xem là doanh nghiệp vai trò chủ đạo.
Vị luật sư này nhấn mạnh, gói hỗ trợ tín dụng này không nhiều nên hãy dành cho các doanh nghiệp thực sự yếu thế.
"Không thể con đẻ thì cứu, con rơi thì kệ... Vừa rồi một lãnh đạo ủy ban đề xuất gói vay lãi suất 0%. Tôi cho rằng với mức lãi suất như vậy chỉ nên dành cho trường hợp trợ cấp người bần cùng. Doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả mà lại được hưởng gói trợ cấp như vậy thì thà rằng cứ để cho "chết" và dành hỗ trợ cho doanh nghiệp khác để họ sống khỏe, sau này họ nộp thuế cho nhà nước, tạo nhiều công ăn việc làm, phát triển thị trường ...", ông Trương Thanh Đức nói.
Ông Trương Thanh Đức cũng chia sẻ thêm, với gói hỗ trợ này cần phải có khâu giám sát chặt chẽ, bởi không tránh được tình trạng "đục nước béo cò". Ngoài ra, danh sách được nhận hỗ trợ sẽ không rõ ràng như danh sách quản lý hộ khẩu, danh sách tiền lương... nên rất dễ bị lợi dụng. Vì thế rất cần phải minh bạch, giám sát chặt chẽ.
Cần có biện pháp để tránh tình trạng trục lợi chính sách
Báo Tuổi trẻ dẫn nguồn tin rằng, nhiều doanh nghiệp khẳng định rất khó tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng từ ngân hàng, dù Chính phủ đã công bố gói tín dụng và bản thân các doanh nghiệp cũng đáp ứng được điều kiện để nhận hỗ trợ. Ngay sau khi nghe thông tin, các doanh nghiệp đã liên lạc với ngân hàng nhưng chỉ nhận được phản hồi đại loại như "chưa có thông tư hướng dẫn", "có thông tư nhưng ban lãnh đạo chưa chỉ đạo nên chưa biết hướng giải quyết"...
Thủ tướng nêu rõ tinh thần, không để doanh nghiệp thiếu vốn tín dụng, tạo mọi thuận lợi để doanh nghiệp tiếp tục duy trì phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Nam Nguyễn
Theo một số chuyên gia kinh tế, để gói tín dụng hỗ trợ có thể dễ dàng tiếp cận hơn đối với các ngành, doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất thì nguyên tắc thực hiện chính sách là phải kịp thời, minh bạch, các tiêu chí phải hết sức rõ ràng cụ thể, dễ thực hiện. Đặc biệt, các đối tượng doanh nghiệp thụ hưởng phải đúng, phải trúng...Càng rõ ràng, công khai... bao nhiêu thì càng giảm tiêu cực, làm sai bấy nhiêu.
Vấn đề này, ngày 8/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc chuẩn bị nội dung Hội nghị trực tuyến "4 trong 1" của Chính phủ với các địa phương cũng đã cho biết, gói hỗ trợ tiền tệ, hiện nâng lên khoảng 300.000 tỷ đồng.
Thủ tướng nêu rõ tinh thần, không để doanh nghiệp thiếu vốn tín dụng, tạo mọi thuận lợi để doanh nghiệp tiếp tục duy trì phát triển sản xuất, kinh doanh. Không được để tình trạng nơi nào quen biết thì cho hưởng mức thấp, nơi nào không quen biết thì như cũ.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị tiếp tục tính toán việc giảm lãi suất cho vay, ngành ngân hàng cần lưu ý kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp về tiếp tục miễn, giảm tiền lãi, bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất với tinh thần ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay. Chính vì thế, để gói hỗ trợ này mang lại hiệu quả cao, Chính phủ và các bộ, ngành cần có các hướng dẫn cụ thể, chi tiết và kịp thời. Đồng thời, cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ để tránh tình trạng trục lợi chính sách, ưu đãi không đúng đối tượng.
Hà Giang
Lãi 21 tỷ, công ty 'chơi trội' chi 47 tỷ trả cổ tức Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết quyết định chi cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá giao dịch trên sàn chỉ 2.100 đồng. Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ...