Điện toán đám mây – Thêm một cuộc chiến giữa Microsoft và Google
Với mục tiêu giải quyết các bài toán về dữ liệu, tính toán, dịch vụ…cho khách hàng, điện toán đám mây đang mang lại một thị trường và lợi nhuận lớn cho các nhà cung cấp,điển hình như Microsoft và Google.
Theo thông tin từ Google cũng như những cựu thành viên của Microsoft hiện đang làm việc cho “gã khổng lồ”, Microsoft đã thành lập một đội ngũ “Cạnh tranh với Google” (Google Compete) với mục đích đúng như tên gọi của nó. Nhóm này chịu trách nhiệm thuyết phục khách hàng sử dụng các sản phẩm của hãng như Office thay vì Google Apps…
Tại hội nghị Google Atmosphere vừa qua, một số khách hàng cũ sử dụng mô hình điện toán đám mây của Microsoft đã tiết lộ rằng họ đã được các thành viên của đội ngũ này tiếp cận và thuyết phục tiếp tục hợp tác với Microsoft. Khi lời thuyết phục của họ không đủ hấp dẫn đối với khách hàng, nhóm này sẵn sàng cung cấp các ưu đãi khác.
Video đang HOT
Mô hình tổng quan của điện toán đám mây.
Ngoài các mức giá thông thường, họ sẽ được cung cấp những mức giảm giá có giá trị lớn. Thậm chí trong một số trường hợp đặc biệt, họ sẽ được gặp trực tiếp Steve Ballmer và chứng kiến, trải nghiệm kỹ năng thuyết phục khách hàng của vị CEO này. Điển hình cho trường hợp này là Michael Rodger, Giám đốc IT của chuỗi khách sạn hạng sang tại Canada có tên Delta Hotels.
Rõ ràng Microsoft đang cố gắng hành động để cạnh tranh với đối thủ Google. Gần đây hãng đã cho đăng một bài blog mở ngay trước hội nghị thường niên của Google với tiêu đề “Xóa bỏ Atmosphere” và đả kích các dịch vụ Apps. Tuy nhiên khi được hỏi, hãng từ chối tiết lộ thông tin về đội ngũ Google Compete. Thay vào đó, để đáp lại những lời cáo buộc, Microsoft đưa một ý kiến của một người quản lý chương trình cấp cao tại hãng, Tony Tai.
“Tôi thấy không có điều gì đáng ngạc nhiên ở đây cả. Cách tiếp cận và đối xử của Google không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, trong khi chúng tôi có thể làm được điều đó”.
Trong khi đó, Google nhận thức rõ những gì Microsoft đang làm và “gã khổng lồ” tỏ ra khá lạc quan với tình hình này. “Tôi có cảm giác như thể họ đang muốn khiêu chiến với chúng tôi vậy” – Jonathan Rochelle, Giám đốc quản lý sản phẩm của Google cho biết. “Tôi biết những người ở trong nhóm Google Compete của Microsoft. Họ luôn theo dõi các chiến lược và kế hoạch kinh doanh của chúng tôi”.
Nhiều ý kiến tại Google Atmosphere cho rằng Office 365 của Microsoft không phải là một giải pháp điện toán đám mây thực sự. Nó đòi hỏi một số phần cứng và phần mềm tại địa điểm khách hàng sử dụng để có thể tối ưu hóa nhiệm vụ – điều mà Microsoft luôn phủ nhận.
Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây đưa ra các cách thức hoạt động và quy chuẩn khác nhau, điều này cũng tạo khó khăn cho sự lựa chọn của khách hàng. Chính vì vậy, công ty nào có chính sách thu hút khách hàng tốt hơn sẽ nắm lợi thế lớn hơn, trước hết là ở thị phần. Ở khía cạnh này, có vẻ như Microsoft thua kém một chút so với “gã khổng lồ”.
Theo ICTnew
Xây dựng các "đám mây riêng" nhờ hạ tầng sẵn có
Ngày 2/11, Tập đoàn Symantec công bố các sản phẩm cung cấp cho tổ chức công nghệ thông tin có thể xây dựng các đám mây lưu trữ riêng linh hoạt bằng cách chuyển đổi hạ tầng hiện có.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)
Đám mây riêng là hình thức phổ biến nhất của điện toán đám mây, cho phép một công ty phủ các lớp ảo hóa và phần mềm quản lý lên cơ sở hạ tầng hiện có để liên kết các máy chủ, lưu trữ, mạng, dữ liệu, ứng dụng...
Thế nhưng, đi kèm với nó là một loạt câu hỏi như việc liệu doanh nghiệp có tận dụng được hạ tầng đã đầu tư trước đó, hay vấn đề bảo đảm an toàn khi dữ liệu được chuyển sang đám mây...
Một khảo sát mới đây về thị trường Việt Nam của Symantec cho thấy, có tới 69% giám đốc tài chính không sẵn sàng lắm trong việc chuyển đổi ứng dụng kinh doanh quan trọng sang môi trường đám mây riêng, 54% giám đốc điều hành còn thận trọng trong việc dịch chuyển các ứng dụng.
Theo ông Raymond Goh, Giám đốc kỹ thuật của Symantec khu vực Nam Á, những lo ngại chính trong việc đưa ứng dụng vào môi trường đám mây chính là vấn đề thiếu các công cụ giám sát/quản lý (100%), hiệu suất hoạt động, độ tin cậy và tính bảo mật đều ở ngưỡng 89%.
Với việc giới thiệu một loạt giải pháp này, ông Raymond Goh tin tưởng, các tổ chức công nghệ có thêm công cụ để quản lý các dịch vụ kinh doanh toàn diện trên các nền tảng không đồng nhất (Veritas Cluster Sever 6.0 và Symantec Application HA 6.0), triển khai lưu trữ có tính mở và linh hoạt (Veritas Storage Foundation 6.0)... Qua đó, thúc đẩy việc chuyển đổi sang điện toán đám mây tại Việt Nam./.
Theo TTXVN
Apple TV: Steve Jobs đã giải mã được? Steve Jobs đã khám phá ra mã để tạo nên một truyền hình đơn giản trước khi ông qua đời chính là bộ Apple TV. Trong tiểu sử của Walter Isaacson về Steve Jobs, Jobs đã nói rằng: "Tôi muốn tạo ra một bộ truyên hình tích hợp mà ở đó người dùng có thể dễ dàng sử dụng. Nó sẽ đồng bộ...