Diện tích rừng Amazon bị phá trong tháng 4 cao kỷ lục
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Mỹ, ngày 7/5, Chính phủ Brazil đã công bố báo cáo thống kê mới nhất về diện tích rừng nhiệt đới Amazon, cho thấy trong tháng 4/2021, diện tích rừng Amazon tại nước này bị tàn phá đã lên tới 580,55 km2, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục theo tháng được ghi nhận.
Một khoảng rừng Amazon bị thiêu rụi ở gần Porto Velho, bang Rondonia, Brazil. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong 4 tháng đầu năm nay, Brazil mất 1.157 km2 rừng Amazon (gần bằng diện tích thành phố Los Angeles của Mỹ), giảm 4% so một năm trước.
Tình trạng phá rừng Amazon tiếp tục tăng đã tạo áp lực lớn đối với Chính phủ Brazil. Nước này đứng trước sức ép phải ngăn chặn vấn nạn tàn phá khu vực rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc kiềm chế biến đổi khí hậu, nhất là khi Brazil muốn nhận được khoản ngân sách hỗ trợ từ Mỹ để chi trả cho các nỗ lực bảo tồn rừng Amazon.
Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về khí hậu do Mỹ tổ chức tháng 4 vừa qua, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã cam kết tăng cường tài trợ cho việc thực thi luật môi trường và chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, cũng như yêu cầu chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cung cấp 1 tỷ USD để chi trả cho các nỗ lực bảo tồn rừng Amazon. Chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết sẽ xem xét đề nghị của phía Brazil, song yêu cầu quốc gia Nam Mỹ này cần phải có những hành động ngay lập tức để đẩy lùi nạn phá rừng trong năm nay.
Video đang HOT
Nạn khai thác gỗ bất hợp pháp và số vụ cháy rừng tại Brazil đã tăng vọt kể từ khi ông Bolsonaro nhậm chức vào năm 2019. Các nhóm bảo vệ môi trường cho rằng vấn nạn phá rừng gia tăng là do chính phủ của ông Bolsonaro phát triển ngành khai khoáng và nông nghiệp tại các khu vực rừng rậm, cũng như cắt giảm tài trợ cho các chương trình bảo vệ môi trường.
Dự án Giám sát rừng Amazon vùng Andes (MAAP) mới đây công bố báo cáo cho thấy năm 2020, rừng nhiệt đới lớn nhất hành tinh Amazon đã mất 2,3 triệu ha rừng nguyên sinh, tăng 17% so với năm trước.
Theo MAAP, hơn 65% số vụ phá rừng của toàn bộ khu vực Amazon trong năm 2020 được ghi nhận ở Brazil. Quốc gia có diện tích lớn nhất Nam Mỹ này đã mất tổng cộng 1,5 triệu ha rừng trong năm qua, tăng hơn 13% so với năm trước đó. Diện tích rừng bị tàn phá ở Brazil gần gấp đôi diện tích Puerto Rico và chủ yếu tập trung ở miền Nam nước này.
Bolsonaro tức giận với Biden
Tổng thống Brazil chỉ trích Biden vì bình luận "tai hại, vô bổ" của ứng viên đảng Dân chủ về rừng nhiệt đới Amazon trong cuộc tranh luận với Trump.
Trong cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên tại bang Ohio tối 29/9, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đề cập đến Brazil khi công kích đối thủ Donald Trump về các vấn đề môi trường và chính sách đối ngoại.
"Các khu rừng nhiệt đới của Brazil đang bị tàn phá", Biden nói. "Tôi sẽ kêu gọi các quốc gia trên thế giới quyên góp 20 tỷ USD và nói: '20 tỷ USD đây, hãy dừng chặt phá rừng. Nếu không, các ông sẽ gánh chịu hậu quả kinh tế nghiêm trọng'".
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro trong video phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 16/9. Ảnh: AFP.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, người được mệnh danh là "Trump của xứ nhiệt đới" và công khai ngưỡng mộ Tổng thống Mỹ, hôm 30/9 đăng Twitter tuyên bố Brazil sẽ không chấp nhận "những khoản hối lộ và lời đe dọa hèn nhát đối với toàn vẹn lãnh thổ và kinh tế của chúng tôi".
"Với tư cách nguyên thủ quốc gia đã đưa quan hệ Brazil - Mỹ xích lại gần nhau hơn bao giờ hết, sau nhiều thập kỷ chính phủ không có thiện cảm với Mỹ, thực sự khó hiểu với một tuyên bố tai hại và không cần thiết như vậy. Thật xấu hổ, ông John Biden!", Bolsonaro viết, dường như nhầm tên Joe Biden thành John Biden.
Tổng thống Brazil cho biết chính quyền của ông đang hành động để ngăn nạn phá rừng và ông coi sự quan tâm của nước ngoài đối với rừng Amazon mang "động cơ trục lợi tài chính" và là một nỗ lực nhằm phá hoại chủ quyền của Brazil.
"Lòng tham của một số quốc gia đối với Amazon là sự thật rành rành. Tuy nhiên, việc một ứng viên tổng thống thể hiện rõ lòng tham này là dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự khinh thường đối với việc chung sống thân tình, cùng có lợi giữa hai quốc gia có chủ quyền", Bolsonaro cho biết thêm.
Kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 1/2019, Bolsonaro, một người cực hữu hoài nghi với biến đổi khí hậu, đã cho phép các công ty nước này tăng cường khai thác gỗ ở vùng rừng Amazon.
Nạn phá rừng Amazon ở Brazil đã tăng 83,5% vào năm ngoái, khiến diện tích rừng lớn kỷ lục, gần bằng nước Lebanon, bị phá hủy. Dữ liệu sơ bộ của chính phủ năm 2020 cho thấy nạn phá rừng tăng 34,5%.
Tuy nhiên, chính phủ Bolsonaro vẫn cho rằng Brazil là hình mẫu về bảo tồn vì diện tích đất rừng vẫn còn.
Brazil đã nhiều lần nói rằng thế giới nên trả tiền nếu họ muốn có thêm rừng được bảo tồn. Bộ trưởng Môi trường Brazil Ricardo Salles cũng đã phản ứng trên Twitter về đề nghị tài trợ của Biden. "Tôi chỉ một câu hỏi: Viện trợ 20 tỷ USD của Biden có phải là hàng năm không?", ông viết.
Châu Âu kêu gọi Brazil hành động chống nạn phá rừng Amazon Ngày 16/9, một nhóm 8 quốc gia châu Âu đã lên tiếng hối thúc chính phủ Brazil "hành động thực sự" để đối phó với nạn phá rừng đang ngày càng gia tăng tại khu rừng nhiệt đới Amazon thuộc Brazil. Khoảng rừng Amazon bị chặt phá tại Brazil. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN Nhóm Liên minh các Tuyên bố Amsterdam do Đức đứng...