Diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại tăng trên 2 lần
Trong 8 tháng năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là hơn 38.736 ha, gấp trên 2 lần so với cùng kỳ năm 2019; ngoài ra có khoảng 6.160 lồng, bè, vèo, bể nuôi thủy sản cũng bị thiệt hại.
Đó là thông tin ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết tại hội nghị Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 3/9, tại Hà Nội.
Cơ quan chức năng Hà Tĩnh phối hợp với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I lấy mẫu nước để điều tra nguyên nhân ngao chết. Ảnh minh họa: Công Tường/TTXVN
Trên tôm, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là 36.605 ha, cao gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2019 và chiếm 94,5% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại và chiếm gần 6% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước.
Diện tích tôm nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh 4.490 ha, chiếm gần 12,27% tổng diện tích tôm bị thiệt hại, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, diện tích tôm nuôi thiệt hại nhưng không xác định được nguyên nhân là gần 29.857 ha, chiếm 81,56% trong diện tích tôm bị thiệt hại. Còn lại là diện tích tôm bị thiệt hại do biến đổi môi trường, thời tiết.
Cục Thú y dự báo diện tích tôm nuôi tiếp tục bị thiệt hại có thể tăng mạnh trong thời gian tới do các điều kiện bất lợi của thời tiết như: nắng nóng kéo dài, hạn hán, bão lũ, xâm nhập mặn… Do đó cần có giải pháp khắc phục như quản lý mùa vụ nuôi, có ao lắng để trữ nước sử dụng khi cần thiết, chỉ thả giống khi bảo đảm điều kiện nuôi, nghiên cứu điều chỉnh quy trình nuôi phù hợp, tổ chức lấy mẫu đối với những diện tích bị thiệt hại để xác định nguyên nhân, áp dụng các biện pháp tổng hợp phòng, chống dịch bệnh.
Với cá tra, tổng diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại là hơn 766 ha, tăng 11,87 lần so với cùng kỳ năm 2019, chiếm trên 19% tổng diện tích nuôi cá tra của cả nước (diện tích thả nuôi cá tra là 4.016 ha). Một số bệnh chủ yếu thường gặp trên cá tra là bệnh gan thận mủ, bệnh do ký sinh trùng, bệnh xuất huyết…
Thiệt hại trên các loài thủy sản khác gần 1.365 ha, chủ yếu là diện tích nuôi nghêu/ngao, tôm càng xanh và một số loài thủy sản nước ngọt khác.
Theo Cục Thú y, cả nước có có 43/63 tỉnh, thành phố có kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản; trong đó có 26 tỉnh, thành phố đã bố trí gần 86,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, có 3 tỉnh không bố trí riêng kinh phí cho việc phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
Video đang HOT
Số lượng các địa phương, nhất là các địa phương trọng điểm về nuôi tôm có kế hoạch và có bố trí kinh phí còn rất thấp, không đủ để triển khai việc phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là hoạt động giám sát chủ động đã và đang phát huy hiệu quả trong nhiều năm qua, ông Phạm Văn Đông cho hay.
Trước tình trạng tôm nuôi thiệt hại nhưng không xác định được nguyên nhân với gần 30.000 ha, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, Cục Thú y cần nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản quốc gia như các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm để có kế hoạch giám sát cũng như nguồn lực phòng, chống dịch bệnh.
Cục Thú cũng cho biết, cả nước có 3 cơ sở nuôi cá chép Koi đã được Cục Thú y đánh giá cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh xuất huyết mùa xuân do vi rút và bệnh KHV trên cá (SVC); 1 cơ sở sản xuất tôm giống và 1 cơ sở sản xuất tôm thương phẩm của Công ty cổ phần Việt Úc – Bạc Liêu.
Ngoài ra, có 5 cơ sở đăng ký với Cục Thú y để xây dựng hoặc hỗ trợ cơ sở an toàn dịch bệnh trên tôm theo quy định của Việt Nam và OIE gồm: Tập đoàn Việt Úc, Công ty Cổ phần Thực phẩm Trung Sơn, Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty TNHH thủy sản Đắc Lộc.
Xuất khẩu thủy sản giảm 10%
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 4/2020 đạt 563 triệu USD. Như vậy, giá trị xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm đạt 2,18 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2019.
Chế biến cá tra xuất khẩu tại nhà máy ở tỉnh Đồng Tháp. Ảnh minh họa: TTXVN
Về chủng loại xuất khẩu, hai mặt hàng thủy sản chính là cá tra và tôm đều có sự giảm sút khá mạnh với mức hai con số. Cụ thể, xuất khẩu cá tra đạt 420 triệu USD, giảm gần 32%; tôm đạt 748 triệu USD, giảm gần 12%...
Về thị trường xuất khẩu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm gần 58% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Giá trị xuất khẩu thủy sản sang các thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ trong quý I vẫn có sự tăng trưởng nhẹ, nhưng hai thị trường là EU và Trung Quốc lại có sự giảm rất mạnh, lần lượt với mức trên 28% và 27,5%.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định, trên thị trường thế giới, mặc dù dịch COVID-19 bùng phát trong 2 tháng đầu năm 2020 nhưng nhập khẩu tôm của Hoa Kỳ tiếp tục tăng trong tháng 2. Nhập khẩu tôm của Hoa Kỳ tăng có thể là do một số đơn hàng từ dịp cuối năm bị chậm giao và nhu cầu bổ sung vào kho dự trữ sau khi doanh số bán lẻ tôm tại Mỹ tăng.
Tại thị trường các nước thuộc khu vực Địa Trung Hải và Biển Đen, giá các sản phẩm thuỷ sản sụt giảm từ 20-70% chủ yếu do việc suy giảm do giảm cầu từ khu vực khách sạn, nhà hàng, du lịch. Báo cáo đánh giá của Uỷ ban Thuỷ sản Địa Trung Hải (GFCM) về tác động của dịch bệnh COVID-19 lên ngành thuỷ sản tại thị trường các nước này cho thấy giá các sản phẩm thuỷ sản có dấu hiệu phục hồi, ổn định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngành tiếp tục tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản các đối tượng nuôi chủ lực là tôm sú, tôm chân trắng, cá tra và các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao theo hướng nâng cao giá trị thương mại và phát triển bền vững. Ngành sẽ cùng các địa phương nắm bắt tình hình sản xuất nuôi trồng thủy sản và tiêu thụ cá tra tại tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp.
Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức Hội nghị chỉ đạo phát triển sản xuất ngành tôm và ký quy chế phối hợp trong quản lý giống năm 2020; Hội nghị phát triển ngành hàng cá tra năm 2020; Hội nghị tổng kết vụ cá Bắc năm 2019-2020, triển khai vụ cá Nam năm 2020.
Trong 4 tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản đạt gần 2,2 triệu tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, sản lượng thủy sản khai thác đạt 1,18 triệu tấn, tăng 0,8% so với cùng kỳ; trong đó, khai thác biển đạt 1,13 triệu tấn, tăng 0,8%. Sản lượng nuôi trồng đạt 1,02 triệu tấn, tương đương cùng kỳ; trong đó, sản lượng cá các loại ước đạt 728,4 nghìn tấn, giảm 1,8% (cá tra đạt 341,9 nghìn tấn, giảm 9,2%); tôm các loại đạt 171,8 nghìn tấn, tăng 3,1%.
Tại thị trường trong nước, thời điểm đầu tháng 4, giá tôm nguyên liệu tại Bạc Liêu giảm 10.000-20.000 đồng/kg tùy cỡ, nhưng đã phục hồi trở lại vào cuối tháng do khan hiếm nguồn cung.
Hiện giá tôm thẻ ướp đá cỡ 60 con/kg ở mức 100.000 đồng/kg, cỡ 70 con/kg là 95.000 đồng/kg, cỡ 100 con/kg là 90.000 đồng/kg. Giá tôm sú ướp đá cỡ 20 con/kg ở mức 180.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng/kg so với tháng trước, cỡ 30 con/kg 140.000 đồng/kg, cỡ 40 con/kg giảm 15.000 đồng/kg đạt 110.000 đồng/kg.
Kể từ đầu tháng 4 đến nay, thị trường cá tra nguyên liệu trong nước tại Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng giao dịch trầm lắng hơn do sự sụt giảm đơn hàng xuất khẩu từ hầu hết các thị trường do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Trung Quốc, thị trường tiêu thụ sản phẩm cá tra lớn nhất của Việt Nam, đến nay vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Giá bán buôn cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long giảm 500 đồng/kg so với tháng trước, ở mức khoảng 18.000 đồng/kg đối với cá tra loại I (700-900g/con).
Trước tình hình tiêu thụ sụt giảm nên nhu cầu thu mua cá nguyên liệu trên thị trường duy trì ở mức thấp. Các công ty lớn hầu như không thu mua nguyên liệu ngoài mà chủ yếu trong hệ thống liên kết.
Cả nước có 19 tỉnh, thành phố còn dịch tả lợn châu Phi Hiện nay, cả nước có 199 xã thuộc 72 huyện của 19 tỉnh, thành phố có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày. Tại hội nghị Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 3/9 tại Hà Nội, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng...