Điện thoại Việt mở rộng thị phần
Công ty GfK – một trong những đơn vị nghiên cứu thị trường uy tín – vừa công bố báo cáo tháng 3-2020, cho thấy Samsung và OPPO tiếp tục chia nhau vị trí số 1 và số 2 trên thị trường smartphone tại Việt Nam. Vị trí thứ 3 thuộc về Vsmart của Vingroup.
Cuộc bứt tốc của Vsmart được đánh giá là rất ngoạn mục. Trong những tuần đầu tháng 1-2020, Vsmart vẫn ở vị trí thứ 6-7 trên thị trường thì đến tháng 3 đã vươn lên chiếm lĩnh 16,7% thị phần, đồng thời gia nhập nhóm 3 thương hiệu có thị phần trên 15%. Đáng lưu ý, đến hết tháng 3, Vsmart Joy 3 (phiên bản 2GB và 3GB RAM) đã lọt vào nhóm 3 sản phẩm bán chạy nhất phân khúc 2-3 triệu đồng/chiếc. Các sản phẩm của Vingroup cũng áp đảo thị trường ở phân khúc dưới 2 triệu đồng/chiếc và dưới 1 triệu đồng/chiếc.
Theo ghi nhận của phóng viên tại hệ thống bán lẻ Thế Giới Di Động, giá bán các mẫu Vsmart vốn đã hấp dẫn nhưng vẫn được giảm thêm. Chẳng hạn, dòng Bee của hãng này giảm từ mức 1,3 triệu đồng/chiếc còn 800.000 đồng/chiếc. Các mẫu điện thoại di động khác cùng phân khúc như Xiaomi, Vivo, Realme… cũng buộc phải giảm giá theo với mức giảm phổ biến 5%-10%.
Nhiều thương hiệu điện thoại giá rẻ giảm giá theo Vsmart Ảnh: LONG GIANG
Video đang HOT
Trong khi đó, sức tiêu thụ điện thoại cũ, mới trên thị trường đều có dấu hiệu giảm sút do tình hình dịch bệnh. Theo thống kê của hãng nghiên cứu thị trường Strategy Analytics mới đây, lượng tiêu thụ smartphone toàn cầu tháng 2-2020 giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân, ngoài việc sản xuất smartphone tại Trung Quốc bị đình trệ còn do nhu cầu mua sắm của người dùng thấp hơn.
Tại Việt Nam, các cửa hàng kinh doanh điện thoại di động cũng ghi nhận lượng khách hàng sụt giảm đáng kể. Anh Huỳnh Lâm, kinh doanh điện thoại di động mới và cũ tại TP HCM, cho biết tình hình kinh tế khó khăn khiến sức tiêu thụ điện thoại từ đầu năm đến nay rất yếu. Nhiều mẫu máy cũ được giảm giá “hết nấc” nhưng vẫn không bán được.
L.Giang – H.Dương
Chính sách phù hợp giảm nguy cơ doanh nghiệp phá sản
Trong dịch bệnh cần có những chính sách nâng đỡ một cách thiết thực để doanh nghiệp có thể bứt phá khi dịch bệnh được khống chế và đẩy lùi hoàn toàn.
Dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu đang là một thách thức với tất cả các nền kinh tế và dẫn tới nguy cơ kinh tế thế giới tăng trưởng bằng 0, thậm chí không loại trừ khả năng sẽ có những quốc gia tăng trưởng âm nếu dịch kéo dài hết năm nay. Là một nền kinh tế có độ mở lớn nhưng nội lực thấp, kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn cả giai đoạn trong và sau dịch.
Ngoài những khó khăn có thể nhìn thấy trước mắt như hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, nhiều cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ phải tạm đóng cửa trong thời gian giãn cách xã hội, hàng triệu người lao động sẽ phải tạm ngừng việc, không có thu nhập; tình trạng khan hiếm nguyên liệu sản xuất, khó tìm được đầu ra bởi các thị trường nhập khẩu hàng hóa Việt Nam cũng đang lao đao vì dịch bệnh sẽ khiến nhiều doanh nghiệp có thể đứng trên bờ vực phá sản. Dự kiến doanh thu của các tập đoàn, Tổng công ty quý 1/2020 có thể giảm khoảng 27.376 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2019. Cả năm 2020, nếu dịch bệnh kéo dài, giá dầu không phục hồi, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty sẽ giảm khoảng 279.767 tỷ đồng so với kế hoạch.
Nếu có chính sách phù hợp sẽ giảm nguy cơ doanh nghiệp phá sản. (Ảnh minh họa)
Để ngăn chặn nguy cơ phá sản của doanh nghiệp, Chính phủ đã yêu cầu các Bộ ngành chức năng tìm ra những giải pháp tháo gỡ, như gói 250.000 tỷ đồng của các ngân hàng dành cho khách hàng là doanh nghiệp, các đề xuất giảm thuế, giãn thuế, giảm giá điện hay việc giảm giá xăng dầu xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều năm qua cũng được coi là những giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp, những việc làm này vẫn thiếu tính thực tiễn. Mức giảm 10% giá điện không đủ để bù đắp chi phí đang chiếm tới 10% - 50% giá thành sản xuất. Nhiều doanh nghiệp than phiền vì rất khó tiếp cận gói 250.000 tỷ đồng của các ngân hàng. Dù được giảm giá xăng dầu nhưng nguy cơ ngành vận tải vẫn phải đối mặt với thua lỗ lớn...
Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, việc cần làm nhất là các Bộ ngành chức năng rà soát, sửa đổi các chính sách không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của kinh tế cũng như yêu cầu của doanh nghiệp.
Ví dụ như, những vướng mắc khi Bộ Tài chính không cho hồi tố với những doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã bị áp trần lãi vay trong Nghị định 20/NĐ-CP về quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Mặc dù bất cập trần lãi vay đã được Bộ Tài chính sửa đổi nâng từ 20% lên 30%, song không áp dụng hồi tố cho các năm tài chính 2017, 2018 khiến nhiều doanh nghiệp chịu thiệt thòi.
Trong suốt 5 năm qua, Chính phủ nỗ lực kiến tạo, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm nâng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Trong dịch bệnh càng cần những chính sách nâng đỡ một cách thiết thực để khối doanh nghiệp có thể bứt phá khi dịch bệnh được khống chế và đẩy lùi hoàn toàn./.
PV
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: DNNVV là đối tượng ưu tiên của chính sách, nhưng giải cứu các tập đoàn lớn cũng là việc cần làm! Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có một đề xuất một số kiến nghị chung về biện pháp hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp nhân Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương diễn ra ngày 10/4. Đầu tiên, ông Lộc đề nghị Chính phủ phải chú trọng "5...