Điện thoại thông minh và Wi-Fi đang giết chết những loài côn trùng có ích
Nhiều người có xu hướng phụ thuộc vào những chiếc điện thoại của mình để làm tất cả mọi việc, từ cập nhật tình hình xã hội đến thanh toán hóa đơn.
Bức ảnh này chụp ngày 22/5/2017. Ông Nick Blase đang trèo lên tháp phát sóng điện thoại di động ở High Ridge, Mỹ, để tiến hành công việc bảo dưỡng. Ông Blase là một cựu chiến binh, hiện nay ông làm việc cho True North Management Services, một công ty lắp đặt và quản lý các mạng điện thoại di động. Công ty này có chương trình đào tạo và tuyển dụng các cựu chiến binh như ông Blase.
Điện thoại di động đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống đến nỗi chúng ta không thể sống thiếu nó, nhưng một nghiên cứu mới đây cho biết bức xạ của điện thoại di động có những tác hại nghiêm trọng.
Video đang HOT
Nghiên cứu này tập trung vào tìm hiểu tác động của sóng điện thoại di động đối với côn trùng và đã tìm ra những bằng chứng ngày càng rõ rệt cho thấy bức xạ điện thoại di động thực sự gây hại cho những loài côn trùng vốn vô cùng có ích cho cuộc sống hàng ngày của con người.
Đây là kết quả nghiên cứu của Hội liên hiệp Bản tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học của Đức (NABU) phối hợp với các nhóm nhà khoa học khác. Nghiên cứu tổng hợp này dựa trên hơn 80 nghiên cứu độc lập khác về ảnh hưởng của bức xạ, chẳng hạn như bức xạ điện thoại di động và Wi-Fi, đối với côn trùng.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong số 83 nghiên cứu mà họ tìm hiểu thì rất bất ngờ là 72 nghiên cứu cho thấy mối liên quan rõ rệt giữa bức xạ với tác động tiêu cực lên các loài côn trùng như là ruồi và ong. Bức xạ điện thoại và Wi-Fi có thể tác động đến các tế bào sống, đặc biệt là làm cho tế bào hấp thụ can xi tự do (ion Ca2 ) ở mức cao hơn bình thường.
Sự bất thường trong việc hấp thụ canxi tự do cùng với các biến đổi khác có thể gây ra hậu quả vô cùng lớn đối với côn trùng, ví dụ như rối loạn chu trình thời gian thức/ngủ và thậm chí chúng rất dễ bị bệnh. Nếu tác động này ảnh hưởng trên diện rộng, và trên thực tế xu hướng đang là như vậy, thì chắc chắn sẽ làm suy giảm cả về số lượng và chất lượng của các loài côn trùng quan trọng.
Theo NABU, chúng ta phải hết sức chú ý đến mọi nguồn dữ liệu khi nghiên cứu nguyên nhân của sự suy giảm mảnh các loài côn trùng. Đối với nhiều người, vấn đề này không dễ nghe vì nó ảnh hưởng đến thói quen hàng ngày và lợi nhuận kinh tế khủng phía sau công nghệ viễn thông.
Bạn có thể thấy khó chịu khi côn trùng xuất hiện trong nhà, nhưng thật ra chúng có vai trò sống còn đối với chuỗi lương thực của con người, đó là chưa kể đến vai trò vô cùng quan trọng của chúng là người phụ phấn cho các loài cây. Một thực tế đáng buồn là do việc sử dụng thuốc trừ sâu quá dài, đến bây giờ con người mới nhận thấy các thuốc bảo vệ thực vật này đã làm cho loài ong hiện nay đang rơi vào tình trạng suy yếu nghiêm trọng. Cộng thêm bức xạ từ các thiết bị công nghệ, bạn đã có một công thức cho số lượng sụt giảm nhanh chóng cũng như tác hại nghiêm trọng lên cây cối và động vật.
Vậy chúng ta có thể làm gì? Thật khó để trả lời câu hỏi này. Điện thoại di động và công nghệ viễn thông không dây là một phần tạo nên cuộc sống hàng này của chúng ta nên thật khó có thể từ bỏ chúng. Nhưng nếu không làm như vậy, rất có thể chính chúng ta đang “mời gọi” những thảm họa rồi đây sẽ khiến chính những thứ đồ dùng xa xỉ đó trở nên vô nghĩa.
Cứu các rạn san hô bằng gạch in 3D
Các nhà hải dương học tại Đại học Hồng Công đã phát triển những viên gạch được in 3D bằng đất sét và sau đó được nung trong lò nung ở nhiệt độ 1.125oC thành đất nung nhằm tạo ra các rạn san hô nhân tạo ở Công viên biển Hoi Ha Wan.
Công viên biển này rộng 2,6km2 là một điểm nóng đa dạng sinh học của địa phương và là nơi sinh sống của hơn 60 loài san hô. Tuy nhiên, sau một trận siêu bão đã phá hủy 80% san hô trong khu vực vào năm 2018 và rất ít loài sống sót.
Các nhà khoa học tham gia dự án cho biết, đất nung sẽ bị xói mòn một cách tự nhiên theo thời gian, nghĩa là trong vài thập niên nữa, tất cả những gì còn lại sẽ là san hô mới.
Phát hiện bọ biển khổng lồ tại Indonesia Nhóm nghiên cứu của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Lee Kong Chian thuộc Đại học Quốc gia Singapore vừa công bố loài sinh vật biển mới gọi là Bathynomus raksasa. Loài giáp xác này được biết dưới cái tên là bọ biển (isopod); bộ Isopoda (động vật đẳng túc) bao gồm khoảng 10.000 loài trong các môi trường sống đa dạng trên...