Điện thoại thông minh hủy hoại sức khỏe bạn như thế nào
Bạn có thường cảm thấy cứng và đau ở các ngón tay, cổ tay? Có thể đó là do thói quen sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian quá dài.
Bạn và chiếc điện thoại thông minh thật khó để tách rời. Một khảo sát gần đây cho thấy 66% người dùng cảm thấy sợ hãi nếu phải tách rời chiếc điện thoại thông minh của họ. Tuy nhiên, sự gần gũi giữa con người và chiếc điện thoại thông minh mang lại tác động tiêu cực cho sức khỏe. Dưới đây là cách mà điện thoại thông minh phá hủy sức khỏe của bạn, theo Huffington Post.
Ảnh: medicmagic.
1. Thính giác
Nghe nhạc với một chiếc điện thoại thông minh thông qua tai nghe khá thú vị, đặc biệt là nghe nhạc trong lúc rảnh rỗi. Nhưng hãy cẩn thận khi thiết lập âm lượng. Nếu âm lượng quá lớn sẽ gây tổn thương cho tai của bạn. Không được kiểm soát, thói quen nghe nhạc ở âm lượng cao có thể làm mất thính giác của bạn.
2. Vi trùng và vi khuẩn
Điện thoại thông minh là nguồn vi trùng và các bệnh từ phòng tắm. Một tạp chí y học quốc tế đã thông báo rằng nhiều người dùng điện thoại thông minh trong phòng tắm. Kết quả là vi khuẩn và vi trùng trong phòng tắm sẽ chuyển sang điện thoại thông minh của bạn.
3. Cứng ngón tay
Video đang HOT
Bạn có thường cảm thấy cứng và đau ở các ngón tay, cổ tay? Nếu vậy, có thể đó là do thói quen sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian quá dài, bao gồm trò chuyện, cập nhật trạng thái của bạn trên Facebook hoặc Twitter, hoặc nhắn tin.
4. Đau cổ
Bấm điện thoại quá nhiều có thể gây ra đau cổ. Bạn có thể bị đau lan thậm chí lên vai và đầu. Vì sao điện thoại thông minh của bạn lại gây ra điều này? Đó là vì cổ của bạn không được để ở đúng tư thế khi bạn liên tục cúi mặt xuống và tập trung vào màn hình trong một thời gian dài.
5. Gây nghiện
Tỷ lệ người bị nghiện điện thoại thông minh là khá cao, ở mức 66%. Nhiều người sợ mất hoặc bị tách rời chiếc điện thoại của họ. Kết quả là bất cứ nơi nào họ đi, họ không bao giờ quên mang điện thoại thông minh theo bao gồm cả vào nhà vệ sinh. Vì vậy, vi trùng và vi khuẩn gây bệnh trong điện thoại thông minh tiếp tục phát triển.
6. Bức xạ
Người sử dụng điện thoại thông minh cũng sẽ được tiếp xúc với bức xạ không lành mạnh. Tin xấu là nhiều người vẫn thích ngủ bên cạnh “dế” của họ. Bạn nên đi ngủ với chiếc điện thoại thông minh đã tắt máy và đặt xa vị trí ngủ.
7. Khó ngủ
Trước khi đi ngủ, bạn luôn luôn kiểm tra điện thoại thông minh của mình? Nếu câu trả lời là có, có thể bạn sẽ cảm thấy khó ngủ và cuối cùng cảm thấy kiệt sức vào sáng hôm sau. Điều này khá hợp lý bởi vì ánh đèn LED từ điện thoại thông minh sẽ làm gián đoạn việc sản xuất melatonin, chất giúp tạo giấc ngủ ngon hơn. Tất nhiên đây là một thói quen xấu nên được dừng lại.
8. Hội chứng rung điện thoại
Hội chứng này là cảm nhận của nhiều người nghiện điện thoại thông minh. Họ thường cảm thấy rung rung như một dấu hiệu của các cuộc gọi đến hoặc tin nhắn, mặc dù điện thoại thông minh không xảy ra những hoạt động trên.
9. Triệu chứng cai nghiện
Cũng giống như rượu hay ma túy, nếu chủ sở hữu điện thoại thông minh bị cách ly với chiếc điện thoại yêu quý, họ sẽ xuất hiện triệu chứng cai nghiện bao gồm lo lắng, trầm cảm cấp tính.
Quỳnh Trang (Theo medicmagic)
Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền qua véc tơ truyền bệnh là muỗi chứa virus, bệnh dễ lây thành dịch lớn.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt đột ngột, sốt cao trên 38,5 độ C, kéo dài 2-7 ngày với các triệu chứng đau đầu, đau cơ, đau khớp, phát ban, có ban xuất huyết, đốm xuất huyết hoặc chảy máu và có thể gây sốc do mất máu.
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận trên 9.000 trường hợp mắc tại 42 tỉnh, thành phố, 5 trường hợp tử vọng (tại TP Hồ Chí Minh là 2 trường hợp, Bình Dương, Cà Mau và Bình Phước mỗi tỉnh có một trường hợp). So với cùng kỳ năm 2013 (trên 14.000 trường hợp mắc và 10 trường hợp tử vong). Số mắc tập trung ở các tỉnh phía Nam với 83,8% số mắc cả nước.
Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn
- Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
-. Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Vnmedia
Các loại trà tốt cho sức khỏe Trà gừng giúp chống lại hầu hết bệnh nhiễm trùng, ho, cảm lạnh và các vi trùng gây bệnh. Trà thảo dược không chỉ được dùng để giảm cân, bạn có thể dùng chúng vào bất kỳ mùa nào trong năm vì trà có rất nhiều lợi ích. Trà thảo dược không giống trà chúng ta hay uống ngoài quán, mà là dùng...