Điện thoại di động có thể giết chết “tinh binh”
Không những vậy, sóng bức xạ của điện thoại di động còn gây ảnh hưởng đến não. Sử dụng điện thoại di động thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ bị khối u ở não.
Sóng bức xạ lớn nhất khi nào?
Khi sử dụng, điện thoại di động sẽ phát ra một loại sóng điện từ truyền đến trạm bức xạ để nhận và phát tín hiệu. Loại sóng bức xạ này cũng được cơ thể con người hấp thụ.
Độ bức xạ tương đối nhỏ khi điện thoại đang ở trạng thái chờ sử dụng. Nó lớn hơn trong quá trình đàm thoại và đạt độ lớn nhất khi đang phát tín hiệu gọi một máy khác, cao gấp 3 lần độ bức xạ khi máy ở trạng thái chờ sử dụng. Sự bức xạ này có thể làm thay đổi cấu trúc một số tế bào cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Khi ngủ không để điện thoại cạnh gối
Theo các chuyên gia, sóng bức xạ của điện thoại di động gây ảnh hưởng đến não lớn nhất, nó có thể tác động lên hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, ngủ mê, rụng tóc, có người còn có cảm giác như bị kim châm ở mặt… Sử dụng điện thoại di động thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ bị khối u ở não.
Vì vậy, khi sử dụng, bạn nên để điện thoại xa cơ thể, chờ kết nối được mới để vào tai nghe. Không nên dùng di động để buôn chuyện và đặc biệt không để điện thoại cạnh gối khi đi ngủ.
Video đang HOT
Đừng đeo điện thoại di động trước ngực như đồ trang sức
Rất nhiều người thích đeo điện thoại di động trước ngực để tiện sử dụng hoặc coi như một món đồ trang sức. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy đeo điện thoại di động trước ngực sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho tim và hệ nội tiết của cơ thể.
Ngay cả khi điện thoại đang ở trạng thái chờ sử dụng, sóng bức xạ tuy nhỏ nhưng cũng gây hại cho cơ thể. Những người bị bệnh về tim mạch càng nên tránh để điện thoại di động treo trước ngực.
Các chuyên gia cho rằng sóng bức xạ điện từ tác động đến nội tiết của cơ thể, gây hiện tượng kinh nguyệt không đều, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của tế bào, làm rối loạn các nguyên tố vi lượng. Điện thoại di động thường có gắn một thiết bị chống nhiễu sóng, có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của bức xạ từ đối với cơ thể, các thiết bị chống nhiễu được làm bằng kim loại nặng như chì, nhôm thì hiệu quả càng cao.
Để điện thoại di động trong túi quần sẽ giết chết các “tinh binh”
Nghiên cứu đã phát hiện rằng số lượng tinh trùng của các đấng mày râu thường xuyên mang điện thoại ở eo lưng và sử dụng điện thoại ít hơn so với người bình thường là 30%. Nguyên do là sóng điện từ sinh ra khi thu phát tín hiệu sẽ bức xạ đến tinh trùng hoặc trứng trong cơ thể, làm ảnh hưởng chức năng sinh sản của người sử dụng.
Một báo cáo thực nghiệm trên chuột ở Anh cho thấy, khi bị bức xạ bởi sóng từ của điện thoại di động trong 5 phút, trong cơ thể chuột đã nảy sinh ADN biến dạng. Trứng hay tinh trùng của người cũng vậy, nếu bị bức xạ từ trong thời gian dài cũng sản sinh các ADN biến dạng. Vì vậy khi sử dụng điện thoại, bạn nên để tránh xa vùng eo, lưng. Cánh mày râu đặc biệt chú ý không nên nhét điện thoại trong túi quần, vì nó rất gần nhà máy sản xuất tinh trùng và trực tiếp uy hiếp các tinh binh của bạn đấy!
Theo Bình Hương
Dân trí/Sina.com
Mổ xẻ sự "thiếu hiểu biết" của XY về tuyến tiền liệt
1. Tuyến tiền liệt nằm giữa hai hòn bi hoặc nằm trên "cậu nhỏ"
Nhiều XY cứ thản nhiên cho rằng, tuyến tiền liệt của họ nằm giữ hai hòn bo, trên cậu nhỏ hoặc thậm chí còn ú ớ và chẳng biết nó nằm ở vị trí nào trong cơ thể nữa cơ.
Thực tế: Tuyến tiền liệt nằm ngay dưới bàng quang và trước trực tràng nhé. Tất nhiên khi bạn còn là cậu bé, tuyến tiền liệt cũng bé tí xíu và nặng có vài gram. Nhưng khi tuổi tác càng ngày càng hơn hơn, bạn đã trưởng thành thì nó cũng trở nên to lớn hơn, song cũng chỉ có trọng lượng khoảng 20 gam thui.
2. Tuyến tiền liệt có vai trò khống chế lượng đường trong máu hoặc giúp tiêu hao chất béo
Theo một cuộc thăm dò ở Anh cho những XY tìm hiểu về tuyến tiền liệt thì chỉ có 33% các XY trả lời đúng về vài trò của nó. Số còn lại thường cho rằng tuyến tiền liệt sinh ra là để giúp khống chế lượng đường trong máu, tiêu hao chất béo và nhiều chức năng không liên quan khác.
Thực tế: Tuyến tiền liệt góp phần vào sản xuất tinh dịch, nơi lưu chuyển tinh trùng và quan trọng với chức năng tình dục.
3. Lúc nào tuyến tiền liệt ở XY cũng như nhau?
Thực tế: Tuyến tiền liệt có kích cỡ như nào, ở mỗi XY mỗi khác. Tuy nhiên tuổi càng cao thì tuyến tiền liệt càng to ra nên gọi là phì đại TTL (u xơ TTL, bướu lành TTL). Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của sự lão hóa cơ thể.
4. Tiểu đêm nhiều lần không lên quan đến tuyến tiền liệt mà chỉ liên quan đến đường tiết niệu có vấn đề!?
Thực tế: Cho dù bạn có thờ ơ hoặc tìm đủ mọi nghi ngờ để né tránh gặp bác sỹ thì hiện tượng tiểu đêm thường xuyên là một triệu chứng quen thuộc của bệnh lý ở tuyến tiền liệt. Nguyên nhân có thể do sưng tuyến, hoặc là một khối u chèn ép làm bế tắc ống tiểu. Đôi khi hiện tượng này còn kèm theo những cơn đau khi tiểu.
5. Viêm tuyến tiền liệt không thể gây vô sinh vì những rố loạn tiểu tiện này khá đơn giản?
Thực tế: Viêm tuyến tiền liệt tuy có những hội chứng rối loạn tiểu tiện: Tiểu nhiều lần, mót tiểu không kìm được, tiểu về đêm, dòng tiểu yếu, ngắt quãng, són tiểu, đau khi tiểu...nhưng nó lại gây đau và khó chịu do bị chèn ép thần kinh, đau do viêm lan sang tinh hoàn, mào tinh hoàn và túi tinh.
Cơn đau thường xuất hiện ở vùng đáy chậu, cậu nhỏ, tinh hoàn, vùng bẹn bìu, hậu môn. Nhất là khi mủ lẫn vào tinh dịch, viêm tuyến tiền liệt có thể dẫn đến vô sinh.
Teen boys và những căn bệnh khó nói ở "cậu nhỏ" 1. Em năm nay chỉ mới 16 tuổi nhưng không hiểu sao 2 tháng nay vùng bẹn của em có những đám da nổi lên thành các vòng màu hồng đỏ, ngứa ngáy. Em đã ra hiệu thuốc hỏi mua thuốc về bôi rùi nhưng ngứa vẫn hoàn ngứa. Em phải làm sao bây giờ ạ? Cứ tình hình này thì em chết...