Điện mừng ông Kim Jong Un được bầu là lãnh đạo tối cao
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi điện chúc mừng ông Kim Jong Un được bầu lại giữ chức Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un. (Nguồn: Yonhap/TTXVN)
Nhân dịp kỳ họp thứ nhất Hội nghị nhân dân tối cao nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên khóa XIII bầu lại ông Kim Jong Un giữ chức Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, ngày 10/4, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng-An ninh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang đã gửi điện mừng.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi điện chúc mừng ông Kim Yong Nam được bầu lại làm Chủ tịch Ủy ban thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng gửi điện chúc mừng ông Pak Bong Ju (Pác Bông Chu) được bầu lại làm Thủ tướng Nội các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã gửi điện chúc mừng ông Choe Thae Bok được bầu lại làm Chủ tịch Hội nghị nhân dân tối cao nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gửi điện mừng đến ông Ri Su Yong nhân dịp được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.
Theo VietnamPlus/TTXVN
Nội các Ukraine họp khẩn cấp trước làn sóng ly khai ở miền Đông
Ngày 7-4, nội các Ukraine đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để đối phó với tình hình bất ổn tại khu vực miền Đông nước này, sau khi tỉnh Donetsk tuyên bố trở thành nước cộng hòa độc lập.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseniy Yatsenyuk đã bác bỏ việc thành lập một nhà nước ly khai, đồng thời miêu tả đây là một phần trong kế hoạch của Nga nhằm xâm lược khu vực phía đông nước này.
"Một kế hoạch chống Ukraine đang được biến thành hành động. Theo đó, quân đội nước ngoài sẽ vượt qua biên giới và chiếm đóng lãnh thổ đất nước này," ông phát biểu trong cuộc họp an ninh của nội các và tuyên bố, Ukraine sẽ không để điều này xảy ra.
Ông Yatsenyuk đã đổ lỗi cho Nga "gây bất ổn" cho các khu vực rộng lớn ở phía đông của của nước này, với một số lượng lớn quân đội Nga được cho là đang đồn trú trong phạm vi 30 km của đường biên giới phía tây của nước Nga.
Trước đó cùng ngày, các thành viên hội đồng lập pháp khu vực công nghiệp Donetsk ở miền Đông Ukraine đã tuyên bố độc lập, tách khỏi Ukraine và trở thành nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk có chủ quyền.
Theo báo chí địa phương, một đạo luật về Chủ quyền nhà nước của nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk đã được công bố tại một phiên họp của hội đồng khu vực mới được thành lập. Hội đồng cũng thông qua quyết định về việc sẽ tiến hành trưng cầu dân ý trước ngày 11-5 tới về việc khu vực này có sáp nhập với Nga hay không.
Đạo luật này cho biết, Nước cộng hòa Nhân dân Donetsk "sẽ xây dựng mối quan hệ của mình phù hợp với luật pháp quốc tế và trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi". Các thành viên cũng ra tuyên bố kêu gọi Nga cử một "phái đoàn gìn giữ hòa bình" tới Donetsk nếu Kiev ngăn cản cuộc trưng cầu dân ý này.
Động thái trên diễn ra sau khi những người biểu tình thân Nga chiếm giữ các tòa nhà chính quyền tại ba thành phố miền Đong nước Ukraine là Donetsk, Lugansk và Kharkov vào tối chủ nhật (6-4), yêu cầu tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý về việc ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga.
Cho đến cuối ngày 7-4, tòa nhà chính quyền Donetsk vẫn bị khoảng 2.000 người ủng hộ nga, trong đó một số người có vũ trang, bao vây. Họ đồng thanh hô vang khẩu hiệu "nước Nga, nước Nga, nước Nga."
Những người biểu tình thân Nga cũng đang kiểm soát trụ sở cơ quan an ninh ở khu vực Lugansk. Ở Kharkov, người biểu tình đã rời khỏi tòa nhà chính quyền sau khi chiếm giữ suốt đêm qua.
Thị trưởng Donetsk Sergiy Toruta đã hối thúc chính quyền Kiev tổ chức cuộc họp khẩn cấp của hội đồng an ninh quốc gia và hội đồng quốc phòng tại khu vực của ông.
"Hôm nay, một kế hoạch đang được triển khai tại các khu vực Donetsk, Lugank và Kharkov nhằm gây bất ổn cho nền hòa bình cũng như sự ổn định về xã hội và kinh tế," ông nói trong một tuyên bố.
Theo ANTD
Thủ tướng Thái hứng đòn pháp lý chí tử Những thách thức pháp lý mới nhất chống lại Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra có thể khiến bà bị bãi chức và toàn bộ nội các hiện thời cũng phải ra đi, báo The Nation đưa tin. Tòa án Hiến pháp Thái Lan hôm 2/4 đã bỏ phiếu nhất trí xử lý đơn kiện chống lại Thủ tướng Yingluck về cáo buộc...