Điện một giá – Ai hưởng lợi
Bộ Công Thương mới đây đã có dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để sửa đổi Quyết định 28/2014/QĐ-TTg quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.
Tại dự thảo, Bộ Công Thương đề xuất giá bán lẻ điện một giá bên cạnh phương án tính giá 5 bậc thang để thuận tiện cho khách hàng điện sinh hoạt tự chọn lựa.
Nhân viên EVN kiểm tra công tơ điện
Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt là tỷ lệ phần trăm (%) của giá bán lẻ điện bình quân (hiện là 1.864,44 đồng/kWh).
Có 2 phương án biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt được Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến, gồm:
Phương án 1: Ghép bậc 1 và bậc 2 hiện hành thành bậc 1 mới (từ 0-100 kWh), giá bậc 1 mới được giữ nguyên bằng bậc 1 hiện hành; giữ nguyên giá cho các hộ có mức sử dụng điện phổ biến 101-200 kWh; ghép các bậc
201-300 kWh với 301-400 kWh thành bậc mới; tách bậc thang trên 401 kWh thành 2 bậc mới: 401-700 kWh và trên 700 kWh.
Phương án 2: Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc như trên và giá bán lẻ điện một giá. Khách hàng sử dụng điện được quyền lựa chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá; trong đó, giá 4 bậc đầu tiên của biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc tại phương án 1 được giữ nguyên để không tác động đến các hộ sử dụng ở mức dưới 700 kWh là các khách hàng có mức thu nhập thấp hoặc trung bình.
Ở phương án 2, Bộ Công Thương đưa ra 2 kịch bản (2A và 2B).
Video đang HOT
Với kịch bản 2A, Bộ Công Thương trình 5 bậc giá, lần lượt bằng 90% (bậc 1), 108% (bậc 2), 141% (bậc 3), 160% (bậc 4), 274% (bậc 5) so với giá bán lẻ điện bình quân. Nếu không chọn tính theo bậc thang, khách hàng có thể chọn điện một giá với mức giá bán bằng 145% so với giá bán lẻ điện bình quân.
Với kịch bản 2B, Bộ Công Thương chia các bậc tương tự như phương án 1, nhưng giá bán thay đổi, lần lượt là: 90% (bậc 1), 108% (bậc 2), 141% (bậc 3), 160% (bậc 4), 185% (bậc 5) so với giá bán lẻ điện bình quân. Phương án điện một giá được đề xuất với giá bán lẻ bằng 155% so với giá bán lẻ điện bình quân.
Theo tính toán, ở kịch bản 2A, giả sử một hộ gia đình dùng dưới 99 kWh mỗi tháng, số tiền phải trả là 166 nghìn đồng (theo bậc thang) và 267 nghìn đồng (nếu chọn điện một giá). Như vậy, người dùng ít điện sẽ được hưởng lợi rất nhiều (chênh lệch gần 100 nghìn đồng) nếu chọn dùng điện theo giá bậc thang.
Trường hợp hộ gia đình dùng 800 kWh mỗi tháng, số tiền phải trả là 2,3 triệu đồng (tính theo bậc thang) và 2,162 triệu đồng (nếu tính theo điện một giá). Như vậy, điện một giá giúp tiền điện phải trả giảm khoảng 140 nghìn đồng.
Ở kịch bản 2B, khách hàng sử dụng nhiều điện, nếu áp một giá lại phải trả khá đắt, khi tính bằng 155% mức giá bán lẻ điện bình quân. Trong khi đó, mức tính bậc cao nhất là 185% lần, thấp hơn nhiều mức 274% lần của kịch bản 2A. Giả sử một hộ dùng 800 kWh mỗi tháng, nếu tính theo điện một giá của kịch bản 2B thì phải trả 2,311 triệu đồng, nhưng nếu trả theo bậc thang là 2,134 triệu đồng. Như vậy, dùng điện bậc thang giúp tiết kiệm khoảng 180 nghìn đồng.
Theo Bộ Công Thương, các phương án sửa đổi giá điện nêu trên nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại chính của biểu giá điện, phù hợp hơn với thực tế sử dụng điện của các khách hàng hiện nay.
Ông Trần Đình Long, Phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, không nên đưa ra 2 mức tính bằng 145% và 155% giá bán lẻ điện bình quân như dự thảo. Bởi mức giá này ở sát với mức cao của biểu giá bậc thang, chứ không phải trung bình bậc 3, sẽ khiến những người dùng ít điện chịu thiệt. Có thể xem xét từ 5 bậc giảm xuống một phương án biểu giá điện 3 bậc thang trước khi chuyển ngay xuống một giá. Điện một giá trước sau gì chúng ta cũng phải tính đến khi hoàn thiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, nhưng từ nay đến khi đó còn nhiều năm nữa. Do vậy, thời điểm này chưa thích hợp để áp dụng điện một giá, ông Long cho hay.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến, Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo để trình Thủ tướng Chính phủ
Theo ý kiến của ông Long, phương án 3 bậc sẽ bao gồm: bậc 1 1-100kWh cho những gia đình khó khăn ở mức giá được hỗ trợ; bậc tiếp theo 101- 499 kWh với mức giá bình quân; còn lại khách hàng dùng trên 500 kWh thì sẽ phải giá cao hơn, bởi đây là mức dùng nhiều điện của các hộ khá giả.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho hay, phương án điện một giá sẽ giúp người tiêu dùng có thêm quyền lựa chọn, nhưng chỉ khoảng 20-30% tổng số khách hàng sử dụng lượng điện nhiều thì có lợi. Nhưng người dùng điện mức thấp, chiếm tới 70-80% tổng số khách hàng, sẽ thiệt thòi nếu chọn phương án điện một giá, dù dùng ít hay dùng nhiều.
Theo ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, mỗi phương án đưa ra đều có điểm mạnh, điểm yếu. Phương án giá điện bậc thang sẽ giúp người có thu nhập thấp, dùng ít điện được hưởng lợi, đồng thời, khuyến khích người dùng tiết kiệm điện hơn.
Với phương án điện một giá, ông Phú cho rằng, ưu điểm là dễ tính toán, dễ theo dõi, nhưng không có sự phân biệt người dùng ít và nhiều. Điện được sản xuất từ nguồn tài nguyên không tái tạo vẫn chiếm tỷ lệ lớn, như than, dầu, khí. Những nguồn tài nguyên này đang có nguy cơ cạn kiệt, không vô hạn nên cần khuyến khích sử dụng tiết kiệm. Người tiêu dùng có thể căn cứ mức sử dụng điện nhiều – ít của mình để cân nhắc lựa chọn điện một giá hay bậc thang.
Còn theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, áp dụng điện một giá, ngoài việc chỉ có một phần nhỏ người tiêu dùng có lợi thì cũng không tạo ra áp lực để khuyến khích tiêu dùng tiết kiệm điện trong bối cảnh nguồn cung điện đang gặp khó.
Phương án "điện một giá" ai lợi, ai thiệt?
Vừa qua, Bộ Công Thương đã chính thức đề xuất thêm phương án giá bán lẻ "điện một giá" để khách hàng sử dụng điện sinh hoạt có thể tự lựa chọn.
Trước đề xuất trên nhiều người cho rằng, phương án bán lẻ "điện một giá" chắc chắn sẽ dễ dàng hơn trong việc tính toán tiền điện, song câu hỏi đặt ra là nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quyền lợi của khách hàng sử dụng điện?
Thêm phương án lựa chọn giá điện
Trước những phản ánh của người dân thời gian qua về việc hóa đơn tiền điện tăng đột biến, đồng thời, nhằm triển khai nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các cơ quan, đơn vị góp ý về các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện..., Bộ Công Thương đã nghiên cứu và đưa ra dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để sửa đổi Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Phương án "điện một giá" sẽ khó khuyến khích được việc sử dụng điện tiết kiệm
Theo quyết định này, giá bán lẻ điện được quy định cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện bao gồm: Sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp và sinh hoạt. Cụ thể, đối với cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt, Bộ Công Thương đề xuất 2 phương án lựa chọn, gồm: Phương án 1 là tính giá điện theo 5 bậc thang; phương án 2 là khách hàng lựa chọn giá bán lẻ điện theo 5 bậc hoặc một giá. Theo dự thảo Quyết định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện của Chính phủ, biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt là tỷ lệ phần trăm (%) của giá bán lẻ điện bình quân (hiện là 1.864,44 đồng một kWh). Trong khi đó, mức giá cho phương án một giá điện dao động trong khoảng từ 2.703 - 2.890 đồng/kWh điện, chưa bao gồm thuế VAT.
Ở phương án 1 dự thảo đề xuất, ghép bậc 1 và bậc 2 hiện hành thành bậc 1 mới (từ 0-100 kWh), giá bậc 1 mới được giữ nguyên bằng bậc 1 hiện hành; giữ nguyên giá cho các hộ có mức sử dụng điện phổ biến từ 101-200 kWh; ghép các bậc từ 201-300 kWh với 301-400 kWh thành bậc mới; tách bậc thang trên 401 kWh thành 2 bậc mới: 401-700 kWh và trên 700 kWh.
Đối với phương án 2, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc như trên và giá bán lẻ điện một giá. Khách hàng sử dụng điện được quyền lựa chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá; trong đó, giá 4 bậc đầu tiên của biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc tại phương án 1 được giữ nguyên để không tác động đến các hộ sử dụng ở mức dưới 700 kWh là các khách hàng có mức thu nhập thấp hoặc trung bình.
Trước dự thảo trên, chị Nguyễn Thị Thanh ở phường Đức Thắng (Bắc Từ Liêm) cho rằng, hiện nay trung bình hàng tháng gia đình chị Thanh chỉ sử dụng trong khoảng 200 - 300kWh điện, do đó tiền điện phải thanh toán chỉ nằm trong khoảng 500.000 - 600.000 đồng. "Nếu tính theo phương án điện một giá, mức giá gần 3.000 đồng/kWh điện, thì mỗi tháng chi phí tiền điện của gia đình tôi lại tăng thêm, trong khi đó mức sử dụng điện không đổi, như vậy thì quá thiệt thòi đối với các hộ gia đình sử dụng điện ít", chị Thanh chia sẻ.
Trái ngược với nỗi lo của các hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt ở mức thấp, anh Nguyễn Văn Thưởng, chủ quán phở bò trên đường Quang Trung (quận Hà Đông) cho biết, bình thường gia đình anh Thưởng phải chi trả tiền điện ở mức 6-7 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, vào tháng cao điểm hè nắng nóng, lượng tiêu thụ điện tăng cao, mức sử dụng theo đó cũng tăng lên trên 10 triệu đồng/tháng, do sử dụng điều hòa nhiều và phải chịu mức giá áp theo bậc thang. Với biểu giá điện cho hộ kinh doanh, sử dụng vào giờ cao điểm, tiền điện tới 4.500 đồng/kWh. Tuy nhiên, nếu tính theo phương án điện một giá, chắc chắn chi phí tiền điện sẽ giảm đi đáng kể.
Người tiêu dùng có thể lựa chọn phương án tính giá điện
Có thể thấy, dự thảo phương án giá bán lẻ "điện một giá" của Bộ Công Thương xuất phát từ thực tế diễn ra trong thời gian qua, khi biểu giá điện bậc thang được áp dụng. Những ý kiến từ dư luận liên quan đến sai sót trong quá trình triển khai; hóa đơn tiền điện tăng cao vào mùa hè do hiệu ứng bậc thang, buộc các nhà quản lý phải suy nghĩ về các phương án giá điện mới. Ý tưởng điện một giá với kỳ vọng khắc phục được 2 nhược điểm này của biểu giá bậc thang.
Tuy vậy, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khi xây dựng biểu giá điện cho đối tượng khách hàng cụ thể thường phải có các mục tiêu định giá. Phương án đồng giá có thể đơn giản trong áp dụng, sai sót trong đo đếm sẽ ít ảnh hưởng đến người tiêu dùng, nhưng các mục tiêu quan trọng khác như chính sách xã hội, phản ánh chi phí cung ứng đặc biệt là với sản phẩm điện năng hay sử dụng hiệu quả tiết kiệm điện sẽ khó đạt được với phương án đồng giá.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, thì phương án điện một giá sẽ giúp người tiêu dùng có thêm quyền lựa chọn nhưng là nằm vào số ít, khoảng 20-30% với sử dụng lượng điện cao thì có lợi. Nhưng người tiêu dùng mức thấp chiếm 70-80% sẽ thiệt thòi nếu chọn phương án này do áp dụng đồng giá, dù dùng ít hay dùng nhiều.
Đồng quan điểm với ông Hùng, chuyên gia Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, phương án mà Bộ Công Thương đưa ra giúp người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn. Mỗi phương án đưa ra đều có điểm mạnh, điểm yếu. Phương án điện bậc thang sẽ giúp người có thu nhập thấp, dùng ít điện được hưởng lợi, đồng thời, khuyến khích người dùng tiết kiệm điện hơn.
Tuy nhiên, với phương án điện một giá, ông Phú cho rằng, ưu điểm là dễ tính toán, dễ theo dõi, nhưng không có sự phân biệt người dùng ít và nhiều. Điện được sản xuất từ nguồn tài nguyên không tái tạo vẫn chiếm tỷ lệ lớn, như than, dầu khí... những nguồn này đang có nguy cơ cạn kiệt. Những tài nguyên này không vô hạn nên cần khuyến khích sử dụng tiết kiệm. Do đó, ở phương án một giá điện việc khuyến khích người tiêu dùng sử dụng điện tiết kiệm sẽ khó đạt được.
"Nếu cả 2 phương án tính giá điện cùng được triển khai, dễ thấy rằng các hộ tiêu dùng ít sẽ chọn biểu giá bậc thang để hưởng các mức giá thấp, các hộ tiêu dùng điện nhiều sẽ lựa chọn phương án đồng giá để tránh hiệu ứng bậc thang làm tăng hóa đơn tiền điện. Vì thế, người tiêu dùng có thể căn cứ mức sử dụng nhiều hay ít của mình để cân nhắc về việc lựa chọn theo phương án điện một giá hay bậc thang", ông Phú nhấn mạnh.
Đề xuất phương án một giá điện, cao nhất 2.889 đồng/kWh Bộ Công Thương đề xuất phương án tính giá bán lẻ điện một giá với phương án 5 bậc thang để khách hàng dùng điện sinh hoạt tự lựa chọn. Trong đó, mức cao nhất là 2.889 đồng/kWh. Bộ Công Thương đang dự thảo quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Triển khai nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ,...