Điện miền Bắc 2 báo lãi quý 3 hơn 98 tỷ nhờ mưa nhiều
Điện miền Bắc 2 báo lãi quý 3 đạt 98 tỷ đồng, tăng 18% so cùng kỳ nhờ mưa nhiều.
CTCP Đầu tư và Phát triển Điện miền Bắc 2 (ND2) công bố báo cáo tài chính quý 3/2020 với doanh thu thuần 165 tỷ đồng, tăng 9% so cùng kỳ 2019. Trong khi đó tốc độ tăng của giá vốn thấp hơn khi chiếm 29 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp tăng khá gần 11% lên 136 tỷ đồng.
Sau khi trừ các loại chi phí, công ty báo lợi nhuận sau thuế 98 tỷ đồng, tăng 18% so cùng kỳ. Luỹ kế 9 tháng, lợi nhuận sau thuế tăng gần 9% khi đạt 105 tỷ đồng.
ND2 cho biết, sở dĩ lợi nhuận quý 3/2020 tăng khá do kỳ này sản lượng mưa nhiều hơn so với cùng kỳ năm 2019.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, đầu tháng 5/2020 nhà máy thuỷ điện ngòi phát mở rộng 12MW đã đưa vào vận hành thương mại dẫn đến sản lượng tăng đáng kể. Sản lượng quý 3/2020 cao hơn so với quý 3/2019 là hơn 28 triệu Kwh, tức tăng 18%.
Tại thời điểm 30/9/2020, tổng nguồn vốn của công ty ở mức 1.867 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là vay nợ tài chính dài hạn khi chiếm tới 1.051 tỷ đồng, còn vay nợ ngắn hạn chỉ hơn 91 tỷ đồng.
Bộ Tài chính đề nghị Bộ Xây dựng 'để ý' VICEM
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng về tình hình kinh doanh của tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM). Ttong đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Xây dựng kiểm tra, giám sát Vicem trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
Vicem không muốn chia cổ tức?.
Theo Bộ Tài chính, tổng doanh thu năm 2019 của VIECM đạt 1.393 tỷ đồng (bằng 82% so với năm 2018) trong đó doanh thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia là 971 tỷ đồng (giảm 370 tỷ đồng so với năm 2018); lợi nhuận thực hiện là 1.181 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2018 chủ yếu do hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính.
Tổng giá trị đầu tư (giá gốc) là 13.643 tỷ đồng, cổ tức và lợi nhuận được chia là 971 tỷ đồng (trong đó chủ yếu từ Công ty Xi măng Hoàng Thạc, Công ty Xi măng Hà Tiên 1, Công ty Siam City, Công ty Xi măng Nghi Sơn, Công ty Xi măng Chinfon).
Bộ Tài chính cho biết, tỷ suất cổ tức, lợi nhuận được chia/tổng giá trị đầu tư là 7,1% (giảm 2,7% so với năm 2018), nguyên nhân chủ yếu do giảm cổ tức được chia của Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 (giảm 92 tỷ đồng), Công ty Siam City (giảm 96 tỷ đồng), Công ty Xi măng Nghi Sơn (giảm 150 tỷ đồng), Công ty Xi mang Chinfon (giảm 32 tỷ đồng).
Tại thời điểm ngày 31/12/2019, Công ty mẹ có số dư nợ phải thu là 2.242 tỷ đồng trong đó Công ty Xi măng Tam Điệp vay 700 tỷ đồng, Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long vay 100 tỷ đồng và Sông Thao vay 288 tỷ đồng, do các công ty này có số lỗ lũy kế lớn, tình hình tài chính khó khăn nên các khoản cho vay khó có khả năng thu hồi hoặc thu hồi chậm.
Đáng chú ý, theo báo cáo của VICEM năm 2019, một số đơn vị như Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn, Hoàng Mai, Hải Vân hoạt động sản xuất kinh doanh chưa mang lại hiệu quả, trong đó một số Công ty có hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thấp, gặp khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn.
Công ty Xi măng Tam Điệp, Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long và Sông Thao tuy có sự cải thiện về tài chính nhưng do lỗ lũy kế lớn nên mất cân đối và mất an toàn về tài chính, mất khả năng thanh toán, hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào vốn vay, chiếm dụng và hỗ trợ từ Công ty mẹ và thuộc diện phải thực hiện giám sát tài chính đặc biệt.
Trong báo cáo của Bộ Tài chính cũng nêu rõ, năm 2019 sản lượng sản xuất, tiêu thụ xi măng, clinker của toàn VICEM tăng so với năm 2018, tổng doanh thu đạt 29.305 tỷ đồng (tăng 4,05% so với năm 2018), lợi nhuận thực hiện là 2.490 tỷ đồng (tăng 2,43% so với năm 2018). Tuy nhiên cổ tức và lợi nhuận Công ty mẹ được chia chỉ bằng 72,4% so với năm 2018, cụ thể: Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 chia cổ tức chỉ bằng 80% so với năm 2018, các công ty liên kết cũng chia cổ tức bình quân chưa bằng 50% so với năm 2018 dẫn đến doanh thu hoạt động đầu tư tài chính của Công ty mẹ giảm so với năm trước.
Khẩn trương phê duyệt lại phương án sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà đất
Bộ Tài chính đề nghị VICEM có biện pháp kiểm soát, thu hồi các khoản nợ cho các công ty con vay; đánh giá các khoản đầu tư để đảm bảo hiệu quả đầu tư và có phương án xử lý đối với các khoản đầu tư không mang lại hiệu quả, thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định.
Bộ Tài chính yêu cầu không để tình trạng có sự tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chia cổ tức thấp hơn năm trước. Để làm điều đó, Bộ Tài chính yêu cầu VICEM chỉ đạo người đại diện tại công ty con, công ty liên doanh, liên kết biểu quyết tăng tỷ lệ chia cổ tức hàng năm để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn (đặc biệt tại các công ty liên doanh nước ngoài).
Bên cạnh đó, tăng cường công tác phân tích, đánh giá nguyên nhân và xây dựng phương án khắc phục khó khăn đối với các công ty con có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn thấp và cơ cấu lại các nguồn vốn huy động đảm bảo giảm rủi ro về mặt tài chính; tăng cường giám sát đối với Công ty Xi măng Tam Điệp, Hạ Long và Sông Thao để các công ty này sớm khắc phục khó khăn và trả được nợ vay.
Đối với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính đề nghị kiểm tra, giám sát VICEM trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả đầu tư, rà soát việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính của VICEM đảm bảo theo đúng chế độ quy định.
Khẩn trương phê duyệt lại phương ánsắp xếp, xử lý các cơ sở nhà đất của VICEM và thực hiện cổ phần hóa Công ty mẹ - VICEM theo đúng kế hoạch, chịu trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của Công ty mẹ - VICEM tại thời điểm ngày 31/12/2019 trong trường hợp kế hoạch cổ phần hóa VICEM có sự thay đổi.
Petrolimex giảm lỗ gần 400 tỷ đồng sau soát xét 6 tháng đầu năm Báo cáo tài chính sau soát xét 6 tháng đầu năm, Petrolimex báo lỗ ròng chỉ 692 tỷ đồng. Trước đó, trong báo cáo tự lập, tập đoàn này báo mức lỗ lên tới 1.080 tỷ đồng, tương ứng giảm lỗ 388 tỷ đồng. Báo cáo tài chính sau soát xét 6 tháng đầu năm 2020 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam...