Diện mạo tiêm kích thế hệ 6 mang trí tuệ nhân tạo của Nga
Tiêm kích thế hệ 6 của Nga có thể đạt tốc độ siêu vượt âm, cùng khả năng vận hành tự động không cần phi công.
Một bản mẫu thiết kế tiêm kích thế hệ 6 cho không quân Nga. Ảnh: Rodrigo Avella.
Khi dự án tiêm kích thế hệ 5 mang tên Su-57 đang dần hoàn tất để đi vào biên chế năm 2019, Nga đang bắt đầu nghiên cứu máy bay chiến đấu thế hệ 6 với nhiều tính năng đột phá để ra mắt vào năm 2030, theo RBTH.
Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ Vô tuyến điện tử Nga (RTC) Vladimir Mikheev cho biết tiêm kích thế hệ 6 sẽ được chế tạo từ vật liệu tàng hình. Động cơ thế hệ mới cung cấp khả năng thực hiện siêu hành trình, cho phép phi cơ bay với tốc độ siêu thanh mà không cần bật chế độ tăng lực. Một số đề xuất cho thấy loại tiêm kích này có thể đạt tốc độ siêu vượt âm, nhanh gấp 5-7 lần âm thanh.
Các dòng tiêm kích tương lai của Nga sẽ đủ sức thực hiện nhiều nhiệm vụ bất khả thi với phi cơ hiện nay. Chúng sẽ được trang bị trí tuệ nhân tạo (AI), cho phép vận hành tự động mà không cần phi công con người.
Video đang HOT
Các phi đội tiêm kích thế hệ 6 sẽ hoạt động như một đàn chim, điều phối tác chiến theo nhóm, trao đổi thông tin trinh sát và tương tác với các lực lượng khác. Tính năng mang tên “tác chiến mạng trung tâm” này được coi là một trong những đặc trưng của tiêm kích thế hệ 6.
“Ở khía cạnh thiết bị điện tử, máy bay hiện nay đã đạt mức độ nâng cấp tối đa, mọi thay đổi đều không thể tăng cường đáng kể uy lực cho chúng. Những gói hiện đại hóa và trang bị động cơ mới cho tiêm kích Su-27, Su-30 và MiG-35 chỉ có thể tăng 30% sức mạnh của chúng so với các phiên bản cũ. Với sự ra đời của bộ não điện tử, hiệu quả chiến đấu của tiêm kích thế hệ 6 sẽ cao hơn nhiều”, ông Givi Djandjg, phó tổng giám đốc nghiên cứu tại RTC, nhận định.
Dòng Su-57 sẽ đặt nền móng cho tiêm kích thế hệ 6. Ảnh: Sukhoi.
Su-57 là dòng máy bay đặt nền tảng cho AI trên thế hệ tiêm kích tiếp theo. Radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) của Su-57 có thể quét một góc rộng 200 độ phía trước và hai bên phi cơ trong chưa đầy một giây. Nó có thể phát hiện và bám bắt hàng chục mục tiêu cùng lúc, đồng thời chủ động gây nhiễu radar đối phương.
Radar AESA trên Su-57 giúp hiện thực ý tưởng tác chiến mạng trung tâm, trong đó chiếc tiêm kích sẽ trở thành trung tâm chỉ huy cho lực lượng bộ binh, phòng không và các phi đội máy bay khác.
Ngoài hệ thống AESA, tiêm kích thế hệ 6 cũng được trang bị nhiều vũ khí truyền thống, trong đó có tên lửa siêu vượt âm tầm xa, có khả năng tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau.
Các tên lửa mới cũng được trang bị dạng AI đơn giản, có thể nhận dạng, lựa chọn mục tiêu ưu tiên dựa theo hàng loạt tiêu chí được nạp sẵn trong bộ nhớ. Nhóm tên lửa sẽ tự điều phối và phân chia mục tiêu, trước khi tấn công đồng loạt để vượt qua lưới phòng thủ đối phương.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Tiêm kích tàng hình mới của Nga có thể mang tên Su-57
Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Nga sẽ được đặt tên Su-57 sau khi hoàn tất quá trình thử nghiệm và đi vào sản xuất hàng loạt.
Tiêm kích mang mã hiệu T-50-9 bay thử nghiệm. Ảnh: Russian Planes.
Dự án tiêm kích tàng hình PAK-FA của Nga vừa kết thúc giai đoạn bay thử nghiệm đầu tiên và dự kiến hoàn tất quá trình phát triển vào năm 2019. Phiên bản hoàn thiện có thể sẽ mang định danh Su-57, thay thế cho tên gọi T-50 của các mẫu thử nghiệm hiện nay, Livejournal ngày 31/7 đưa tin.
Rào cản lớn nhất với dự án PAK-FA là phiên bản hiện tại có thể chỉ được sản xuất với số lượng hạn chế. Chủ tịch Tập đoàn máy bay thống nhất Nga (UAC) Yuri Slyusar cho biết do mẫu động cơ cho tiêm kích thế hệ 5 chưa được hoàn thiện, lô tiêm kích Su-57 đầu tiên bàn giao cho không quân Nga chỉ được chế tạo với số lượng 12 chiếc.
Một vấn đề nữa khiến Nga có thể phải hạn chế số lượng Su-57 là kinh phí. Dù có uy lực và tiềm năng lớn, tiêm kích tàng hình này có đơn giá ước tính lên tới hơn 100 triệu USD/chiếc. Đây là điều từng xảy ra với dự án F-22 của Mỹ. Quân đội Mỹ dự định mua tới 750 máy bay tàng hình thuộc dự án này, nhưng chỉ có 187 tiêm kích được sản xuất và đưa vào biên chế với đơn giá 150 triệu USD/chiếc.
Số lượng máy bay tàng hình quá ít ỏi có thể khiến không quân Nga khó giành được ưu thế rõ rệt trong không chiến. Bên cạnh đó, việc này cũng khiến chi phí sản xuất mỗi chiếc tiêm kích tăng vọt. Nga có thể sẽ phải tìm kiếm khách hàng nước ngoài để có chi phí duy trì dây chuyền sản xuất hàng loạt Su-57.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Báo Nga: Việt Nam sẽ tự sửa chữa tiêm kích Su-27, Su-30 Trang tin quốc phòng VPK của Nga đưa tin Việt Nam sẽ tự sửa chữa và nâng cấp tiêm kích Su27, Su30 tại nhà máy mới ở Đà Nẵng. Ngày 3/6, trang tin quốc phòng VPK của Nga đã đăng tải bài viết với tiêu đề "Su 27/30: Việt Nam sẽ tự sửa chữa ở trong nước". Theo đó, Việt Nam đang xây...