Diện mạo thay đổi nhờ những chương trình, dự án hiệu quả
Nam Đông – huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua có sự khởi sắc đáng ghi nhận. Sự khởi sắc ấy không chỉ ở trung tâm huyện ly mà còn lan tỏa đến các thôn, bản vùng cao, nơi sinh sống của cộng đồng 13 dân tộc anh em như: Cơ Tu, Tà ôi, Pa hy, Vân kiều, Pa Kô, Mường, Khmer, Co, Sán dìu, Gia rai, Thái, Tày, Thổ.
Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp về các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, diện mạo vùng đồng bào dân tộc huyện Nam Đông ngày càng khang trang hơn, đời sống vật chất, tinh thần có nhiều chuyển biến tích cực. Đường sá được thảm nhựa, bê tông dẫn đến từng thôn, bản, hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm từng bước hoàn chỉnh. Tại các xã đều xây dựng được nhà Gươl – nơi sinh hoạt văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, đã góp phần tạo nên sự tác động tích cực để mỗi một người dân tăng gia lao động sản xuất, kinh doanh, tưng bươc cai thiên cuôc sông và làm giàu trên quê hương của mình…
Nhiều chương trình, chính sách được thực hiện tại huyện miền núi Nam Đông
Ông Trần Quốc Phụng – Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, giờ đây, đồng bào dân tộc thiểu số Nam Đông không có ý thức trông chờ, ỷ lại mà đã phát huy truyền thống đoàn kết, cần cù, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hăng hái thi đua yêu nước và đạt được những thành quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Già làng Hồ Sỹ Thi (xã Hương Sơn) vui mừng cho biết, tôi đến Nam Đông lập nghiệp hơn 40 năm, chứng kiến sự đổi thay, đi lên của huyện nhà mà lòng vui lắm. “Ngày trước khổ lắm, điện, đường, trường, trạm đều thiếu thốn, làm không đủ ăn… nhưng được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư, bây giờ cơ sở vật chất đầy đủ, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân cũng được nâng lên. Mong Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm tới huyện nhà, đặc biệt là đối với những gia đình còn khó khăn”, già làng Thi chia sẻ thêm.
Về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Nam Đông đã tập trung chỉ đạo, huy động, lồng ghép các nguồn lực, từng bước đầu tư các công trình thiết yếu, đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Qua đó, bộ mặt nông thôn, miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân được ổn định và có mức sống khá hơn so với nhiều năm trước. ặc biệt, một bộ phận nhân dân – kể cả đồng bào dân tộc thiểu số có tích luỹ đầu tư tái sản xuất, định canh định cư đi vào thế vững chắc. Tính đến nay, có 5/10 xã trên địa bàn huyện Nam Đông được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, có 1 xã 100% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Ông Hồ Thanh Nghi – Chủ tịch UBND xã Hương Sơn cho biết, năm 2015, xã Hương Sơn là xã đồng bào dân tộc thiểu số đầu tiên trên địa bàn huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, theo chuẩn mới xã Hương Sơn vẫn còn một số tiêu chí chưa đạt. Trong thời gian tới, địa phương tiếp tục tuyên truyền để bà con thực hiện tốt các tiêu chí, phần việc của mình. Ngoài ra, tranh thủ các nguồn lực tập trung đầu tư, nâng cao các tiêu chí chưa đạt, phấn đấu đến năm 2020, xã Hương Sơn sẽ đạt các tiêu chí theo quyết định mới, ông Nghi cho biết thêm.
Video đang HOT
Diện mạo khang trang của xã Hương Sơn, huyện Nam đông
Theo UBND huyện Nam Đông, giai đoạn 2014 – 2018, hầu hết các chương trình, dự án, chính sách được thực hiện dựa trên cơ sở đề xuất của người dân, quá trình triển khai thực hiện đảm bảo đúng quy định, tiến độ và được sự giám sát chặt chẽ của cộng đồng nên đảm bảo chất lượng và phát huy hiệu quả… Ông Trần Văn Hát – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Nam Đông khẳng định, trong nhiều năm trở lại đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt, phần lớn bà con đã biết tích lũy, đầu tư, làm giàu trên chính quê hương mình. Bên cạnh đó, khối đại đoàn kết giữa các dân tộc trong huyện được phát huy, đặc biệt là vai trò giám sát của cộng đồng nên các công trình đầu tư đều phát huy tính hiệu quả.
Huyện Nam Đông có khoảng 27.000 người, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 43%, gồm 13 dân tộc sinh sống tập trung ở 6 xã định canh định cư – dân tộc Cơ tu chiếm đa số. ồng bào dân tộc thiểu số nơi đây có nguồn gốc cư trú lâu đời, với nhiều nét văn hóa đặc sắc và tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Nguyễn Tuấn – Tiến Dũng
Theo Congthuong
Chủ tịch Quốc hội làm việc tại Đắk Lắk
Sáng 14-1, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định Đắk Lắk là 'trái tim' của Vùng Tây Nguyên và mong muốn Đắk Lắk sẽ tiếp tục đầu tư phát triển để thay đổi bộ mặt của TP. Buôn Ma Thuột.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Bùi Văn Cường, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk đã báo cáo với đoàn công tác về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Lắk trong năm 2019. Qua đó, ông Cường cũng giới thiệu với đoàn công tác về các tiềm năng, lợi thế của tỉnh Đắk Lắk như tiềm năng đất, cây công nghiệp giá trị cao, công nghiệp chế biến, tiềm năng về năng lượng tái tạo và công nghệ phần mềm...
Trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, tình hình an ninh trật tự xã hội cơ bản đảm bảo; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị luôn được quan tâm. Bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh Đắk Lắk hiện còn nhiều khó khăn như trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao.
"Hiện Đắk Lắk chỉ có đường bộ và đường hàng không. Đường bộ thì địa phương đang gặp khó vì chưa có cao tốc để kết nối rừng với biển", ông Bùi Văn Cường nói.
Cũng theo Bí thư tỉnh Đắk Lắk, sắp tới sẽ tập trung chỉ đạo Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, xây dựng quy hoạch TP. Buôn Ma Thuột xứng đáng là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp....
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội phát biểu rại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh Đắk Lắk.
Thời gian đến, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các tỉnh Đắk Lắk cần triển khai tối đa, đồng bộ Kết luận 67 của Bộ Chính trị về phát triển Buôn Ma Thuột trở thành trung tâm vùng Tây Nguyên, chuẩn bị triển khai Đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đề nghị tỉnh Đắk Lắk cũng phải tạo sự liên kết vùng giữa khu vực núi và biển, phát triển cảng hàng không quốc tế Buôn Ma Thuột, trở thành trung tâm du lịch vùng.
Về đề nghị xây cao tốc Đắk Lắk - Nha Trang của tỉnh Đắk Lắk, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết hiện Bộ Chính trị đã cho chủ trương, chính vì thế nên Đắk Lắk cần làm việc với Bộ Giao thông Vận tải.
"Phải làm việc với Bộ Giao thông Vận tải để bộ báo cáo Chính phủ trình Quốc hội. Quốc hội sẽ kiểm tra cho ý kiến" - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu.
H.TRƯỜNG
Theo PLO
Hỗ trợ người nghèo vươn lên trong cuộc sống Hà Giang là tỉnh miền núi, biên giới có tỷ lệ hộ nghèo cao. Trong những năm qua, tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ người nghèo vươn lên phát triển kinh tế, thoát khỏi đói nghèo. Trong đó, việc huy động Quỹ vì người nghèo được tỉnh đặc biệt quan tâm thực hiện. Gia đình chị Nông Thị...